“ Nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cấp phường, xã” bản đầy đủ và chi tiết nhất cho các bạn khoa trắc địa chuyên ngành quản lí đất đai,trắc địa cao cấp,...vv
Trang 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Đặt vấn đề 8
2 Mục đích đề tài 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 9
5 Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài 9
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 10
1.1 Tổng quan về tài liệu 10
1.1.1 cơ sở khoa học 10
1.1.2 Đăng ký quyền sử dụng đất 12
1.1.3 Hồ sơ điạ chính 14
1.1.4 Xây dựng CSDL địa chính 16
1.2 Bản đồ địa chính 18
1.2.1 khái niệm về bản đồ địa chính 18
1.2.2 Nội dung của bản đồ địa chính 20
1.3 Quy trình thành lập bản đồ địa chính 24
1.3.1 các phương pháp trong thành lập bản đồ địa chính 24
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHẦN MỀM 31
2.1 tổng quan về phần mềm ViLIS 31
2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm ViLIS 31
2.1.2 chức năng của phần mềm ViLIS 33
2.1.3 khả năng ứng dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai 33
2.2 Một số phần mềm được ứng dụng trong quản lý đất đai tại Việt Nam 34
2.3 xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ trên phần mềm ViLIS 36
2.3.1 thiết lâp cơ sở dữ liệu từ các phần mềm khác 36
2.3.3 quá trình đăng ký biến động đất đai 41
2.3.4 các chức năng biến động bản đồ 46
2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 48
1
Trang 2CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM 55
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 55
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 55
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 59
3.2 Hiện trạng sử dụng đất,tình hình quản lí đất đai 61
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2016 và định hướng đến 2020 61
3.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 63
3.3 Ứng dụng hệ thống phần mềm ViLIS vào xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính 65
3.3.2 chuẩn hóa cơ sở toán học 67
3.3.3 Ứng dụng phần mềm Famis để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào 67
Hình 3.4 Hộp thoại MRF Flag Editor 69
3.3.4 Ứng dụng phần mềm Famis để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào 73
3.3.5 Ứng dụng phần mềm ViLIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính 77
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng phần mềm VILIS và Famis 99
3.5 Đề xuất giải pháp thực hiện 100
KẾT LUẬN 102
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Bản đồ sau khi chuyển đổi qua ViLIS 37
Hình 2 2: Giao diện chuyển nhượng quyền sử dụng đất 43
Hình 2 3 Giao diện biểu mẫu cho thuê đất 43
Hình 2 4 Giao diện thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất 44
Hình 2 5 Giao diện thực hiện việc xóa thế chấp quyền sử dụng đất 44
Hình 2 6 giao diện thực hiện việc chuyển quyền thừa kế quyền sử dụng đất 45
Hình 2 7 giao diện thực hiện việc chuyển quyền tặng cho quyền sử dụng đất 46
Hình 2 8 giao diện thực hiện việc tách thửa 46
Hình 2 9 giao diện thực hiện việc gộp thửa 47
Hình 2 10 giao diện thực hiện thống kê,kiểm kê đất đai 48
Y Hình 3 1: Quy mô dân số và lao động đến năm 2014 (Đơn vị: người) 59
Hình 3 2 tờ bản đồ số 50 Vạn Yên 67
Hình 3 3 Khai báo các thông số sửa lỗi trên công cụ MrfClean 69
Hình 3 4 69
Hình 3 5 Tạo Vùng 70
Hình 3 6 70
Hình 3 7 Gán thông tin từ nhãn 71
Hình 3 8 : Cơ sở dữ liệu địa chính 71
Hình 3 9 Vẽ nhãn thửa 72
Hình 3 10: Tờ bản đồ số 01 74
Hình 3 11 Cửa sổ thông tin thuộc tính choc ac thửa đất 75
Hình 3 12 Khai báo dữ liệu thuộc tính 76
Hình 3 13 Khởi tạo CSDL không gian 76
Hình 3 14 Chuyển đổi dữ liệu Famis ViLIS 77
Hình 3 15 Bản đồ địa chính xã Lưu Hoàng trong ViLIS2.0 77
Hình 3 16 Quản trị phân quyền người sử dụng 78
Hình 3 17 Thiết lập cơ sở dữ liệu thuộc tính 78
Hình 3 18 Phục hồi CSDL 79
Hình 3 19 Thiết lập tệp CSDL Hình 3 20 Đăng nhập ViLIS 79
Hình 3 21 Thiết lập cơ sở dữ liệu 80
Hình 3 22 Đơn xin cấp GCNQSDĐ 80
Hình 3 23 Nhập thông tin chủ sử dụng 81
Hình 3 24 Danh sách đăng ký cấp GCNQSDĐ 81
Hình 3 25 Chuyển thông tin thửa sang đăng ký cấp GCNQSDĐ 81
Hình 3 26 Cập nhật đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ 82
Hình 3 27 Cập nhật GCN 82
Hình 3 28 Hồ sơ thửa đất 82
Hình 3 29 Hình giao diện in GCNQSDĐ 83
3
Trang 4Hình 3 30 Thế chấp 84
Hình 3 31 Thực hiện biến động thế chấp QSDĐ 84
Hình 3 32 Chuyển quyền trọn giấy 85
.Hình 3 33 Thực hiện biến động chuyển quyền sử dụng đất 85
Hình 3 34 Giao diện góp vốn hình thành pháp nhân mới 86
Hình 3 35 Thực hiện biến động góp vốn bằng QSDĐ 87
Hình 3 36 Giao diện thực hiện cho thuê QSDĐ 88
Hình 3 37 Thực hiện biến động cho thuê QSDĐ 88
Hình 3 38 Giao diện thực hiện cấp đổi GCN 89
Hình 3 39 Thực hiện biến động cấp đổi GCNQSDĐ 89
Hình 3 40 Giao diện thu hồi GCN 89
Hình 3 41 Thực hiện thu hồi GCN 90
Hình 3 42 Giao diện khởi tạo kho số 91
Hình 3 43 Tách thửa trên bản đồ 92
Hình 3 44 Tách thửa hồ sơ 93
Hình 3 45 Gộp thửa bản đồ 93
Hình 3 46 Gộp thửa hồ sơ 94
Hình 3 47 Tạo sổ địa chính 95
Hình 3 48 In sổ địa chính 95
Hình 3 49 Tạo sổ mục kê 96
Hình 3 50 In sổ mục kê 96
Hình 3 51 Tạo sổ cấp giấy chứng nhận 97
Hình 3 52 In sổ cấp giấy chứng nhận 97
Hình 3 53 Tạo sổ theo dõi biến động 98
Hình 3 54 In sổ theo dõi biến động 98
Hình 3 55 Giao diện thống kê,kiểm kê đất đai 99
Trang 5DANH MỤC SƠ
Sơ đồ 1 1 Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 25
Sơ đồ 1 2 : Phương pháp đo ảnh số 27
Sơ đồ 1 3: Phương pháp phối hợp 28
Sơ đồ 1 4: Phương pháp giải tích và phương pháp đo vẽ trên máy toàn năng chính xác 29
Sơ đồ 1 5 quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính 30Y
Sơ đồ 3 1: sơ đồ chung xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC 65
Sơ đồ 3 2: Quy trình xây dựng CSDL không gian 66
5
Trang 6DANH MỤC BẢNG ,BIỂU
Biểu 1: Dự kiến quy hoạch sử dụng đất 62Biểu 2 Các lớp thông tin trên bản đồ số 68
Trang 7- GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
- TT-BTNMT : Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- QSDĐ : Quyền sử dụng đất
- GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- BĐĐC : : Bản đồ địa chính
- VLAP : Việt Nam Land Administration Project
- CNTT : công nghệ thông tin
7
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tặng vật của thiênnhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được Trải qua quá trìnhlao động con người tác động vào đất đai tạo ra những sản phẩm nuôi sốngbản thân và phục vụ những lợi ích khác trong cuộc sống của con người Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng
Trong điều kiện thực tế nước ta có chỉ có một phần tư diện tích tựnhiên là đồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìnchung là hạn hẹp Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về sốlượng và chất lượng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản
lý sử dụng đất đai cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô Để quản lý đất đai cóhiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vìđây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đấtđai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biếnđộng, quy hoạch sử dụng đất chi tiết…
Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định Tuy nhiênthực trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nước ta nói chung vẫn còn nhiềubất cập và bức xúc cần giải quyết Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ,không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của nước ta trong mộtthời gian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn
Với mục đích nêu trên,được sự đồng ý của Bộ môn Trắc địa cao cấp,Khoa Trắc Địa, trường Đại học Mỏ - Địa chất , dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Dương Văn Phong , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cấp phường, xã”
2 Mục đích đề tài
Thông qua nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các nguồn thông tin liênquan đến dữ liệu địa chính, thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
Trang 9địa chính; nghiên cứu quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;Nghiên cứu các đặc điểm, chức năng để ứng dụng hệ thống phần mềmFamis và ViLIS đã được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường cho phép sử dụngvào quản lí hồ sơ địa chính cấp phường ,xã , giúp cho việc quản lí, tracứu, truy cập thông tin một cách nhanh chóng – chính xác.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào Quy định kỹ thuật về chuẩn dữliệu địa chính, quy trình công nghệ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địachính bằng phần mềm VILIS 2.0 đáp ứng yêu cầu theo quy định kỹ thuậtchuẩn dữ liệu địa chính
Phạm vi thực nghiệm: “Nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cấp phường, xã”
4 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài có các nội dung nghiên cứu sau:
Chương I : Tổng quan về hồ sơ địa chính
Chương II: Giới thiệu về các phần mềm
Chương III : Thực nghiệm
5 Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài
- Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài, đánh giá các ưu nhược
điểm của phần mềm trong tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quyđịnh về chuẩn dữ liệu địa chính
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được xem xét vào thực tiễn sảnxuất, kịp thời phục vụ công tác xây dựng và quản lý CSDL địa chính theoquy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, góp phần hoàn thiện và hiệnđại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính Việt Nam trong thời gian tới
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức và tìm hiểu thực tế công tác quản
lý hồ sơ địa chính cấp phường xã
- Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần mềm Famis
và ViLIS tại địa phương giúp tạo ra một môi trường làm việc mới, hiệnđại và đồng bộ trong quản lý đất đai
9
Trang 10CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
1.1 Tổng quan về tài liệu
1.1.1 cơ sở khoa học
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta đã xây dựng một hệthống chính sách đất đai tạo thành hành lang pháp lý trong quản lý và sửdụng đất trên phạm vi cả nước Thông qua Hiến pháp, Luật đất đai nước
ta thực hiện quyền sở hữu về đất đai bằng việc xác lập các chế độ quản lý
và sử dụng đất của các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch”
Năm 1988, Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời đã đánh dấu bướcphát triển trong công tác quản lý đất đai và là tiền đề đưa đất đai vào sửdụng một cách nề nếp
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệphóa – hiện đại hóa, kéo theo những phát sinh trong quá trình sử dụng đất,Luật đất đai cũ không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước Dovậy,sau nhiều lần sửa đổi ,bổ sung Luật đất đai năm 2013 ra đời có nhiềuđiểm mới so với luật đất đai 2003 và được quốc hội thông qua ngày29/11/2013, luật này có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014 Điều 4, Luậtđất đai năm 2013 khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcđại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụngđất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.[8]
Điều 22 Luật đất đai năm 2013 khẳng định:
- Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụngđất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính
+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụngđất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất;điều tra xây dựng giá đất
Trang 11+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượngmục đích sử dụng đất
+ Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất
+ Thống kê, kiểm kê đất đai
+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
+ Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất
+ Thanh tra , kiểm tra,giám sát,theo dõi,đánh giá việc chấp hànhquy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai
+ phổ biến,giáo dục pháp luật về đất đai
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trongquản lý và sử dụng đất đai
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai
Để luật đất đai thực sự phù hợp với tình hình thực tế, chính phủ đãban hành các nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông
tư hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 về hướng dẫnthi hành Luật đất đai
+ Nghị định số 102/2014/NĐ – CP ngày 10/11/2014 về việc xử phạthành chính trong lĩnh vực đất đai
+ Nghị định số 44/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 quy định vềphương pháp xác định giá đất ,xây dựng ,điều chỉnh khung giá đất,bảnggiá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất
+ Nghị định số 47/2014/NĐ –CP ngày 15/05/2014 quy định về việcbồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
+ Nghị định số 45/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 quy định về thutiền sử dụng đất
11
Trang 12+ Thông tư số 28/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựngbản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địachính
+ Thông tư số 29/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Thông tư số 36/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảnggiá đất ; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất
+ Thông tư số 02/2015/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường ngày 27/01/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
số 43/2004/NĐ – CP về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013
+ Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địachính
Như vậy, thông qua hiến pháp, luật và hệ thống các văn bản dưới luật Nhànước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địaphương đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bềnvững
1.1.2 Đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lậpquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về đăng ký quyền sử dụng đất nhưsau: [8]
“1 Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và ngườiđược giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu
2 Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng
ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất
Trang 13đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặcđăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3 Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký
4 Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấpGiấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a ) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiệncác quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốnbằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phépđổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉthửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăngký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàngnăm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hìnhthức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuêđất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định củaLuật này
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung,quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồnghoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chunggắn liền với đất;
13
Trang 14k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấttheo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dâncấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử
lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranhchấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa
án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thihành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp vớipháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đấtliền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
5 Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khaiđăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhucầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác củapháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sửdụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấychứng nhận đã cấp
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìngười đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước
có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ
6 Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i,
k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày
có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động;trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến độngđược tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
7 Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thờiđiểm đăng ký vào Sổ địa chính.”
1.1.3 Hồ sơ điạ chính
1 Hồ sơ địa chính (HSĐC) phục vụ thường xuyên công tác quản
lí đất đai
Trang 15Hồ sơ địa chính (HSĐC) bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách,v.v , chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xãhội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồđịa chính đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSDđất.[5]
2 Sổ mục kê
Sổ mục kê là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng và các thông tin liênquan đến quá trình sử dụng đất Sổ mục kê được lập để quản lý thửa đất,tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê kiểm kê đất đai.[8]
Nội dung thống kê bao gồm:
+ Thửa đất: Số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc tên ngườiđược giao đất để quản lý diện tích, mục đích sử dụng đất và ghi chú vềthửa đất
+ Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hànhlang an toàn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, công trình khác theotuyến, khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên bản đồ [8]
3 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sửdụng đất trong quá trình sử dụng đất
Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm tên, địa chỉ củangười đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, nội dung biếnđộng về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, vềngười sử dụng, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền củangười sử dụng đất, về GCNQSDĐ).[8]
4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng thực pháp lý xácnhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước – Người quản lý, chủ sử dụngđất đai đối với người được Nhà nước giao đất để họ có cơ sở pháp lý đểthực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo pháp luật.[8]
5 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
15
Trang 16Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thành lập để cơ quancấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như quản lý giấy chứng nhận
đã cấp
Nội dung sổ bao gồm tên sổ, tên đơn vị hành chính các cấp, số thứ
tự cấp giấy, tên chủ sử dụng, tổng diện tích các thửa đất được cấp.[1]
1.1.4 Xây dựng CSDL địa chính
CSDL địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệuthuộc tính địa chính được xây dựng và lưu trữ ở dạng số Thông tư09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việcthành lập CSDL địa chính như sau:
1 CSDL địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau [5]
- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội
dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theoquy định của thông tư này;
+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đấthoặc một khu đất (gồm nhiều thửa liền kề nhau);
- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụngđất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửađất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đấttrong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản
đồ địa chính, tìm được vị trí của thửa đất trên bản đồ địa chính khi biếtthông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chínhthửa đất;
Trang 17- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặcnhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sửdụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng,mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giáđất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụngđất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sửdụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Dữ liệu trong CSDL địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đấtđai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
2 Phần mềm quản trị CSDL địa chính phải đảm bảo các yêu cầu:[5]
- Đảm bảo nhập dữ liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với
toàn bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại thông tư này;
- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữliệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảmviệc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong CSDL;
- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;
- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thôngtin đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chínhđối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối vớitừng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục
kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợpthông tin đất đai
- Bảo đảm tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phầnmềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam
ViLIS đã thiết kế và xây dựng một CSDL đất đai nhằm bảo đảm cácquy định trên:
- Quản lý tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trong một CSDL duynhất: bản đồ, hồ sơ, bản vẽ…
- Luôn được cập nhật và nâng cấp theo yêu cầu của công tác quản lýđất đai
17
Trang 18- Có tính mở, sẵn sàng mở rộng và tích hợp thêm các dữ liệu khác khicần thiết
Mô hình dữ liệu của CSDL đất đai quản lý bằng ViLIS được thiết kếtheo mô hình dữ liệu hướng tới không gian, liên kết giữa thông tin bản đồ
và hồ sơ địa chính Hai đối tượng chính trong mô hình dữ liệu là thửa đất
và chủ sử dụng đất Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên bản đồđịa chính, thông tin thuộc tính của thửa đất thể hiện và lưu trữ trên hồ sơđịa chính và GCNQSD đất [11]
1.2 Bản đồ địa chính
1.2.1 khái niệm về bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai,trên bản đồ thể hiện
chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính từng thửađất, từng vùng đất Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố liên quan đếnđất đai.Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sởxã,phường,thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.Băn đồ địa chínhđược xây dựng trên cơ sở kỹ thuật hiện đại,nó đảm bảo cung cấp thông tinkhông gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất.Bản đồ địa chính làtài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính,mang tính chất pháp lý caophục vụ quản lý đến từng thửa đất,từng chủ sử dụng đất.Bản đồ địa chính
có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc.Bản đồđịa chính thường xuyên được cập nhật thông tin có thể thực hiện theohàng ngày hoặc theo định kỳ.Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giớiđang hướng đến việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng vì vậy bản
đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ quốc gia
Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụtrong công tác quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Trang 19- Làm cơ sở để quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xâydựng các khu dân cư, đường giao thông,cấp thoát nước,thiết kế các côngtrình dân dụng và làm cơ sở đo vẽ của công trình ngầm.
- Làm cơ sở thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấpđất đai
Với điều kiện khoa học công nghệ như hiện nay, bản đồ như hiệnnay ,bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản : bản đồ giấy vàbản đồ số địa chính
- Bản đồ giấy địa chính là : là loại bản đồ truyền thống,các thông tinkhông gian được thể hiện toàn bộ trên giấy cùng với hệ thống ký hiệu vàghi chú Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ rang trực quan dễ sử dụng
- Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồgiấy,song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sửdụng một ký hiệu mã hóa Các thông tin không gian lưu giữ dưới dạng tọađộ(x,y) ,còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hóa Bản đồ số địa chínhđược hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng của máy tính vàphần mềm tiện ích Các số liệu đo đạc thực địa hoặc các bản đồ giấy địachính cũ cũng được số hóa xử lý là quản lý trong máy tính theo nguyêntắc bản đồ số địa chính
Bản đồ số đã được sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiệnđại nên có những ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháptruyển thống thông thường Về độ chính xác,bản đồ số lưu trữ trực tiếpcác số đo nên các thông tin chỉ bị ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu,trong khi bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ họa Trongquá trình sử dụng,bản đồ số cho ta lưu trữ gọn lẹ,dễ dàng tra cứu,cập nhậtthông tin,đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanhchóng phục vụ kịp thời cho các cơ quan nhà nước,cơ quan kinh tế kỹthuật Tuy nhiên khi nghiên cứu về bản đồ địa chính phải xem xét các vấn
đề cơ bản của bản đồ thông thường
Khi nghiên cứu đăch điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địachính và phạm vi ứng dụng của bản đồ địa chính cần phải dựa trên một sốkhái niệm về các loại bản đồ địa chính sau :
19
Trang 20Bản đồ địa chính cơ sở : là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo
vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng phương pháp
có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa hayđược thành lập trên cơ sở biên tập,biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỉ lệ đã
có Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kínkhung,mảnh bản đồ
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập ,biên vẽ và đo
vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấpxã,phường ,thị trấn được lập phủ kín hay một số đơn vị hành chính cấpxã,huyện,tỉnh để thể hiện hiện trạng vị trí,diện tích,hình thể của các ô,thửa có tính ổn định lâu dài dễ xác định ở thực địa của một hoặc một sốthửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉtiêu thống kê
Bản đồ địa chính :là tên gọi cho bản đồ được biên tập,biên vẽ từ
bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã,phường,thị trấn,được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất,xác định loại đất của mỗi thửatheo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ vàđược hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính được lặp cho từng đơn vị hành chính cấp xã,là tàiliệu quan trọng của hồ sơ địa chính Trên bản đồ phải thể hiện vị trí ,hìnhthể ,diện tích,số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ hoặc chủ sửdụng đất,đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước ở tất cả cấpxã,huyện,tỉnh và trung ương
Mảnh bản đồ trích đo là tên gọi cho bản vẽ có tỉ lệ lớn hơn hoặc nhỏhơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở,bản đồ địa chính,trên đó thể hiện chi tiếttừng thửa đất trong các ô thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện cácchi tiết theo yêu cầu của quản lý đất đai
Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêucầu cơ bản sau:
- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất ,loại đất
- Bản đồ địa chính,có hệ thống tọa độ thống nhất,có phép chiếu phùhợp đến các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất
Trang 21- Thể hiện đầy đủ các yếu tố không gian như: vị trí các điểm,cácđường đặc trưng ,diện tích các thửa…
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra,thể hiện chuẩn xác và chặtchẽ
1.2.2 Nội dung của bản đồ địa chính
1 yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồbiên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã,phường Mỗi bộ bản
đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thốngnhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũngnhư trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phânbiệt và hiểu rõ các bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và cácyếu tố phụ khác có liên quan
Yếu tố điểm : Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc
đặc biệt Trong thực tế đó là các điểm trắc địa,các điểm đặc trưng trênđường biên thửa đất các điểm đặc trưng của địa vật địa hình Trong địachính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thức địa và tọa độ của chúng
Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng,đường cong nối
qua các điểm thực địa Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độhai điểm đầu và cuối,từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị củađoạn thẳng Đối với đường gấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặctrưng.Tuy nhiên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêngthường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức cácđoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như mộtđường gấp khúc
Thửa đất : Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai Thửa đất là một
mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định,được giới hạn bởi một đườngbao khép kín,thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định Trongmỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất Đường ranh giới thửa đất
ở thực địa có thể là con đường,bờ ruộng,tường xây,hàng rào… Hoặc đánhdấu bằng các mốc theo quy ước của chủ sử dụng đất Các yếu tố đặc trưngcủa thửa đất là các điểm góc thửa,chiều dài các cạnh thửa và diện tích củanó
21
Trang 22Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có
đường ranh giới phân chia không ổn định,có các phần được sử dụng vàocác mục đích khác nhau,trồng cây khác nhau.Mức tính thuế khácnhau,thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất.Loại thửa này gọi làthửa phụ hay đơn vị tính thuế
Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất Thông
thường lô đất được chia giới hạn bởi các con đường kênh mương,songngòi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùngmột độ cao,độ dốc,theo điều kiện giao thông thủy lợi,theo mục đích sửdụng hay cùng một loại cây trồng
Khu đất, xứ đồng : Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất,nhiều lô đất.
Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng từ lâu
Thôn, ấp,xóm, ấp : Đó là các cụm dân cư tạo thành một cồng đồng
người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cưthường có sự đoàn kết mạnh về các yếu tố dân tộc,tôn giáo nghề nghiệp,
…
Xã, phường : Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn,bản hoặc
đường phố Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực thểhiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạtđộng về chính trị,kinh tế,văn hóa,xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình
2 Nội dung của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính,vì vậytrên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đấtđai
Điểm khống chế tọa độ độ cao: trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các
điểm khống chế tọa độ và độ cao nhà nước các cấp,lưới tọa độ địa chính
cơ sở,lưới tọa độ địa chính cấp 1 , cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ cóchôn mốc để sử dụng lâu dài Đây là yếu tố dạng điểm cần thiết thể hiệnchính xác đến 0.1mm trên bản đồ
Địa giới hành chính các cấp : Để thể hiện chính xác đường địa giới
quốc gia,địa giới hành chính các cấp tỉnh,huyện,xã, các mốc giới hànhchính,các điểm đặc trưng của địa giới.Khi đường địa giới hành chính cấpthấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cao
Trang 23cấp Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữtrong các cơ quan quản lý nhà nước.
Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính.
Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kíndạng đường gấp khúc hoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo
vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểmgóc thửa, điểm ngoặt,điểm đường cong của đường biên Ngoài ra trên mỗithửa đất còn thể hiện đầy đủ ba yếu tố : số thửa,diện tích và phân loại theomục đích sử dụng
Loại đất : Tiến hành phân loại đất và thể hiện năm loại đất chính là
đất nông nghiệp,đất lâm nghiệp,đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sửdụng Trên bản đồ địa chính cần phải phân loại đến từng thửa đất chi tiết
Công trình xây dựng trên đất : Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất
thổ cư đặc biệt là khu vực đô thị,trên từng thửa đất phải thể hiện chính xácranh giới,các công trình xây dựng nhà ở,nhà làm việc…ranh giới các côngtrình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài.Trên vị trí côngtrình còn biểu thị tính chất vật liệu của công trình như gạch ,nhà ,bêtông,nhà nhiều tầng
Ranh giới sử dụng đất : Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân
cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp,của các tổ chức xãhội,doanh trại quân đội…
Hệ thống đường giao thông : thể hiện tất cả các loại đường
sắt,đường trong làng,ngoài đồng,đường phố ,ngõ phố… Đo vẽ chính xác
vị trí tìm đường,mặt đường,chỉ giới đường,các công trình cầu cống trênđường và tính chất của đường Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông làchân đường,đường có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên bản đồ phải vẽ hainét,đường có độ rộng nhỏ hơn 0.5mm trên bản đồ thì vẽ một nét và ghichú độ rộng
Hệ thống thủy văn : Thể hiện song ngòi,kênh,mương,ao hồ… Đo vẽ
mức nước tại thời điểm đo vẽ Kênh mương có độ rộng lớn hơn 0.5mmtrên bản bản đồ phải vẽ hai nét,kênh mương có độ rộng nhỏ hơn 0.5mmtrên bản đồ thì vẽ một nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng Khi
đo vẽ khu dân cư thì phải thể hiện chính xác hệ thống thoát nước công
23
Trang 24cộng Sông ngòi,kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và ghi chú dòngchảy.
Địa vật quan trọng : Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật quan
trọng có ý nghĩa định hướng như cột cờ,ăngten…
Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ mốc giớiquy hoạch,chỉ giới quy hoạch,hành lang an toàn giao thông,hành lang bảo
vệ đường cao thế,hành lang bảo vệ đê điều
Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng có địa hình chênh cao lớn phải
thể hiện dáng đất bằng các đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao
Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chúthuyết minh,để thực hiện định tính,định lượng của các yếu tố nội dungnhư : địa danh,độ cao,diện tích,số thửa đất,loại đất…
Tất cả các ghi chú phải dùng chữ viết phổ thông hoặc phiên âm sangtiếng Việt,ghi chú đầy đủ các yếu tố khung bản đồ như giới hạn,vị trí tiếp.Ghi chú ngoài khung trên bản đồ,lãnh thổ cấp quản lý,thời gian đovẽ,người đo vẽ,người kiểm tra,ngày tháng năm sản xuất
Đối với thửa đất có diện tích nhỏ,không đủ chỗ để ghi số thứ tự thửa
và diện tích thửa thì cần phải ghi chú số thửa còn lại nội dung khác sẽ lậpthành bang phụ lục riêng đặt vào khu vực trống của tờ bản đồ hoặc ghi rangoài thửa và dùng mũi tên chỉ thửa vào thửa đó Trong trường hợp thửanằm ở hai hoặc ba,bốn mảnh bản đồ tiếp giáp nhau thì người ta đánh sôthứ tự vào thửa có diện tích lớn nhất phần còn lại của thửa thuộc vàomảnh bản đồ khác
Ký hiệu của bản đồ địa chính : Nội dung của bản đồ địa chính được
biểu thị bằng các ghi chú.Các kí hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại
tỷ lệ bản đồ và phù hợp với các yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính Các kíhiệu phải đảm bảo tính chất trực quan,dễ đọc,không làm lẫn lộn kí hiệunày với kí hiệu khác Các kí hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chialàm ba loại : kí hiệu theo tỉ lệ,kí hiệu không theo tỉ lệ,kí hiệu nửa theo tỉlệ
1.3 Quy trình thành lập bản đồ địa chính
1.3.1 các phương pháp trong thành lập bản đồ địa chính
Trang 25Trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tiếp theo,hai phương pháp cơbản để đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc vàphương pháp chụp ảnh hàng không
1 phương pháp toàn đạc
Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa,là phươngpháp cơ bản nhất để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 đến 1:200.Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ,thước dây,mia hoặc cácmáy toàn đạc điện tử Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thựcđịa,số đo vẽ được xử lý bằng các phần mềm để đo vẽ bản đồ
Việc sử dụng các phần mềm đồ họa để xử lý số liệu đo trên thựcđịa thành lập số rất thuận tiện,cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêucầu quản lý đất hiện nay
Ưu điểm:
Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiếttrên đường biên thửa đất,đo nhanh,có thể đo cả trong điều kiện thời tiếtkhông thuận lợi,độ chính xác cao
Nhược điểm
Thời gian ngoại nghiệp nhiều,quá trình đo vẽ bản đồ thực hiệntrong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ họa nên không thể quan sáttrực tiếp ngoài thực địa để bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượngcần thiết trên bản đồ,giá thành cao
25
Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc thành lập
bản đồ địa chính Thành lập lưới tọa độ địa chính cơ sở
Thành lập lưới tọa độ địa chính cấp 1,2
Lập lưới khống chế đo vẽ
Biên vẽ bản đồ gốc địa chính
Trang 26Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghệ thông tin mới đangnhanh chóng sử dụng rộng rãi vào các ngành đo ảnh nên việc thành lậpbản đồ hàng không được tự động khá cao.
Ở những vùng đất nông nghiệp ít địa vật và cây cối che khuất cácđường biên thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàngkhông Do đó dùng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính ở vùngđất nông nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện được Ứng dụng phươngpháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tốc độ thành lập bản đồđịa chính trong phạm vi cả nước
Ưu điểm :
Trong thời gian tiếp xúc ngoài thực địa ngắn, thời gian làm việctrong phòng tăng lên làm cho công tác thành lập bản đồ so với phươngpháp đo vẽ trực tiếp nhàn hơn và đạt hiệu quả cao hơn Đo vẽ bản đồ địachính bằng ảnh hàng không là một trong những phương pháp tiên tiếnhiện nay ở Việt Nam
Nhược điểm:
Độ chính xác được thành lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tấmảnh bay chụp như: Độ gối phủ của một dải ảnh cần đảm bảo theo quyphạm,độ nét của ảnh,chất liệu tấm ảnh,tỷ lệ tấm ảnh bay chụp ngoài racòn chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình và điều kiện ngoại cành khibay chụp Hơn nữa trong quá trình làm việc trong phòng còn nhiều sai
Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa
Trang 27sót,nhầm lẫn trong việc đoán đọc cũng như có nhiều sai số trong khi định
Số hóa nội dung bản đồ địa chính
Điều vẽ đối soát,đo vẽ bổ sung
Biên tập ,đánh số thửa,tính diện tích
Trang 28Sơ đồ 1 2 : Phương pháp đo ảnh số
Trang 29Lập lưới khống chế trắc địa
Đo vẽ trên máy giải
tích
Trang 30Sơ đồ 1 4: Phương pháp giải tích và phương pháp đo vẽ trên máy
toàn năng chính xác
3 Khái quát quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
Trong quá trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bắt đầu từ công
đoạn lập lưới khống chế đo vẽ,đo vẽ chi tiết,lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
đến biên tập bản đồ địa chính gốc là do những người làm công tác đo đạc
thực hiện ,công tác này được tiến hành phần lớn ngoài thực địa
Các công đoạn từ biên tập bản đồ địa chính,in bản đồ sẽ được thực
hiện ở nội nghiệp Các công đoạn đăng ký thống kê đất,cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất,chỉnh sửa nội dung bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính là do những người làm công tác quản lý địa chính ở các cấp thực
Đối soát đo vẽ bổ sung trên bản đồ giấy
Phương pháp đo vẽ trên máy toàn năng chính xác
Biên tập,đánh số thửa,tính diện tích
Trang 31Trong sơ đồ công nghệ phải đảm bảo một nguyên tắc chung là :Sau mỗi công đoạn phải thực hiện kiểm tra nghiệm thu thì mới được thựchiện công đoạn tiếp theo nhằm tránh những sai sót nhầm lẫn
Sơ đồ 1 5 quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHẦN MỀM
Đăng ký,thống kê,cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Lưu trữ,sử dụng Hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa chính,ký công nhận
Trang 322.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm ViLIS
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê
khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất tại thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục
địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”, Nghị định thi hành luật đất đai số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về việc thi hành luật đất đai,thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn thựchiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất,thông tư 09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập,chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiệnhành Phần mềm này là một trong số các Modules của Hệ thống thông tinđất đai (LIS) đang được phát triển Phần mềm được xây dựng bằng ngônngữ lập trình CSDL Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access.[2]
Phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 là phiên bản ViLIS chạy trên các máyđơn lẻ, thích hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình
độ của các cán bộ quản lý đất đai Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụquản lý đất đai bao gồm đăng ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợviệc lập, thẩm định quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việcgiao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồithường; cung cấp thông tin phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp thông tin đấtđai.[2]
Theo kế hoạch phát triển phần mềm ViLIS, sau khi phát hành phiênbản phần mềm ViLIS 1.0 (phiên bản chuẩn, chạy trên các máy đơn) vàphiên bản 1.a (phiên bản chạy trên mạng thông tin), Trung Tâm ViễnThám Quốc Gia đã tiến hành xây dựng phiên bản 2.0 của phần mềmViLIS Hiện nay ViLIS phiên bản 2.0 đang trong giai đoạn chạy thửnghiệm, kiểm tra (beta test) Phiên bản 2.0 của ViLIS được xây dựng dựatrên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (HoaKỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, C#.NET, ASP.NET
Phần mềm gồm 02 Modul làm việc:
- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính;
Trang 33- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai
Hai modul này giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâmtại cấp xã, phường, thị trấn vào thời điểm hiện tại Hơn thế nữa đây lại làphiên bản được cung cấp miễn phí cho người dùng nên rất phù hợp vớiđiều kiện tài chính hạn hẹp của các cấp xã, phường, thị trấn
Đặc điểm của phiên bản VILIS 2.0:
- Được xây dựng trên môi trường NET của Microsoft, có kiến trúcrất mềm dẻo, linh hoạt, có thể dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng
- Sử dụng chuẩn Unicode cho CSDL thuộc tính, hệ toạ độ chuẩnVN2000 cho CSDL bản đồ
- Khả năng chạy độc lập (Desktop), chạy trên môi trường mạngkhách/chủ (Client/Server) và một số module trên nền Web
- Khả năng cho phép người sử dụng tự định nghĩa quy trình làmviệc
- Cho phép người sử dụng tự viết phần mở rộng đặc thù (Extension)nhúng tích hợp với sản phẩm đã được phân phối
- Được cấu thành từ rất nhiều phân hệ đáp ứng được đặc thù của cácđịa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng và lĩnh vực GIS nóichung
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã raquyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệthống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại cácVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.[4]
Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng với các quy định trong Thông tư09TT/BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và
hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành Điểm này làm cho ViLIS cókhả năng ứng dụng cao trong thực tế
Phần mềm ViLIS kết hợp với Microstation và Famis cho phép xâydựng và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số
ViLIS có ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữliệu hiện nay tại Việt Nam ở điểm: ViLIS quản lý thống nhất dữ liệu bản
đồ và dữ liệu thuộc tính
33
Trang 34Phần mềm ViLIS không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉcần một máy tính với cấu hình bình thường vào thời điểm hiện tại (hệ điềuhành Windows XP, Chip Pentium III, Ram 512, ổ cứng 10GB, máy in khổA3) là có thể cài đặt và sử dụng ViLIS bình thường.
2.1.2 chức năng của phần mềm ViLIS
ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu,cungcấp đầy đủ những công cụ ,chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụchuyên môn của công tác quản lý đất đai ViLIS là một phần mềm baogồm nhiều phần,mỗi phần bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dungcủa công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Phần quản lý cơ sở dữ liệu đất đai : BĐĐC, HSĐC ,bản đồ trựcảnh,bản vẽ kỹ thuật v.v
- Phần đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, BĐĐC và kê khai đăng ký,ingiấy chứng nhận QSDĐ ,cập nhật và quản lý biến động đất đai
- Phần hỗ trợ thống kê ,kiểm kê đất đai,thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất từ BĐĐC
- Phần quản lý các quá trình giao dịch đất đai,hồ sơ đất đai
- Các phần ViLIS đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiềuvấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay,tạo sự thống nhất từ trênxuống dưới ở các cấp quản lý ViLIS liên tục được nâng cấp,cập nhậttheo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiệnnay
2.1.3 khả năng ứng dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai.
Thông tin đất đai được lưu trữ ở nhiều tài liệu và thể hiện ở nhiều
hình thức khác nhau : BĐĐC, HSĐC Phần mềm ViLIS được thiết kếtheo mô hình dữ liệu hướng không gian ,liên kết giữa thông tin BĐĐC,HSĐC và các thông tin trong một cơ sở dữ liệu quan hệ hỗ trợ mô hìnhkhách chủ đa người sử dụng đồng thời nên có thể quản lý toàn bộ dữ liệuthông tin đất đai Hai đối tượng chính trong mô hình dữ liệu là thửa đất vàchủ sử dụng Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên BĐĐC,thôngtin thuộc tính của thửa đất thể hiện trên BĐĐC và GCNQSDĐ
Trang 35Toàn bộ thông tin về đất đai BĐĐC, HSĐC … Đều được ViLISquản lý trong một cơ sở dữ liệu duy nhất trong toàn bộ cơ sở dữ liệu vàđược quản lý chặt chẽ trên phần mềm ViLIS.
Dựa trên kinh nghiệm đã nhiều năm triển khai áp dụng công nghệthông tin trong công tác đo đạc lập BĐĐC và lập HSĐC, cấpGCNQSDD , phần mềm ViLIS đã đưa ra được quy trình tương đối hoànthiện,đầy đủ các công cụ cần thiết hỗ trợ cho xây dựng cơ sở dữ liệu đấtđai đặc thù ở Việt Nam hiện nay từ các thông tin số liệu ban đầu : BĐĐC,HSĐC
Phần mềm ViLIS liên kết chặt chẽ với phần mềm FAMIS trong xâydựng và quản lý BĐĐC số Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn thốngnhất của bộ TN &MT trong xây dựng và quản lý BĐĐC số
Quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính ban đầu và xây dựng cơ sở dữliệu đất đai của ViLIS đã được áp dụng tại rất nhiều địa phương và ngàycàng hoàn thiện theo đặc thù của từng địa phương khác nhau.( Lê Minh,
MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập (Import) và xuất (Export) dữliệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file có định dạng như *.DXF ,
*.DWG
* Phần mềm Famis
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS)” là một phần mềm
nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chínhphục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính [1]
35
Trang 36Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý vàquản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi
đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số
Cơ sở dữ liệu bản đồ kết hợp với CSDL Hồ sơ địa chính thành một CSDLđịa chính thống nhất Phần mềm tuân theo các quy định của luật Đất đai
2013 hiện hành
Famis tích hợp với phần mềm GCN 2014 là phần mềm phục vụ InGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính Phầnmềm tuân theo các quy định của luật Đất đai 2013
Phần mềm Famis có hai nhóm chức năng lớn:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:
+ Quản lý khu đo;
+ Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;
+ Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo;
+ Công cụ tính toán;
+ Xuất số liệu;
+ Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
+ Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau;
+ Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;
+ Tạo vùng tự động tính diện tích;
+ Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ;
+ Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ);
+ Thao tác trên bản đồ địa chính;
+ Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
+ Xử lý bản đồ;
+ Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính
Nguyên lý sử dụng phần mềm FAMIS : các dữ liệu đầu vào tuân theocác dạng file chuẩn mà phần mềm có thể liên kết Cở sở dữ liệu trị đo và
sơ sở dữ liệu bản đồ được FAMIS quản lý theo file chuẩn ( seed file ) File bản đồ được định dạng ( *.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không giannằm trong hệ quy chiêu,kinh tuyến trung ương và hệ tọa độ trắc địa quốc
Trang 37gia Quản lý cơ sở dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ là Foxpro nóđược lưu dưới dạng file (*.dbf) thuộc dạng dữ liệu phi không gian.
2.3 xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ trên phần mềm ViLIS
Chức năng này thường sử dụng khi hệ thống mới được cài đặt lần đầuhoặc khi người sử dụng cần làm việc trên một đơn vị hành chính chưa có
dữ liệu tệp.Chúng ta chỉ thiết lập cơ sở dữ liệu cho cấp Quận,huyện ,thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh
Thao tác thiết lập trực tiếp rất đơn giản,chỉ cần đăng nhập vào phầnmềm ViLIS Sau đó,vào menu và chọn chức năng tiện ích thiết lập cơ sở
dữ liệu Chọn đơn vị hành chính cấp tỉnh muốn thiết lập cơ sở dữ liệu,kíchkép chuột tại đơn vị hành chính này danh sách các đơn vị hành chính cấphuyện sẽ xuất hiện ,chọn đơn vị hành chính muốn tạo CSDL
2.3.1 thiết lâp cơ sở dữ liệu từ các phần mềm khác
Đây là chức năng đa dạng và hữu ích của phần mềm ViLIS, có thể
truy xuất dữ liệu dễ dàng,cập nhật và kế thừa từ việc sử dụng hệ thốngphần mềm trước đây là Microstation – Famis – Gcasdas Đặc biệt là dữliệu bản đồ đã sử dụng và có biến động trong thời gian qua, cần phải đượccập nhật,kế thừa lại để góp phần giảm bớt thời gian và công sức đầu tư vàkhôi phục dữ liệu đang sử dụng
1 chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang ViLIS
Sau khi chuẩn hóa từng tờ bản đồ địa chính cần xây dựng làm dữliệu chuyển đổi sang ViLIS Thực hiện chuyển đổi dữ liệu,từ dữ liệu đãchuẩn hóa,tiến hành chuyển sang phần mềm Gscasdas, rồi đưa vào phầnmềm ViLIS
Kết quả của việc chuyển đổi dữ liệu sang ViLIS 2.0 chúng ta đượcbản đồ địa chính xã Lưu Hoàng trong ViLIS 2.0 như hình vẽ sau :
37
Trang 38Hình 2 1 Bản đồ sau khi chuyển đổi qua ViLIS
2.3.2 quá trình kê khai đăng ký ban đầu
Nội dung đăng ký đất đai của phần mềm ViLIS được xây dựng dựa
trên nền tảng thủ tục về kê khai đăng ký, lập HSĐC và cấp GCNQSD đấttại nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 về hướng dẫn thi hànhLuật đất đai, Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địachính và quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2007 vềGCNQSDĐ
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được cập nhật từ Đơn xin cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất( mẫu số 04/ĐK thông tư29/2004/BTNMT) Sau khi đăng ký quyền sử dụng đất,các cán bộ văn phòng sẽ kiểm tra
và tiến hành nhập thông tin để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phần mềm ViLIS phục vụ tốt công tác đăng ký đất đai,cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đã đủ điềukiện cấp GCNQSDĐ
Giao diện của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất đơngiản,dễ hiểu,chỉ cần nhập các thông tin cần thiết như tên chủ sử dụng,sốhiệu bản đồ,số tờ bản đồ,số vào sổ,ngày cấp… thì đã hoàn thiện được cấpgiấy
Trang 39Trong phần giao diện “ cấp giấy chứng nhận” ta có thể lựa chọnhình thức cấp giấy chứng nhận,hình thức cấp giấy chứng nhận cho tổchức,tổ chức nước ngoài,liên doanh hay hộ gia đình cá nhân.
Nếu chủ sử dụng có nhiều thửa,có thể cấp một hoặc nhiều giấychứng nhận với các số khác nhau của các thửa khác nhau
Để cấp và in giấy chứng nhận ,người dùng phải dựa vào cơ sở pháp
lý của việc cấp giấy ( số công văn,quyết định về việc cấp giấy) và mỗithửa phải có giấy chứng nhận,để xác định tính pháp lý của thửa đất
Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trênphần mềm ViLIS có ba bước sau:
- Chọn chủ sử dụng cần cấp GCNQSDĐ : chọn chủ sử dụng ( đủcác điều kiện cấp giấy)
- Đăng ký số GCNQSDĐ : chọn đăng ký số GCN
- In GCNQSDĐ : chọn và in giấy chứng nhận
2 Tạo và in bộ sổ hồ sơ địa chính
Đây là chức năng hữu ích ,giải quyết được công việc thủ côngxuyên suốt nhiều năm qua Trước đây,việc tạo và quản lý các sổ HSĐCchỉ được thực hiện bằng việc viết tay, tốn nhiều công sức và thời gian Khi
có ViLIS thì công việc này trở nên dễ dàng,nhanh chóng và chính xáchơn
Nhóm chức năng này thực hiện việc tạo và in ra bộ HSĐC bao gồm: sổ địa chính,sổ mục kê,sổ cấp giấy chứng nhận,sổ theo dõi biến động
a Lập sổ địa chính
Sổ địa chính là một tài liệu lưu trữ thông tin đăng ký sử dụng đấtcủa các chủ sử dụng đất trong đơn vị hành chính
Sổ địa chính có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Sổ địa chính được in và đóng theo quyển được đánh số theothứ tự từ 1,2,3… mỗi quyển gồm 200 trang
- Sổ địa chính có thể in ra theo từng khu dân cư,ấp ,xóm
- Sổ địa chính in riêng cho từng loại đối tượng sử dụng
- Mỗi một chủ sử dụng cần lưu ý số quyển và số tràn
- In ra sổ địa chính theo mẫu số 1 : ban hành theo quyết định số499/QĐ/ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục địa chính ( nay là Bộ Tài
39
Trang 40Nguyên và Môi Trường), sổ có thể xem trên màn hình máy tính hoặc in ramáy in.
- Các thông tin về chủ sử dụng thông thường được in ra trên mộttrang,tuy nhiên có thể có danh sách các thửa của chủ sử dụng cần nhiềuhơn một trang để in ra
Giao diện lập sổ địa chính (Hình 3.47) ,cho phép ta có thể xác
định đối tượng sử dụng để tạo sổ địa chính : hộ gia đình, cá nhân,các tổchức hoặc Ủy ban nhân dân xã Khi xác định các đối tượng thì phần mềm
sẽ nạp toàn bộ dữ liệu của đối tượng được chọn này để lập sổ địa chính vàthực hiện các chức năng : gán số quyển,số trang,trang bắt đầu tạo sổ địachính,…
Chức năng tạo sổ địa chính còn có thể cho phép ta in ra toàn bộdanh sách các chủ sử dụng đất hay có thể in ra các chủ sử dụng đất đượcchọn tùy theo yêu cầu của người sử dụng Ngoài ra , giao diện trên có thểtạo trang bìa sổ địa chính ,tạo trang mục lục để dễ dàng cho việc tracứu,tìm kiếm những thông tin về chủ sử dụng đất được nhanh chóng vàtiết kiệm được nhiều thời gian
b Tạo sổ mục kê
Nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi hành chính mỗixã,phường ,thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng,diện tích,loại đất,…
để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai,lâp và tra cứu
Sổ mục kê được lập trên phần mềm ViLIS theo những nguyên tắcsau đây:
- Sổ được lập từ BĐĐC và các tài liệu điều tra đo đạc đã hoànchỉnh sau khi xét duyện cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất và xử lýcác trường hợp vi phạm chính sách pháp luật đất đai
- Sổ lập theo thứ tự từng tờ BĐĐC, từng thửa của mỗi tờ bảnđồ,mỗi thửa đất liệt kê một dòng trên trang nội dung chính cửa sổ
- Sổ lập cho từng xã,phường ,thị trấn,theo địa giới đã xác định
do cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm Sổ phải được UBND xã xácnhận, Sở Tài Nguyên và Môi Trường duyệt mới có giá trị pháp lý