đến thương mại ở Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc thiết lập một hệ thống sở hữu trí tuệ toàn diện thông qua việc hình thành các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các quy phạm này dần được hoàn chỉnh cùng với tiến trình hội nhập của nước ta với thế giới qua việc lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC,... và gần đây là WTO.
Trước khi Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta chưa bao trùm hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cần được bảo hộ. Tất cả các văn bản đều chỉ có giá trị dưới luật và khá nặng về yếu tố quản lý. Sự ra đời của Bộ Luật dân sự 1995 với 61 điều luật về sở hữu trí tuệ có nội dung thừa nhận quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các thành quả sáng tạo trí tuệ được coi là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ toàn diện của Việt Nam. Những năm sau đó, hàng loạt Nghị định và Thông tư về sở hữu trí tuệ của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành ban hành, cùng với một hệ thống luật về khoa học công nghệ, thương mại, doanh nghiệp,... không chỉ cụ thể hóa, mà còn bổ sung những quy định còn thiếu hoặc sửa chữa những điều không phù hợp.
Xét về nội dung, cho đến nay, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã hầu như đáp ứng tiêu chuẩn về “tính đầy đủ” theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs và các điều ước quốc tế quan trọng khác về sở hữu trí tuệ và được coi là tương đối hòa hợp với những hệ thống sở hữu trí tuệ tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO và WIPO. Là thành viên của các điều ước quan trọng như Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng
ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Berne về bản quyền...và đặc biệt là Hiệp định TRIPs, Việt Nam đã có những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên, “tính hiệu quả” của hệ thống pháp luật nước ta trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn cần được quan tâm và xem xét. Các quy định thực thi còn chưa đầy đủ và chưa thực sự rõ ràng, minh bạch. Một số quy định trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn, đặc biệt là chưa thật sự rõ ràng, chi tiết nên khó áp dụng. Hoàn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta để đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu là một vấn đề không nhỏ, cần được quan tâm giải quyết một cách cấp bách.
Tuy vậy, theo một số đánh giá chung, hệ thống sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã thể chế hóa được quan điểm tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa của các chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền sở hữu trí tuệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2 Cam kết của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs
Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs là một trong những nội dung lớn được Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO. Hiệp định TRIPs buộc Việt Nam phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi (tính hiệu quả) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó hiện tại, việc thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đòi hỏi hàng đầu của nền kinh tế nước ta. Một số cam kết của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs được cụ thể hóa như sau:
♦ Sáng chế:
Sáng chế có tính mới đối với thế giới và có khả năng áp dụng công nghiệp, thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường, có thể được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có độc quyền sử dụng,
chuyển giao quyền sở hữu, và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Thời hạn hiệu lực của những Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích tương ứng là 20 và 10 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày cấp.
♦ Kiểu dáng công nghiệp:
Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã bao hàm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng “về cơ bản là bản sao” của kiểu dáng được bảo hộ. Thời hạn bảo hộ ban đầu đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn-có hiệu lực từ ngày đăng ký - và có thể được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.
♦ Về nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ
Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPs và khoản 1 Điều 6 bis Công ước Pari. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã xác nhận rằng trong quá trình hoàn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã tham khảo các quy định của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng Liên Hiệp Pari và Đại hội đồng của WIPO thông qua vào tháng 9/1999.
♦ Về bản quyền tác giả
Quyền tác giả được xác định đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Về thù lao và nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định. Chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
♦ Thiết kế bố trí mạch tích hợp:
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ bao gồm các yêu cầu đối với thông tin bí mật, gồm có bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
♦ Về chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa
Một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Bất kỳ chủ thể nào có quyền sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý Việt Nam. Việt Nam đã bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và nước ngoài phù hợp với Hiệp định TRIPs. Theo đó, các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên sẽ được áp dụng trong trường hợp có xung đột.
♦ Bảo hộ giống cây trồng
Các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới theo các tiêu chuẩn của UPOV. Các điều kiện bảo hộ được áp dụng cho giống cây trồng của Việt Nam hoàn toàn tương thích với các điều kiện bảo hộ của UPOV, bao gồm tính mới, tính khách biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Thời hạn bảo hộ quyền của người tạo giống là 25 năm đối với cây thân gỗ và cây nho, 20 năm đối với các giống cây trồng khác kể từ ngày các quyền được xác lập. Không mở rộng quyền của người tạo giống đối với sản phẩm thu hoạch hoặc sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sản phẩm thu hoạch được từ việc sử dụng trái phép vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ.
2.1.3 Lợi ích của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs
Ngày nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm thực hiện các quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Hiệp định TRIPs mở ra nhiều cơ hội đưa
nền kinh tế trong nước phát triển và hội nhập vào một nền kinh tế toàn cầu đầy năng động. Vai trò của tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng và trở nên đặc biệt quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà còn giúp Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO, Việt Nam được thế giới biết đến như một nền kinh tế đang phát triển tốt, các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp xúc với lượng kiến thức mới, công nghệ mới và kinh nghiệm mới. Làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và tạo uy tín cho sản phẩm. Hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh mang lại tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, có vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế. Doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực sáng tạo sản phẩm mới; người tiêu dùng được hưởng đầy đủ lợi ích do đồng tiền mình bỏ ra mang lại; môi trường kinh doanh quốc gia được nâng cao; lòng tin của các nhà đầu tư được cải thiện.
Hiện các SMEs tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với ba khó khăn lớn, đó là ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ họ muốn mua, khó tiếp cận nguồn tín dụng để đầu tư vào công nghệ đó cũng như các công cụ, diễn đàn để trao đổi, chia sẻ công nghệ với các đối tác. Tuy nhiên, các SMEs có thể thành công và nổi tiếng nếu biết khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ khi được chú trọng và khai thác tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín khả năng cạnh tranh, doanh thu, thị phần và lợi nhuận.
Trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bằng độc quyền sáng chế là chứng chỉ của nhà nước, công nhận chủ sở hữu đối với sáng chế tham gia đăng ký, do đó chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế của mình để ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Mặt khác, chủ sở hữu có thể dựa
vào bằng độc quyền sáng chế đó để thu lợi mà không phải sử dụng kinh phí để đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh thông qua hợp đồng nhượng quyền (licence), tức là cho người khác sử dụng sáng chế của mình để thu lợi nhuận. Bằng độc quyền sáng chế còn có vai trò tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đầy đủ điều kiện pháp lý để thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư cho những nghiên cứu trong tương lai. Nói cách khác, bằng độc quyền sáng chế sẽ tạo điều kiện cho chủ sở hữu tránh được sự xâm phạm quyền của bên thứ ba và yên tâm sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường, thông qua đó chủ sở hữu thu được lợi nhuận và tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu tiếp theo. Theo các chuyên gia, vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành nghề nội địa, mà còn cản trở sự sáng tạo, đổi mới. Lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền sẽ tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chính vì vậy, việc thực thi luật sở hữu trí tuệ là cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận hưởng những lợi ích của phần mềm có bản quyền như được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cấp nhanh chóng, và quan trọng nhất là tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu công ty.
Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp, từ năm 2005 tới 2010. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét để phê duyệt Chương trình tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
2.2 Một số vấn đề kinh tế đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam
2.2.1 IPR hiện đại, Hiệp định TRIPs và nền kinh tế mới
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, có tác động tương hỗ đến tất cả các mặt của đời sống về chính trị, văn hóa và xã hội. Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, làm giảm hoặc hủy bỏ các hàng rào ngăn cách, hàng hóa của mỗi nước có thị trường tiêu thụ rộng hơn, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, các nguồn lực ở mỗi nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả.
Ở Việt Nam, tự do hóa thương mại buộc các doanh nghiệp phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, phát huy lợi thế và hạn chế những rủi ro, thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Trong bối cảnh đó, sở hữu trí tuệ trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Quản lý tài sản tri thức trở thành yếu tố chính trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến M&A, tạo ra những liên doanh, hình thành thỏa thuận R&D và là cơ sở cho thỏa thuận li-xăng. Các công ty tìm mọi cách nâng cao giá trị sở hữu trí tuệ nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Việc xác định vị trí chiến lược của tài sản tri thức có thể tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận của công ty, nâng cao thu nhập thông qua việc triển khai R&D và thu thập thông tin thị trường, tạo điều kiện cho thu nhập từ li- xăng cũng như cho tiềm năng về M&A.
Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, sở hữu trí tuệ vẫn còn là