Nâng cao kiến thức về sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs của

Một phần của tài liệu Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 98)

trong thực hiện. Các cơ quan có trách nhiệm cần đẩy nhanh công tác thực thi dự án, các thủ tục hành chính được rút ngắn lại.

Riêng trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý, chính phủ nên có những hỗ trợ đặc biệt hơn những lĩnh vực khác. Hầu hết những người cần được bảo hộ là người nông dân ít có cơ hội tiếp xúc với thông tin kinh tế, đặc biệt là những kiến thức về sở hữu trí tuệ. Kiến thức của họ về bảo hộ và hội nhập còn hạn chế nhiều. Trong vấn đề này, chính phủ nên có những trợ giúp nhất định như cung cấp thông tin liên quan, tuyên truyền và đào tạo kiến thức, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ đối với các đặc sản địa phương và tiến hành thiết lập hệ thống kênh thương mại giúp bà con nông dân. Khi sản phẩm đã được tiêu thụ ổn định, chính phủ hỗ trợ họ trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm, đồng thời xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Mỗi chỉ dẫn địa lý thuộc một vùng, một địa phương khác nhau trên cả nước. Sau khi chỉ dẫn địa lý được đăng ký và phát triển, giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ được nâng lên, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân và doanh nghiệp địa phương.

Song song với việc nâng cao năng lực sáng tạo cho doanh nghiệp, các bộ, ban ngành cần hướng doanh nghiệp vào việc nghiên cứu phát triển những sản phẩm phù hợp với chuẩn về sở hữu trí tuệ của WTO, tăng cường đầu tư cho hoạt động R&D, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nếu công tác thực thi của cơ quan quản lý kém và chậm, không hiệu quả trong khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, thì sự hỗ trợ của chính phủ tới chậm khi thời cơ kinh tế đã đi qua sẽ không mang lại hiệu quả cho sự phát triển.

3.2.2 Nâng cao kiến thức về sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs của doanh nghiệp doanh nghiệp

Để hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nước ta được nâng cao, qua đó nâng cao năng lực thực thi Hiệp định TRIPs, kiến thức về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và ý thức thực hiện những quy định liên quan tới lĩnh vực này cần phải được đặc biệt coi trọng.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xác lập, bảo vệ và khai thác thương mại đối với quyền sở hữu trí tuệ. Ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, tính đến hết năm 2008, cả nước có gần 350.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng mới chỉ có khoảng 80.000 nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được xác lập quyền sở hữu trí tuệ [15]. Đây là con số khá khiêm tốn. Trong khi đó, tranh chấp thương mại, ăn cắp mẫu mã, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế hoặc bí mật kinh doanh xảy ra ngày càng nhiều trên thị trường. Đáng tiếc là nhiều doanh nghiệp do nhận thức còn hạn chế, nhân lực và tài chính yếu nên chưa đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và sáng chế độc đáo của mình. Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn biến rất phức tạp, khó có thể kiểm soát được. Tình trạng bị mất bản quyền gây ra tâm lý chán nản, mất động lực cho người nghiên cứu và làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ, kinh tế của đất nước.

Để khắc phục tình trạng này, luận văn đưa ra một số đề xuất như sau:

- Mỗi doanh nghiệp cần phải có phòng, ban, bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, số doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ nói chung còn ít và hạn chế về lượng thông tin, kiến thức cần có. Trong khi đó, để có thể bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản tri thức một cách hiệu quả, nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.

- Doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm thỏa đáng đối với vấn đề sở hữu trí tuệ, thể hiện ở chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư rất lớn vào tài sản vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị... nhưng hầu như không đầu tư gì cho lĩnh vực tài sản trí tuệ hay cho việc sáng tạo, đăng ký xác lập quyền, khai thác sử dụng và phát triển tài sản trí tuệ của mình. Hàng năm, một phần doanh thu của doanh nghiệp cần phải được trích ra và dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác R&D, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc nghiên cứu, cử cán bộ đi học hỏi và tham quan các trung tâm R&D của doanh nghiệp đối tác, tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thông tin qua mạng hoặc tạp chí chuyên trách.

- Doanh nghiệp cần liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức các buổi nói chuyện về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế hiện đại, qua đó nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và cập nhật thông tin cần thiết về tình hình bảo hộ đối với sản phẩm tri thức trong và ngoài nước.

- Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, đọc và tham khảo những Hiệp định, quy ước và quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại trong nước và quốc tế.

- Cục Sở hữu trí tuệ cần chủ trì phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo, tập huấn về các quy định được ban hành trong Hiệp định TRIPs và hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế. Những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tăng cường các hoạt động tư vấn, trợ giúp và giải đáp các quy định về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.

- Để cập nhật và cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ nên xây dựng một website về các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của doanh nghiệp và những cá nhân quan tâm. Trang web cập nhật thường xuyên thông tin về sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế, những quy định mới và hoạt động như một thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ.

- Học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc, Việt Nam nên có Tuần sở hữu trí tuệ hàng năm với những hoạt động tuyên truyền kiến thức, phổ biến kinh nghiệm liên quan tới lĩnh vực này trên phạm vi rộng, nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề sở hữu trí tuệ trong kinh doanh cũng như trong đời sống. Với mục đích nâng cao hiệu lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong nước, Trung Quốc đã tổ chức một chiến dịch tuyên truyền kiến thức về sở hữu trí tuệ kéo dài một tuần trên cả nước. Hoạt động này góp phần đưa sở hữu trí tuệ đến với tất cả mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, cảnh báo về mối nguy hại đối với các cá nhân và doanh nghiệp cũng như nền kinh tế khi cố tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, việc tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại nói riêng cũng là những biện pháp rất cần thiết.

Đối với các doanh nghiệp, hoạt động tuyên truyền cần nhấn mạnh về quá trình chuẩn bị và xúc tiến để đăng ký cũng như công nhận bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, việc quản lý, thực thi và khai thác các đối tượng đó cũng cần được chú trọng. Những hội thảo về sở hữu trí tuệ cần được tổ chức thường xuyên hơn nữa, đối tượng tham gia cần phải mở rộng nhằm đưa kiến thức về sở hữu trí tuệ tới tất cả các đối tượng trong xã hội. Như vậy, không những ý thức và kiến thức của người dân được nâng cao, mà còn tạo tiền đề, bước đệm vững chắc cho hoạt động ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại, nâng cao năng lực thực thi Hiệp định TRIPs, đưa nền kinh tế quốc gia phát triển công bằng và lành mạnh.

Một phần của tài liệu Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 98)