Phát triển kinh tế là quá trình hoàn thiện mọi mặt về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa,… Trong đó, R&D là hoạt động có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của một quốc gia. Hiện nay, nền kinh tế thế
giới đang phát triển ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nhờ vào sự phát triển nhanh chóng và sự tương tác giữa sáu công nghệ then chốt là vi điện tử, máy tính, viễn thông, vật liệu mới, rô-bốt và công nghệ sinh học. Hệ thống sở hữu trí tuệ phát triển và cùng với đó là sự ra đời của Hiệp định TRIPs trở thành một trong những công cụ kích thích khoa học công nghệ phát triển và thúc đẩy cạnh tranh, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong suốt quá trình lịch sử và ở mọi quốc gia, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu luôn là nòng cốt của những hoạt động quy mô về khoa học và trí tuệ. Sự tăng trưởng của nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hệ thống này mà thực chất là thúc đẩy sự phát triển của hoạt động R&D. Ở Việt Nam, Chính phủ luôn dành một phần ngân sách nhà nước để đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu và giáo dục.
Bảng 2.1: Đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và
khoa học công nghệ qua các năm
Năm 2000 Năm 2006 Năm 2007
Tỷ đồng % tổng ngân sách nhà nước Tỷ đồng % tổng ngân sách nhà nước Tỷ đồng % tổng ngân sách nhà nước Giáo dục đào tạo 12.667 11,63 37.332 12,12 53.774 13,46 Khoa học công nghệ 1.243 1,14 2.540 0,82 7.604 1,90
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.1, năm 2007, vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ là 7.604 tỷ đồng, gấp 6,12 lần so với năm 2000 và cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là 53.774 tỷ đồng, gấp 4,2 lần năm 2000. Cho tới năm 2007, một mạng lưới các tổ chức khoa học công
nghệ bao gồm các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế với trên 200 trường đại học và cao đẳng đã được xây dựng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học công nghệ và thư viện cũng được tăng cường và nâng cấp. Trong đó, có sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.
Ở nước ta, mối quan hệ giữa nghiên cứu và phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt. Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất và dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, thành quả khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, mặc dù các doanh nghiệp được chính phủ tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư cho R&D, nhưng do kinh phí còn hạn hẹp, cơ chế không đổi mới và vấn đề bảo vệ bản quyền chưa tốt nên hiệu quả R&D còn thấp.
Bảng 2.2: Đóng góp của ngành khoa học – công nghệ vào tổng sản
phẩm trong nƣớc theo giá thực tế qua các năm
Năm 2000 2006 2007 Sơ bộ 2008
Tổng số (tỷ đồng) 441.646 974.266 1.143.715 1.477.717
Ngành KH-CN (tỷ đồng) 2.345 6.059 7.065 9.221
Ngành KH-CN (%) 0,53 0,62 0,62 0,62
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Bảng 2.2 cho thấy, hàng năm ngành khoa học công nghệ đã có những đóng góp nhất định vào tổng sản phẩm trong nước. Năm 2008, đóng góp của ngành khoa học công nghệ trong tổng sản phẩm trong nước tăng 3,93% so với năm 2000.
Tuy vậy, xét ở phạm vi trong nước, công tác nghiên cứu và phát triển của khoa học công nghệ đã đạt được một số mục tiêu và có đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhưng xét trên tầm vĩ mô, Việt Nam vẫn là một trong những nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động R&D. Riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, theo điều tra của Cơ quan thông tin kinh tế (EIU) năm 2008, tiêu chí về hoạt động R&D của Việt Nam chỉ đạt 0,1 điểm trong thang điểm 100, trong đó tỷ lệ băng rộng đạt 0,8 điểm trong thang điểm 100, số lượng máy tính đạt 1,4 máy /100 dân [9, tr.16]. Tuy từ lâu, chính phủ đã rất quan tâm tới R&D trong lĩnh vực này thông qua việc xây dựng các khu công nghệ cao, cung cấp ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp trong ngành nhưng việc thực thi lại không hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để đầu tư cho R&D. Hầu hết doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức đưa ra các giải pháp và sáng kiến hữu ích chỉ đủ để duy trì sự phát triển ngắn hạn chứ chưa có khả năng nghiên cứu ra bằng sáng chế hay phát minh độc quyền để tạo ra sự phát triển bền vững. Trong khi đó, để nâng cao năng lực sáng tạo, việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn khi công tác bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của Việt Nam chưa triệt để và còn nhiều kẽ hở.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang có một nhu cầu cấp bách đối với những kỹ thuật được cải tiến liên quan đến ngành nông nghiệp, đặc biệt là do những vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và sức ép tăng dân số. Để có được những kỹ thuật như vậy, cần phải có những đổi mới trong nước cũng như sự du nhập công nghệ từ các quốc gia trên thế giới. Những cách giải quyết khả thi bao gồm việc khuyến khích phát triển công nghệ trong nông nghiệp hoặc công nghệ sinh học ở trong nước và tăng cường quan hệ đối tác với khu vực tư nhân. Các cách tiếp cận này chỉ có thể thực hiện được nhờ nhiều biện pháp, trong đó có tăng cường hiệu lực thực thi của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và của Hiệp định TRIPs nói riêng, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO.
Thực tế cho thấy, các cơ sở R&D của nước ta do thiếu vốn và nguồn lực đang ngày càng quan tâm đến khả năng gia nhập liên doanh R&D với các tổ chức đã có chỗ đứng vững chắc để nâng cao năng lực sáng tạo. Ngày 23-3-2009, đoàn
doanh nghiệp Đức gồm 7 công ty trong lĩnh vực thiết bị thí nghiệm, thiết bị phân tích và hóa sinh đã gặp đại diện của 60 doanh nghiệp Việt Nam để tìm cơ hội liên doanh và bán sản phẩm vào thị trường Việt Nam. Theo ông Klaus Englert, đại diện đoàn doanh nghiệp Đức, lĩnh vực R&D là một trong những lĩnh vực mà các công ty Đức muốn thực hiện liên doanh và bán sản phẩm công nghệ. Các khách hàng chính mà họ nhắm tới là các phòng thí nghiệm, các trường đại học và các công ty đang thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực R&D tại Việt Nam. Hiện nhiều công ty Việt Nam đang cần những công nghệ và thiết bị để thử nghiệm và kiểm tra chất lượng cũng như xử lý các vấn đề môi trường, và điều này đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên, vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu tại thị trường Việt Nam không phải là nhu cầu và lượng khách hàng mà là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Sau khi gia nhập WTO, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng toàn diện hơn và việc thực thi triệt để Hiệp định TRIPs mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế quốc gia. Cam kết thực thi Hiệp định TRIPs của Việt Nam chính là động lực thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư và bán sản phẩm vào trong nước, đặc biệt là các sản phẩm tri thức.
Trong nền kinh tế hiện đại, những tổ chức nghiên cứu công cũng cần bảo hộ các kết quả nghiên cứu của mình thông qua quyền sở hữu trí tuệ, vì các quyền này có thể được sử dụng trong đàm phán với khu vực tư nhân và mang lại thu nhập từ hoạt động li-xăng cũng như sẽ cho phép các tổ chức này tiếp tục thực hiện các hoạt động R&D để đóng góp cho lợi ích của xã hội. Nhiều tổ chức nghiên cứu, kể cả những tổ chức nghiên cứu ở các nước đang phát triển, đã yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho các kết quả R&D của mình.
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động R&D đối với tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận. Trong đó, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ chặt chẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quá trình nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo phát triển. Một nền kinh tế công bằng và lành mạnh sẽ là cái nôi cho ra đời các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một nền kinh tế đầy năng động đang trên đà hội nhập như Việt Nam hiện nay.
2.2.3 Sáp nhập và mua lại (M&A) dựa trên Hiệp định TRIPs
Trên thế giới, các hoạt động M&A được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu... Từ các công ty riêng lẻ kết hợp lại thành một công ty có quy mô lớn nên doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh, tiết kiệm được chi phí cố định (quản lý, điều hành, quảng cáo, văn phòng, marketing...), tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân lực do sắp xếp và bố trí hợp lý hơn nguồn nhân lực, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng vốn đầu tư, có khả năng mở rộng ngành nghề kinh doanh... Mặc dù vậy, sáp nhập doanh nghiệp không tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các doanh nghiệp hợp nhất, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị doanh nghiệp ngày càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nếu so sánh tương quan giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài thì ngoài những yếu kém về kinh nghiệm thương trường, thiếu vắng lớp người có khả năng quản trị, doanh nghiệp Việt Nam còn thua kém rất nhiều ở khả năng tài chính và những kiến thức, kinh nghiệm về vấn đề sở hữu trí tuệ. Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ hơn so với đối thủ nước ngoài. Trong cuộc chạy đua không cân sức, việc liên kết nói chung và sáp nhập, hợp nhất, mua lại... giữa các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Đồng thời, trong một thế giới toàn cầu hoá, các công ty trong nước cần phải trở thành những công ty toàn cầu; sáp nhập và mua lại là một cách để trở thành một công ty tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, những “đám cưới voi” giữa các tập đoàn lớn trong những năm gần đây cảnh báo các nước đang phát triển về sự cần thiết phải phối hợp các nguồn lực của quốc gia để có một sức mạnh kinh tế đủ chống đỡ sự de doạ của độc quyền nước ngoài. Hai thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng quy mô lớn trong hoạt động
M&A. Theo Báo cáo về đầu tư thế giới năm 2000, động cơ thúc đẩy đứng hàng chủ yếu khiến các hãng tiến hành sáp nhập hoặc mua lại một công ty đang hoạt động, thay vì mở rộng về tổ chức là sự tìm kiếm những tài sản chiến lược, chẳng hạn như R&D hoặc bí quyết kỹ thuật, bằng độc quyền sáng chế, tên hiệu, việc nắm giữ giấy phép, li-xăng trong nước và mạng lưới cung cấp hoặc phân phối [20, tr.127].
Sở hữu đối với những hình thức sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như nhãn hiệu hàng hóa cũng có thể là một yếu tố quyết định đằng sau sự sáp nhập hoặc mua lại. Ví dụ nhà sản xuất chè Ấn Độ Tata Tea đã mua lại Tetley Ltd ở Vương quốc Anh với tuyên bố rằng một trong các lý do chính của việc mua lại là đạt tới sự tiếp cận với tên hiệu và mạng phân phối toàn cầu. Việc mua lại Tetley đã cho Tata Tea khả năng mở rộng hoạt động của mình và có được một nhãn hiệu hàng hóa được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu để bán sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Khi Tata Tea mua lại Tetley với giá 400 triệu USD vào năm 2000, họ còn là công ty chuyên trồng chè quy mô lớn. Trong khi đó, Tetley lại là một công ty marketing, với một nhãn hiệu sản phẩm toàn cầu và mua một phần nguyên liệu từ Tata. Sau khi mua Tetley, Tata Tea bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề thương hiệu, cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, và gần như rút khỏi ngành trồng chè. Một ví dụ khác, vào năm 1997, Texas Instrument đã trả khoản tiền gây sửng sốt 395 triệu USD để mua Amati Communications, một công ty nhỏ đóng ở California do Giáo sư Cioffi thuộc trường Đại hoc Stanford thành lập. Con số đã làm kinh ngạc nhiều người bởi vì cực kỳ cao so với doanh thu hàng năm và tình trạng tài chính của Amati Communications. Tại sao một công ty bán dẫn lớn trả cái giá cao như vậy để mua một công ty nhỏ mới bắt đầu gia nhập Thung lũng Silicon? Câu trả lời là đơn giản. Amati Communications nắm giữ 25 bằng độc quyền sáng chế then chốt về công nghệ Đường dây thuê bao (DSL) mà Texas Instruments coi là có ý nghĩa quyết định đối với việc tham gia thị trường DSL. 25 bằng độc quyền sáng chế đó bao quát một số lĩnh vực công nghệ hiện đại thế hệ tiếp theo quan trọng mà Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đã công nhận là tiêu chuẩn cho DSL. Việc sở hữu các bằng độc quyền sáng chế của Amati Communications đã cho phép Texas Instrument
chiếm lĩnh vị trí lãnh đạo trong công nghệ với lợi nhuận đầy hứa hẹn từ việc li- xăng công nghệ đó cho các nước khác [9, tr.55].
Ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, M&A cần phải được xem xét đặt trong mối quan hệ với sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những điều khoản của Hiệp định TRIPs. Hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo thống kê, năm 2006 có 38 thương vụ, tổng giá trị 299 triệu USD, đến năm 2007 đã có tới 113 vụ, tổng giá trị lên tới 1,75 tỉ USD. Với những diễn biến trên thị trường tài chính hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo trong vòng 6 - 10 năm tới, sẽ có khoảng 35% - 50% số doanh nghiệp Việt Nam có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập. Đặc biệt là cuối năm 2009 và sang năm 2010, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ nở rộ [9, tr.18].
Phần lớn các thương vụ M&A ở nước ta được thực hiện giữa một doanh nghiệp nước ngoài là bên mua và một doanh nghiệp trong nước là bên bán hay bị sáp nhập. Theo báo cáo của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC),