1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012

149 454 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM o0o NGUYỄN TRUNG HẢI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 Chuyên ngành: Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội) Mã số: 60310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trƣờng THÁI NGUYÊN, NĂM 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 12 Chƣơng 1 12 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 12 1.1.1. Các khái niệm 12 1.1.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế 16 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế 20 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 22 1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 22 1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 28 Tiểu kết chƣơng 1 35 Chƣơng 2 37 NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 37 KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 37 2.1. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ 37 2.1.1. Vị trí địa lí 37 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 39 2.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội 46 2.1.4. Tác động của vùng trung du miền núi phía Bắc và các vùng lân cận 58 2.1.4. Đánh giá chung 61 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 61 2.2.1. Khái quát chung 61 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 69 2.2.3. Nhận xét chung tình hình phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên 101 2.3. NHẬN XÉT VỊ THẾ VAI TRÒ TRUNG TÂM VÙNG CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 106 2.3.1. Vị thế về vị trí địa lý trung tâm và đầu mối giao thông vận tải của vùng 106 2.3.2. Vị thế là đô thị lớn nhất Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 106 2.3.3. Vị thế trung tâm công nghiệp của vùng 107 2.3.4. Vị thế là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng 108 2.3.5. Vị thế là trung tâm y tế vùng 109 2.3.6. Vị thế là trung tâm văn hoá, lịch sử truyền thống 109 Tiểu kết chƣơng 2 110 Chƣơng 3 111 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 111 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 111 3.1.1. Quan điểm phát triển 111 3.1.2. Mục tiêu phát triển 113 3.1.3. Định hƣớng phát triển 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 129 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực 129 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 133 3.2.3. Giải pháp về phát triển thị trƣờng 136 3.2.4. Giải pháp phối hợp với các địa phƣơng trong vùng, cả nƣớc 137 3.2.5. Hoàn thiện bộ máy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 139 3.2.6. Giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể 139 Tiểu kết chƣơng 3 143 KẾT LUẬN 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 148 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là một nội dung đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, linh hoạt bảo đảm phát huy tối đa mọi lợi thế của một lãnh thổ nhƣ một chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đã đƣợc Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra ngay từ Đại hội lần thứ V (27 - 31/3/1982). Trên thực tế, quá trình chuyển biến kinh tế ở nƣớc ta theo xu hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với thế giới đã, đang diễn ra mạnh mẽ và đạt đƣợc nhiều kết quả. Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nƣớc đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế địa phƣơng hợp thành cơ cấu thống nhất, hoàn chỉnh của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy việc đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng là một việc làm quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trƣớc mắt mà còn là chiến lƣợc lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phƣơng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc. Tình hình phát triển kinh tế cả nƣớc nói chung, ở các địa phƣơng nói riêng là một vấn đề đƣợc những nhà nghiên cứu ở trung ƣơng và địa phƣơng quan tâm dƣới nhiều hình thức và góc độ khác nhau. Đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn vai trò của kinh tế địa phƣơng đối với sự phát triển nói chung của kinh tế cả nƣớc. Vì thế nên việc nghiên cứu tìm hiểu về nền kinh tế địa phƣơng là vô cùng quan trọng và hữu ích không chỉ cho cá nhân ngƣời nghiên cứu mà nó còn đóng góp nguồn tài liệu quý báu cho việc đề ra các kế hoạch, hoạch định phát triển. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, nằm trong vùng Đông Bắc, không chỉ là một trong những vùng chè nổi tiếng, mà nơi đây từng là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc, là “chiếc nôi” của công nghiệp luyện kim Việt Nam, với khu công nghiệp Gang Thép đƣợc xây dựng từ những năm cuối thập kỉ 50 (thế kỷ XX). Sự ra đời của các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ khai thác khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên dáng hình đặc trƣng của một trung tâm công nghiệp miền Bắc Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, đƣợc thành lập ngày 19/10/1962 cùng với sự hình thành khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Ngày 01/9/2010, thành phố đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên thành phố là 189,7 km 2 , dân số quy đổi gần 340.000 ngƣời năm 2012 (trong đó, dân số thƣờng trú là 287.910 ngƣời), đứng thứ 10 trong các đô thị có số dân đông nhất Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Vai trò, chức năng của thành phố đƣợc xác định nhƣ sau: (i) Là trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia: là một trong các trung tâm công nghiệp, giáo dục - đào tạo của cả nƣớc; (ii)Trung tâm tổng hợp cấp vùng: Y tế, thể thao, thƣơng mại, dịch vụ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; (iii) Là đầu mối giao thông quan trong kết nối các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng; (iv) Là đô thị động lực hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long); (v) Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua, cần có những nghiên cứu cụ thể về từng thời kì kinh tế để hoạch định chính sách xây dựng và phát triển kinh tế thời kì sau, làm cơ sở cho các cấp chính quyền hoạch định chính sách đầu tƣ, định hƣớng quy hoạch Thái Nguyên trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng trƣớc năm 2020. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học về địa lý kinh tế xã hội. Hơn nữa, bản thân tôi là ngƣời con của mảnh đất Thái Nguyên trẻ anh hùng này nên tự tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng, cả tỉnh và cả nƣớc nói chung trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, đƣợc sự định hƣớng của giảng viên hƣớng dẫn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam trải qua các giai đoạn và thời kì phát triển khác nhau, để tìm ra con đƣờng phát triển kinh tế phù hợp với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ điều kiện và hoàn cảnh của đất nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế trên nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ địa lí học, kinh tế lãnh thổ là một hƣớng nghiên cứu khá hoàn chỉnh và cơ bản. Thế mạnh của các công trình đó là đánh giá đƣợc tiềm năng, hạn chế của các nguồn lực tới sự phát triển của mỗi địa bàn, phân tích và đƣa ra bức tranh hiện trạng phát triển kinh tế lãnh thổ. Không chỉ đánh giá tiềm năng, hiện trạng các công trình này còn có khả năng dự báo, đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp cho sự phát triển kinh tế lãnh thổ trong tƣơng lai. Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế lãnh thổ phải kể đến là: Địa lý các vùng kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2009; Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2003. Ngoài ra, khía cạnh kinh tế lãnh thổ còn xuất hiện đan xen trong nhiều công trình nghiên cứu khác. Ví dụ nhƣ: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Lê Thông (chủ biên), NXB Sƣ phạm năm 2004; Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1, tập 2), Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, NXB Giáo dục năm 2003, NXB Sƣ phạm năm 2008; Tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đặng Văn Phan (chủ biên), NXB Giáo dục năm 2000; Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Trần Bình Trọng (chủ biên), NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2008. Trong đó, đối với lãnh thổ kinh tế, các công trình nghiên cứu đã đƣa ra những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, đồng thời đánh giá đúng những ảnh hƣởng của các nguồn lực đó tới phát triển kinh tế lãnh thổ trong từng giai đoạn khác nhau; phân tích hiện trạng phát triển kinh tế theo khía cạnh ngành và lãnh thổ. Đồng thời còn chỉ ra các xu hƣớng phát triển kinh tế trong tƣơng lai, trên cơ sở đó đề ra định hƣớng phát triển phù hợp. Trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ và phát triển kinh tế địa phƣơng. Kinh tế huyện là một trong những đề tài đƣợc nhiều tác giả lựa chọn, trong đó tiêu biểu là: Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học - Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, tác giả Hoàng Thị Thắm; Phát triển kinh tế huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học - Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Duy Nam. Những đề tài nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cứu đã đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế của địa phƣơng, phân tích hiện trạng kinh tế và đƣa ra mục tiêu, định hƣớng, giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn trong tƣơng lai, Các công trình khoa học khác nghiên cứu về Thái Nguyên nhƣ: Đoàn Văn Thủy (2010) với cuốn “Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010” nội dung đề cập tới cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu, thực trạng cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Nguyễn Văn Toàn (2010) với cuốn “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên” đã đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Văn Sơn (chuyên ngành Địa lý) bảo vệ Luận văn Thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên năm 2010. Đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997-2007)”của Bùi Thanh Tùng (Chuyên ngành Lịch sử) bảo vệ năm 2010 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Địa lí học của Lê Thanh Nguyên (2011) với đề tài “Phân tích quá trình đô thị hóa thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010” Ngoài ra còn có báo cáo tổng kết, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh. Các tài liệu Niên giám thống kê có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống Niên giám Cục, Thống kê Tỉnh Thái Nguyên đã phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong một thời kì lịch sử nhất định. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên mà cụ thể là ở giai đoạn 2000 – 2012. Vì thế nên việc tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiểu về phát triển kinh tế của tỉnh trong thời kì đổi mới 2000-2012 là công tác vô cùng quan trọng và cần thiết. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi của đề tài 3.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vào địa bàn thành phố Thái Nguyên nhằm đánh giá các nguồn lực và phân tích thực trạng phát triển kinh tế để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện có hiệu quả và bền vững trong thời kỳ đến 2020 và tầm nhìn 2030. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. - Đánh giá các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012. - Đề xuất các giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên ổn định và bền vững đến năm 2020. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các thế mạnh và hạn chế của thành phố Thái Nguyên cũng nhƣ thực trạng phát triển kinh tế theo nghành và sự phân bố theo lãnh thổ. - Về không gian nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố, tuy nhiên ở một số ngành (nông nghiệp) cần cố gắng đi sâu xuống các xã. Ngoài ra, đề tài cũng có so sánh Thành phố với toàn tỉnh Thái Nguyên hoặc với các thành phố lân cận, các huyện trong tỉnh. - Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu thông tin thu thập để phân tích trong khoảng thời gian từ 2006 - 2012, một số nội dung số liệu đề cập đến năm 2000. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Tính hệ thống làm đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc. Trong đề tài này việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguyên đƣợc đặt trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh và cả nƣớc. Đồng thời, thành phố Thái Nguyên cũng đƣợc coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống con (Nhƣ các cụm phƣờng, xã). Các hệ thống có mối quan hệ tƣơng tác, mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hƣởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Mọi sự vật hiện tƣợng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hƣởng của lãnh thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các quy luật phát triển và đƣa ra những định hƣớng tốt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng của thành phố. Đặc biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng nhƣ việc tổ chức hợp lý quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thành phố Thái Nguyên là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hƣởng và chi phối lẫn nhau. Quan điểm tổng hợp thể hiện rõ việc xem xét hiện trạng phát triển kinh tế trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. - Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên để thấy đƣợc những biến đổi của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn phát triển và xu hƣớng chuyển dịch các ngành kinh tế trong thành phố. Từ đó đánh giá đƣợc hiện trạng và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế đến năm 2020. - Quan điểm phát triển bền vững: Những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên quan điểm bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trƣờng, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu Để phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một lãnh thổ, cần phải có thông tin và nhiều khía cạnh khác nhau của các ngành và lãnh thổ. Cụ thể trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ luận văn này, tác giả phải thu thập những dữ liệu bằng số liệu thống kê, bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ các báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống nhất về mặt thời gian. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phân tích tình hình phát triển kinh tế, những yếu tố ảnh hƣởng, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên. - Phương pháp so sánh Đây là phƣơng pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lƣợng hoặc định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tự nhiên và nhân văn, so sánh phân tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất tƣơng tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các hiện tƣợng kinh tế, hiện tƣợng địa lý và xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. - Phương pháp thống kê toán học Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số phát triển, tính tỉ trọng các ngành so với tổng thể, so sánh, đánh giá để thấy đƣợc vị trí và sự chuyển biến của nền kinh tế thành phố Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa - Phương pháp thực địa Đây là phƣơng pháp dùng để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã đƣợc thu nhập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp và các hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tác giả phỏng vấn một số cán bộ địa phƣơng, hộ nông dân, các hộ kinh doanh về những lĩnh vực liên quan đến đề tài. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm những hiểu biết về địa phƣơng để đề xuất những giải pháp thiết thực. [...]... phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên nhanh, mạnh và bền vững 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành ba chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - Chương 2: Các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012 - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế. .. Nhƣ vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trƣởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và bảo đảm bảo công bằng xã hội Muốn phát triển kinh tế trƣớc hết phải có sự tăng trƣởng kinh tế Nhƣng không phải sự tăng trƣởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế Phát triển kinh tế đòi hỏi phải bao hàm các yêu cầu cụ thể là: - Mức tăng trƣởng kinh tế phải... trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên vùng, lãnh thổ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hƣớng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lƣợc kinh tế xã hội đã đề... nƣớc, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững với cơ cấu kinh tế đa dạng, phù hợp với một nền kinh tế thị trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở của và hội nập Là trung tâm của tỉnh, TP Thái Nguyên đang tập trung tiềm lực, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên Tiểu kết chƣơng 1 Phát triển kinh. .. sản xuất ngày càng phát triển, các ngành kinh tế ra đời Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu kinh tế tự phát hay tự giác Ở mỗi quốc gia, cơ cấu kinh tế là sự thể hiện ở chừng mực nhất định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn nhất định Do vậy chiến lƣợc phát triển kinh tế phải mang tính khách quan, khoa học, phù hợp với tình hình cụ thể đất nƣớc trong từng giai đoạn và phù hợp với... phản ánh những mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nƣớc trong hoạt động kinh tế Thông thƣờng cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng và miền núi… - Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng - lãnh... phát triển 5 Những đóng góp chủ yếu Đề tài đƣợc thực hiện sẽ đem lại những đóng góp thiết thực: - Đúc kết, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - Làm sáng tỏ lợi thế và cơ hội phát triển, các hạn chế và thách thức đối với nền kinh tế thành phố Thái Nguyên - Nhận diện nền kinh tế của thành phố theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát. .. trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và đƣợc coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng cuộc sống [1] - Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tƣơng ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ quyết định đến sự phát triển. .. quan tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của một thành viên xã hội Một nền kinh tế thƣờng có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hƣớng phát triển kinh tế Trong điều kiện... kinh tế, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc hai bên đƣờng quốc giới Có thể nói, trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển cơ cấu ngành kinh tế đa dạng Tuy nhiên, xuất phát điểm nền kinh tế của vùng còn thấp, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu nên sự phát triển các ngành kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của vùng Vì vậy, để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, . phát triển kinh tế - Chương 2: Các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012 - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế thành phố Thái. thành phố Thái Nguyên. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012. - Đề xuất các giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế thành phố. tiễn về phát triển kinh tế vào địa bàn thành phố Thái Nguyên nhằm đánh giá các nguồn lực và phân tích thực trạng phát triển kinh tế để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Cục Thống kê Thái Nguyên. Những kết quả chủ yếu tổng hợp từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 tỉnh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả chủ yếu tổng hợp từ Tổng điều tra dân số và nhà ở
[6]. Lê Thông (chủ biên) (2012), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thông (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2012
[7]. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên) (2012), Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
[8]. Ngô Doãn Vịnh, (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển king tế nhanh và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, NXB Chính trị quốc gia [9]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, NXB giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực và động lực cho phát triển king tế nhanh và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020", NXB Chính trị quốc gia [9]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), "Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam
Tác giả: Ngô Doãn Vịnh, (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển king tế nhanh và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, NXB Chính trị quốc gia [9]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia [9]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009)
Năm: 2009
[10]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2005
[11]. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên (2002), Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999, (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên
Năm: 2002
[12]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Thanh Nguyên (2013). Phân tích các nhân tố xác định vị trí trung tâm vùng của thành phố Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII, NXB Đại học Thái Nguyên, 2013. Tập 1, tr 1047 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Trường, Lê Thanh Nguyên (2013)
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Lê Thanh Nguyên
Nhà XB: NXB Đại học Thái Nguyên
Năm: 2013
[24]. UBND tỉnh Thái Nguyên - Báo các tổng kết phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và tầm nhìn đến năm 2020[25]. Các trang web…… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo các tổng kết phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và tầm nhìn đến năm 2020
[1]. Báo cáo phát triển con người của Việt Nam năm 2007 – 2008 Khác
[2]. Bộ xây dựng, Viện Quy hoạch đô thị - Nông thôn (2005). Thuyết minh tóm tắt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên Khác
[4]. Hoàng Thị Thắm, luận văn thạc sĩ (2012), Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012 Khác
[5]. Lê Thông (chủ biên) (2001), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam tập 2, NXB giáo dục Khác
[14]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009 (2010), Cục thống kê tỉnh Thái Khác
[15]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012 (2013), Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên Khác
[16]. Phòng Thống kê Thành phố Thái Nguyên, (2011), Số liệu Thống kê tình hình KT - XH Thành phố Thái Nguyên 2000 - 2011 Khác
[17]. Triệu Thị Minh Hồng, luận văn thạc sĩ kinh tế, (2009) Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Khác
[18]. UBND thành phố Thái Nguyên - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2012, 3 tháng đầu năm 2013, và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 – 2015 của thành phố Thái Nguyên Khác
[19]. UBND thành phố Thái Nguyên - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 Khác
[20]. UBND thành phố Thái Nguyên - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Khác
[21]. UBND thành phố Thái Nguyên - Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm theo giá hiện hành - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm theo giá hiện hành (Trang 30)
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2012 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 1.2. Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2012 (Trang 31)
Hình 2.1. Bản đồ vị trí TP. Thái Nguyên trong tỉnh Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.1. Bản đồ vị trí TP. Thái Nguyên trong tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)
Hình 2.2. Lƣợc đồ hành chính thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.2. Lƣợc đồ hành chính thành phố Thái Nguyên (Trang 39)
Bảng 2.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên (Trang 40)
Bảng 2.1. Tính hình sử dụng đất trong những năm gần đây - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.1. Tính hình sử dụng đất trong những năm gần đây (Trang 43)
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi quy mô dân số thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi quy mô dân số thành phố Thái Nguyên (Trang 47)
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số theo xã, phường năm 2012 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số theo xã, phường năm 2012 (Trang 49)
Hình 2.3. Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa các vùng - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.3. Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa các vùng (Trang 60)
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013 (Trang 62)
Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 63)
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2012 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2012 (Trang 65)
Bảng 2.8. Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo 3 khu vực kinh tế   của TP Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 (giá hiện hành) - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.8. Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo 3 khu vực kinh tế của TP Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 (giá hiện hành) (Trang 67)
Bảng 2.9. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.9. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Thái Nguyên (Trang 69)
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên (Trang 71)
Bảng 2.10. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo ngành  công nghiệp giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: Cơ sở công nghiệp) - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.10. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: Cơ sở công nghiệp) (Trang 72)
Bảng 2.11. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.11. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần (Trang 75)
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu   của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 83)
Bảng 2.13. Số thuê bao điện thoại cố định và Internet trên địa bàn thành phố - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.13. Số thuê bao điện thoại cố định và Internet trên địa bàn thành phố (Trang 86)
Bảng 2.15. Giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.15. Giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên (Trang 91)
Bảng 2.16. Tình hình sản xuất cây lương thực ở thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.16. Tình hình sản xuất cây lương thực ở thành phố Thái Nguyên (Trang 92)
Bảng 2.18. Diện tích và sản lƣợng một số cây công nghiệp hàng năm của thành - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.18. Diện tích và sản lƣợng một số cây công nghiệp hàng năm của thành (Trang 95)
Bảng 2.19. Tình hình sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.19. Tình hình sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 96)
Bảng 2.20. Tình hình sản xuất chè của một số xã, phường   trên địa bàn TP. Thái Nguyên qua các năm (Đơn vị: ha) - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.20. Tình hình sản xuất chè của một số xã, phường trên địa bàn TP. Thái Nguyên qua các năm (Đơn vị: ha) (Trang 97)
Bảng 2.21. Số lƣợng gia súc, gia cầm qua một số năm của TP. Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.21. Số lƣợng gia súc, gia cầm qua một số năm của TP. Thái Nguyên (Trang 98)
Bảng 2.22. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng qua một số năm - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.22. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng qua một số năm (Trang 99)
Bảng 2.23. Tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn TP. Thái Nguyên - Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012
Bảng 2.23. Tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn TP. Thái Nguyên (Trang 100)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w