Khái quát chung

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 61 - 69)

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dƣới tác động của khoa học- kĩ thuật, nền kinh tế thành phố Thái Nguyên có

sự thay đổi mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, ngày càng hoàn chỉnh và hợp lí hơn. Các ngành kinh tế có sự thay đổi cả chất và lƣợng. Sự phát triển đó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của thành phố, cũng nhƣ sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và cả nƣớc.

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012

1. Diện tích tự nhiên Km2 186,3 186,3 186,3

2. Dân số trung bình Ngƣời 279.689 283.333 287.910

3. Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng

- Theo giá cố định Triệu đồng 790,5 934,12 985,51

- Theo giá thực tế Triệu đồng 821,84 1167,26 1358,42

4. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha

đất nông nghiệp Triệu đồng 64 80 87

5. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt Tấn 30.590 32.228 31.144

- Thóc Tấn 25.850 27.250 26.019

- Ngô Tấn 4.740 4.978 5.125

6. Tổng đàn gia súc, gia cầm hàng

năm (Thời điểm 1.8)

- Trâu con 5.805 5.236

4.675

- Bò con 2.853 1.911 1.928

- Lợn con 64.962 52.015 54.110

- Gia cầm 1000 con 792 943 1.139

7. Số trang trại hiện có trên địa bàn có đến thời điểm 1/7 hàng

năm Trang trại 179 116 83

Tr.đó: Trang trại cây hàng năm Trang trại 0 1

Trang trại cây lâu năm Trang trại 1 1

Trang trại chăn nuôi Trang trại 97 116 81

Tr.trại nuôi trồng thuỷ sản Trang trại 0 0

8. Độ che phủ rừng %

9. Giá trị sản xuất công nghiệp

(theo giá cố định ) Triệu đồng 16616 18415,2 18.918

Trong đó: Công nghiệp cá thể Triệu đồng 223 262,5 284 10. Tổng thu Ngân sách Nhà nƣớc Triệu đồng 706.486 1.157.028 1.181.017 11. Tổng chi Ngân sách địa

phƣơng Triệu đồng 851.782 1.132.486 1.188.601

Nguồn: [13]

2.2.1.1. Quy mô, tăng trưởng kinh tế

Tổng GDP toàn TP tăng liên tục và tăng đều qua các năm. Năm 2000 mới chỉ đạt 1.049,4 tỉ đồng, đến năm 2006, tổng GDP của thành phố đạt 2.080 tỉ đồng tính theo giá so sánh năm 1994 (3.914,1 tỉ đồng theo giá hiện hành), tăng 14,3 % so với năm 2005 và là năm thứ 6 liên tiếp đạt tốc độ tăng trƣởng ở mức cao trên dƣới 11% (năm 2001 tăng 10,76%, năm 2002 tăng 11,54%, năm 2003 tăng 11,3%, năm 2004 tăng 11,95%, năm 2005 tăng 12,69% [21], Tới năm 2012, Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2012 đạt 4.495 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng đạt 12%. Trong đó: Dịch vụ - Thƣơng mại đạt 1.983 tỷ đồng, tăng 15,29% so với năm 2011; Công nghiệp - Xây dựng đạt 2.338 tỷ đồng, tăng 9,63% so với năm 2011; Nông – Lâm nghiệp đạt 174 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2011. [20]

Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu Các năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

A. Tổng giá trị tăng thêm. Tính theo giá hiện hành. Chia ra 3.777,00 4.495,60 5.341,10 7.018,40 8.719,50 9.883,00 12.543,00 - Công nghiệp xây dựng 1.919,00 2.235,20 2.590,40 3.353,20 4.186,50 4.692,00 5.983,00 - Dịch vụ 1.675,20 2.031,60 2.431,30 3.290,50 4.129,50 4.750,00 6.050,00 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp 182,8 228,80 319,40 374,70 403,50 441,00 510,00 B. Tổng giá trị tăng thêm. Theo

giá so sánh năm 1994 - Công nghiệp xây dựng 1.124,70 1.300,60 1.507,40 1.676,60 1.903,00 2.133,00 2.338,00 - Dịch vụ 820,20 961,50 1.137,70 1.304,70 1.507,50 1.712,00 1.983,00 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp 105,6 113,30 122,30 128,50 134,50 164,00 174,00

Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế TP đã có mức tăng trƣởng vƣợt bậc. Cụ thể là: giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trƣởng sản phẩm trên địa bàn TP đạt bình quân 7,4%/năm, đến giai đoạn 2001 – 2005 đạt 11,65%/năm (gấp gần 1,6 lần so với giai đoạn 5 năm trƣớc) và vƣợt 4,65 % so với chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XIV [21],

Tốc độ tăng trƣởng GDP trên địa bàn TP bình quân giai đoạn 2010 – 2012 đạt 13,09%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của TP Thái Nguyên luôn duy trì cao hơn mức tăng trƣởng chung của toàn tỉnh Thái Nguyên và của vùng TDMNBB.

Vƣợt lên khó khăn đó thành phố Thái Nguyên đã có chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bƣớc đầu đã thực hiện đƣợc nhiệm vụ kinh tế trong năm 2012. Cụ thể: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn thành phố đạt 12% (thấp hơn năm 2011), tốc độ phát triển kinh tế chƣa đạt mục tiêu đề ra là 14%. Cơ cấu kinh tế đạt 12.543 tỉ đồng, trong đó: ngành Dịch vụ - Thƣơng mại đạt 6.050 tỷ đồng (chiếm 48,24%); ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 5.983 tỉ đồng (chiếm 47,7%); ngành Nông - Lâm nghiệp đạt 510 tỉ đồng (chiếm 4,06%). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ thành phố, thu nhập bình quân dầu ngƣời ngày càng cao, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 42 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011). Giải quyết việc làm cho 6.500 lao động (bằng 99,2% so với năm 2011). Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 3% (tăng 0,4% so với năm 2011)

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006- 2012 của TP Thái Nguyên (Đơn vị: %)

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn. Trong đó: 14,3 15,8 16,5 12,4 14,0 13,2 12,0 - Ngành Công nghiệp và xây dựng 16,5 17,2 18,3 14,7 13,5 12,0 9,6 - Ngành dịch vụ 13,6 15,6 16,0 11,2 15,5 15,1 15,3 - Nông, lâm và ngƣ nghiệp 6,2 7,3 8,0 5,1 4,7 9,4 5,9 Giá trị SX bình quân đầu ngƣời (triệu đồng - giá hiện hành)

14,4 16,8 19,5 25,1 30,0 37,0 42,0

Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên, 2013.

Trong giai đoạn 2001 - 2006, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của TP cao hơn gần 1,3 lần so với mức bình quân trong toàn tỉnh (9,45%/năm) và gấp 1,15 lần mức bình quân của vùng TDMNBB (10,5%/năm). Tuy TP chỉ chiếm 21,47% dân số toàn tỉnh và 2,2% dân số toàn vùng TDMNBB nhƣng có tỉ lệ đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh và vùng. Năm 2012, GDP của TP chiếm tới hơn 50,0% GDP tỉnh.

So sánh tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố Thái Nguyên so với mức bình quân của tỉnh và cả nƣớc cho thấy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố luôn đạt ở mức cao hơn mức bình quân của tỉnh và cả nƣớc. Giai đoạn 2010 - 2012 tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng đi xuống, nguyên nhân là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với đó là lạm phát trong nƣớc có chiều hƣớng diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh chung đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2.7. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thành phố Thái Nguyên so với tỉnh và cả nƣớc

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

TP Thái Nguyên (%) 14,3 15,84 16,5 12,37 14 13,27 12

Tỉnh Thái Nguyên (%) 11,14 12,46 11,47 9,1 11 9,36 7,2

Cả nƣớc (%) 7,8 8,44 6,18 5,32 6,78 5,89 5,03

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên

2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành

Trong 10 năm qua, nhất là 5 năm gần đây, sự phát triển của 3 khu vực kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bƣớc khai thác đƣợc các lợi thế so sánh của một đô thị loại I, một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng lên và tỷ trọng của ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng lên từ 90,6% năm 2000 lên 93,7% năm 2005, 95,4% năm 2010 và 95,9% năm 2012. Tỷ trọng của ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp trong GDP giảm tƣơng ứng từ 9,4% xuống còn 6,3 % và 4,6% và 4,1% (xem bảng 2.7)

Xét theo ba ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tuy không ổn định qua các năm nhƣng ngành này vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm của tỉnh, năm 2005 chiếm 49,7%, năm 2006 chiếm 49,3% và năm 2012 là 47,7%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 1995 - 2001 nhƣng sau đó liên tục giảm đi chút ít trong các năm 2002 - 2004, đến năm 2005 tăng lên 44,0%, năm 2006 đạt 45,0% và năm 2012 tăng lên 48,2%. Tỷ trọng ngành này thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cần đạt đến đối với ngành dịch vụ của một đô thị. Hiện nay xu thế chung tại hầu hết các đô thị là khu vực dịch vụ thƣờng phải chiếm ít nhất 50% tổng sản phẩm. Một đô thị với vai trò trung tâm vùng nhƣ TP. Thái Nguyên) cần đạt tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm cao hơn nữa nếu muốn phát huy tốt vai trò trung tâm của mình. Ngành nông nghiệp tuy vẫn tăng trƣởng về giá trị tuyệt đối (bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2001-2006) nhƣng tỷ trọng trong tổng sản phẩm thành phố đã giảm đáng kể, phù hợp với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, hiện đại của cả nƣớc cũng nhƣ vùng và tỉnh. Năm 2012, khu vực này chỉ còn chiếm 4,1% trong

Bảng 2.8. Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo 3 khu vực kinh tế của TP Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2012 (giá hiện hành).

Đơn vị: %.

Năm Chỉ tiêu

2000 2005 2006 2008 2010 2011 2012

Tổng sản phẩm 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp và xây dựng 46,1 49,7 49,3 48,5 48,0 47,5 47,7

- Ngành Dịch vụ 44,5 44,0 45,0 45,5 47,4 48,0 48,2

- Nông, lâm và ngƣ nghiệp 9,4 6,3 5,7 6,0 4,6 4,5 4,1

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên, 2013.

Về đóng góp vào tăng trƣởng tổng sản phẩm của thành phố, ngành công nghiệp và xây dựng luôn đóng góp nhiều nhất cho tăng trƣởng kinh tế thành phố, tiếp đến là ngành dịch vụ và nông nghiệp.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất và ngày càng tăng lên nhanh chóng, hiện nay đạt trên 90%, chiếm ƣu thế cả về số cơ sở công nghiệp và số lao động trong ngành; công nghiệp khai thác giảm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc có mức tăng tƣơng đƣơng với công nghiệp chế biến, tuy nhiên chiếm tỉ trọng nhỏ.

Thế mạnh về dịch vụ, thƣơng mại, du lịch đƣợc khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ nhƣ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bƣu chính viễn thông, chứng khoán đƣợc quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, chất lƣợng một số loại hình dịch vụ chƣa thật sự cao.

Mặc dù chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chiếm 46,29% vào năm 2012 và ngày càng có xu hƣớng tăng lên, nhƣng cơ cấu nội ngành chậm chuyển dịch do lĩnh vực chăn nuôi không ổn định, sản xuất theo hƣớng trang trại, chăn nuôi công nghiệp còn nhiều hạn chế.

Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch và chất lƣợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm chƣa đạt mục tiêu đề ra.

2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

Từ việc phân tích số liệu về lực lƣợng lao động trong các ngành kinh tế thấy rằng, tốc chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có mức tăng chậm từ 11,63% năm 2005 lên 14,53% năm 2009; lao động trong ngành dịch vụ có mức chuyển dịch chậm, tăng từ 16,9% năm 2005 lên 17,15% năm 2009, chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2009 là 68,32%). Trong các năm qua, mặc dù đã có mức giảm về cơ cấu lao động, song mức giảm còn thấp, khoảng xấp xỉ 1%/năm, đây cũng là áp lực đối với tỉnh về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là đối với các vùng bị thu hồi đất sản xuất để đầu tƣ các công trình hạ tầng công cộng, khu đô thị, khu cụm công nghiệp. [21]

2.2.1.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của chính quyền thành phố, sự tham gia của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế phát triển trong và ngoài nƣớc, nền kinh tế thành phố Thái Nguyên đã có sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, chất lƣợng cuộc sống dân cƣ đƣợc cải thiện đáng kể và ngày càng nâng cao. Những điều đó đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà thành phố đã đạt trong thời gian qua

Thành phố Thái Nguyên luôn là đầu tàu, giữ vai trò động lực cho sự phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Những chỉ tiêu kinh tế của thành phố năm 2012 thƣờng chiếm tỉ lệ lớn và hơn hẳn so với các địa phƣơng khác trong toàn tỉnh.

Bảng 2.9. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Thái Nguyên so với toàn tỉnh năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị TP Tỉnh TP/tỉnh (lần)

Dân số Ngƣời 287.910 1.150.230 25%

Giá trị sản xuất (Giá HH) Tỷ đồng 12.543 24.090 52%

Cơ cấu GDP % 100 100

- Công nghiệp-xây dựng % 47,7 41,2

- Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp % 4,1 21,0

- Dịch vụ % 48,2 37,8

Giá trị sản xuất/ ngƣời (giá HH)

Triệu đồng 42 25,6 164%

Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng)

Tỷ đồng 1.010 8.676 12%

Nguồn:[15] [20]

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 61 - 69)