2.2.3.1. Những kết quả đạt được
a) Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển
Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế TP đã có mức tăng trƣởng vƣợt bậc. Giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trƣởng sản phẩm trên địa bàn TP đạt bình quân 7,4%/năm, đến giai đoạn 2001 – 2005 đạt 11,65%/năm (gấp gần 1,6 lần so với giai đoạn 5 năm trƣớc) và vƣợt 4,65 % so với chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XIV [21],
Tốc độ tăng trƣởng GDP trên địa bàn TP bình quân giai đoạn 2010 – 2012 đạt 13,09%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của TP Thái Nguyên luôn duy trì cao hơn mức tăng trƣởng chung của toàn tỉnh Thái Nguyên và của vùng TDMNBB. Trong cùng giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của TP cao hơn gần 1,3 lần so với mức bình quân trong toàn tỉnh (9,45%/năm) và gấp 1,15 lần mức bình quân của vùng TDMNBB (10,5%/năm). Tuy TP chỉ chiếm 21,47% dân số toàn tỉnh và 2,2% dân số toàn vùng TDMNBB nhƣng có tỉ lệ đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh và vùng. Năm 2006, GDP của TP chiếm tới 50,12% GDP tỉnh và 6,03% GDP vùng TDMNBB [21]. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng trong những giai đoạn nhất định không đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính vá suy thoái toàn cầu, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội 5 năm 2006 – 2010 khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn 5 năm trƣớc, nhƣ vậy các kết quả đạt đƣợc là rất đáng khích lệ. Các năm 2006-2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra; các năm 2008-2010 chịu tác động lớn của khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế và khó khăn nội tại của nền kinh tế cả nƣớc và của tỉnh, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2008 vẫn đạt 11,47%, năm 2009 ƣớc đạt 9,1%, năm 2010 đạt trên 11%.
Các ngành, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông lâm nghiệp, thủy sản đều có bƣớc phát triển. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lƣơng thực. Tăng trƣởng khu vực dịch vụ xấp xỉ mục tiêu đề ra, ngành công nghiệp mặc dù chịu tác động lớn của suy thoái kinh tế song vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng và đang từng bƣớc phát triển.
b) Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Những kết quả đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã tạo điều kiện để huy động đƣợc nguồn vốn đầu tƣ khá lớn. Thu hút đầu
bản trên địa bàn đạt khá; cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, Vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn thành phố đã tăng nhanh… góp phần phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng số vốn đầu tƣ trên địa bàn thành phố đạt 18.500 tỉ đồng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là nguồn vốn ngân sách với 25% tƣơng ứng 4.625 tỉ đồng.
c) Cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực
Cải cách thủ tục hành chính đã có chuyển biến căn bản. Tiến hành thống kê, rà soát, đơn giản hóa đƣợc các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Thành phố đã thực hiện công bố các bộ thủ tục hành chính giúp ngƣời dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp đã có chuyển biến đáng kể, cùng với sự phân cấp của Trung ƣơng cho địa phƣơng, thành phố đã thực hiện phân cấp mạnh trên tất cả các lĩnh vực cho các cấp chính quyền địa phƣơng. Công tác kiểm tra, giám sát của các ngành các cấp đƣợc đẩy mạnh đã góp phần thực hiện tốt các chủ trƣơng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Chính quyền các cấp tới cơ sở đƣợc từng bƣớc củng cố và tăng cƣờng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới; lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao.
d) Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đạt được những kết quả nhất định.
Đạt đƣợc những thành tựu trên đây là nhờđịnh hƣớng đúng đắn của Đảng về đƣờng lối đổi mới nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, sự quyết tâm và thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền và sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các ngành các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp phấn đấu thực hiện tốt nhất các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã đề ra.
2.2.3.2. Những hạn chế chủ yếu
- Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và những yếu tố nội sinh của nền kinh tế, một số chỉ tiêu kế hoạch không đạt kế hoạch đề ra, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp chịu tác động trực tiếp, dẫn đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế không đạt kế hoạch; một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng đạt ở mức thấp.
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt cao nhƣng chƣa đồng đều và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thành phố; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng chậm
- Trong nông nghiệp, tốc độ tăng trƣởng phân ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp chƣa đạt hiệu quả cao. Năng suất lao động nông nghiệp chƣa cao.
- Chi phí sản xuất trong ngành công nghiệp vẫn còn cao. Trung tâm công nghiệp phát triển chậm, hàm lƣợng công nghệ trong nhiều sản phẩm chế tác thấp. Số lƣợng các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chƣa xứng với tiềm năng của thành phố.
- Tốc độ tăng trƣởng của ngành dịch vụ chƣa cao, loại hình dịch vụ còn đơn diệu, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn hạn chế. Nhiều lĩnh vực dịch vụ chƣa đƣợc hình thành và khai thác có hiệu quả, chƣa đáp ứng kịp tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố; chƣa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành và các địa phƣơng để hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ; chƣa tạo đƣợc một số ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố; chƣa khai thác đƣợc tiềm năng và lợi thế của từng địa phƣơng.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, nhƣng hàng hóa gia công còn chiếm tỉ trọng đáng kể, công tác quản lí nhà nƣớc về dịch vụ xuất khẩu chƣa đƣợc tăng cƣờng.
- Kết cấu hạ tầng các xã còn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong thành phố.
- Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ phát triển còn thấp; các dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực sản xuất tiến độ triển khai còn rất chậm, đặc biệt nhiều dự án đƣợc chấp thuận đầu tƣ nhƣng chậm triển khai hoặc không triển khai đã ảnh hƣởng trực tiếp
- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nƣớc, công tác giáo dục - đào tạo chƣa thực sự gắn kết với sử dụng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chƣa tƣơng xứng với vị trí là trung tâm vùng về đào tạo.
- Khoa học công nghệ chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của khoa học công nghệ trong phát triển và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm trong thành phố đối với nền kinh tế. [21]
2.2.3.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Do những tác động khó lƣờng từ bên ngoài, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; tình hình thiên tai, dịch bệnh xẩy ra ảnh hƣởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có nƣớc ta. Do vậy cũng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nói chung và trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng
b) Nguyên nhân chủ quan
Môi trƣờng đầu tƣ mặc dù đã đƣợc cải thiện, song vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tƣ và ngƣời dân. Chất lƣợng thu hút đầu tƣ vào tỉnh còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tƣ chậm triển khai thực hiện nhƣng chƣa có chế tài xử lý làm ảnh hƣởng đến việc thu hút các dự án đầu tƣ của các nhà đầu tƣ có đủ năng lực triển khai thực hiện.
Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của của một số ngành và cấp chƣa quyết liệt, đồng bộ dẫn tới hiệu quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội còn hạn chế.
Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đồng đều, năng lực còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Công tác quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. [20]