Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 133 - 136)

3.2.2.1. Chính sách phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và các Quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nƣớc, của vùng, tiến hành triển khai rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực còn thiếu hoặc cần điều chỉnh, bổ sung để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển cụ thể của từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và huy động các nguồn vốn thực hiện có hiệu

quả 5 chƣơng trình hành động, 16 đề án về các lĩnh vực trọng tâm và 45 dự án, quy hoạch và công trình trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.

Lựa chọn một số ngành, sản phẩm mang tính đột phá để tập trung nguồn lực đầu tƣ, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển ngành, lĩnh vực.

Trong lĩnh vực đầu tƣ công, ƣu tiên đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đến các vùng kinh tế trọng điểm, nối liền các cụm, khu công nghiệp với các tuyến giao thông huyết mạch; đầu tƣ hạ tầng cho nông nghiệp, bảo đảm an ninh lƣơng thực; đầu tƣ bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai cho các vùng xung yếu; quan tâm đầu tƣ phát triển y tế, giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo.

Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện các chƣơng trình, dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2011-2015 để rút kinh nghiệm, đồng thời đề xuất bổ sung xây dựng các chƣơng trình, đề án, công trình trọng điểm theo hƣớng gắn với ngành, lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ để thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, bảo đảm tính khả thi.

3.2.2.2. Chính sách về quảng bá, tiếp thị địa phương và xúc tiến đầu tư

Xây dựng đề án xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của thành phố ra ngoài tỉnh, nƣớc ngoài trong đó cần xác định rõ mục tiêu các nhà đầu tƣ mà thành phố cần hƣớng tới để từng bƣớc tiếp cận, lôi kéo để thu hút đầu tƣ; xây dựng hình ảnh địa phƣơng TP Thái Nguyên năng động, tạo lợi thế khác biệt, tạo môi trƣờng thân thiện giữa chính quyền, ngƣời dân, xã hội với doanh nghiệp, các doanh nhân - những ngƣời đang tìm cơ hội đầu tƣ.

Kịp thời khắc phục ngay những tồn tại, yếu kém, thông qua các kênh thông tin để truyền đạt tới khách hàng - nhà đầu tƣ những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục những tồn tại, yếu kém, xử lý cán bộ công chức nhũng nhiễu đối với nhà đầu tƣ…

Bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách về thu hút đầu tƣ bảo đảm tính công khai, minh bạch của chính sách; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ có nhu cầu đầu tƣ và có năng lực tài chính có thể tiếp cận, triển khai thực hiện các dự án nhanh và thuận tiện nhất giảm chi phí ra nhập thị trƣờng…; đồng thời có chế tài xử lý nghiêm các cá

3.2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng

Trong giai đoạn 2011-2015, đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 3, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt... đƣợc đầu tƣ và hoàn thành sẽ tạo ra lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội cho TP Thái Nguyên. Do vậy việc tạo quỹ đất và quản lý quỹ đất sạch để thu hút đầu tƣ là một nhiệm vụ quan trọng đối với TP Thái Nguyên.

- Việc phát triển hạ tầng phải gắn kết với hình thành và phát triển các khu cụm công nghiệp, khu đô thị, bảo đảm sử dụng có hiệu quả đất đai.

- Trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp và làng nghề phải gắn với các giải pháp về quản lý và bảo vệ môi trƣờng

- Bảo đảm đƣợc sự hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc với ngƣời dân; nhà nƣớc với nhà đầu tƣ khi thực hiện các chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để đầu tƣ các công trình công cộng, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.

3.2.2.4. Tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

a) Công tác cải cách hành chính: nghiên cứu, rà soát, xoá bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính bao cấp, quan liêu, rƣờm rà gây phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Nhất là các lĩnh vực xây dựng cơ bản; thu hút đầu tƣ; đất đai; đăng ký kinh doanh; cấp phép các loại; cán bộ; tiền lƣơng...; Hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hƣớng công khai, đơn giản và thuận tiện cho nhân dân.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống hành chính. Đẩy mạnh cải cách các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, chuyển dần những việc, những dịch vụ công do cơ quan nhà nƣớc thực hiện cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nƣớc gọn nhẹ, theo nguyên tắc các sở ngành quản lý đa ngành nghề, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý nhà nƣớc chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật bằng pháp luật, chính sách, hƣớng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

- Chấn chỉnh kỷ luật hành chính trong hệ thống các cơ quan hành chính, từng bƣớc hiện đại hóa nền hành chính, mở rộng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế.

b) Đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: để thực hiện tốt công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng các công trình dự án trọng điểm theo kế hoạch của thành phố. Phải tập trung, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, có giải pháp thích hợp, tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo kiên quyết, động viên sự tham gia của cộng đồng và nhà đầu tƣ triển khai đồng bộ. Để thực hiện đƣợc cần làm tốt một số giải pháp sau:

- Kiện toàn, bổ sung bộ máy thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng từ thành phố tới các xã, thị trấn, có kế hoạch chuyển đổi mô hình thành trung tâm phát triển quỹ đất phù hợp với Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009.

- Kịp thời bổ sung các quy định về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho phù hợp với những văn bản thay đổi của nhà nƣớc về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng.

- Quy hoạch các khu tái định cƣ và bố trí kinh phí để xây dựng các khu tái định cƣ vì hiện nay vƣớng mắc lớn nhất trong GPMB phụ thuộc vào tái định cƣ. Ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng khu tái định cƣ.

- Hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính đối với các địa phƣơng còn thiếu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)