2.1.2.1. Địa hình
Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của thành phố. Địa hình của thành phố đƣợc coi nhƣ là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Vùng đất tƣơng đối bằng phẳng và đồi thấp
tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, đƣợc hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều đồi núi cao. Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o - 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố thể hiện bảng sau:
Bảng 2.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Cấp 1 (0-3 độ) 5 366,65 28,81 2. Cấp 2 (3-8 độ) 1 567,80 8,42 3. Cấp 3 (8-15 độ) 1 454,86 7,81 4. Cấp 4 (15-20 độ) 1 754,79 9,42 5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 353,87 1,90 6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2 271,97 12,19 7. Đất chuyên dùng 3 161,16 16,97 8. Đất ở 1 553,22 8,34 9. Sông, suối, Ao hồ 1 146,24 6,15 Tổng cộng 18 630,56 100,00
Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, 2010
Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau nhƣ sau: - Địa hình đồng bằng:
+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10 – 15m.
+ Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 – 30 m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn. - Địa hình gò đồi đƣợc chia thành ba kiểu:
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 – 70 m. + Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 – 125 m.
+ Kiểu địa hình đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 – 150 m.
- Địa hình núi thấp: có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu nhƣ chiếm chọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp đƣợc cấu tạo bởi năm loại đá chính: Đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axit.
- Địa hình nhân tác ở thành phố Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn nhƣ hồ Núi Cốc, Cây Si... [5] [21]
Nhƣ vậy, mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhƣng địa hình thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành phố cho việc canh tác nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội nói chung so với nhiều địa phƣơng khác trong vùng trung du miền núi phía Bắc.
2.1.2.2. Địa chất
Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp nhƣ của tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thành phố có hệ tầng địa chất Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Đặc điểm về địa chất của thành phố không tạo cho thành phố có nhiều khoáng sản, nhiên liệu, kim loại và phi kim loại nhƣ những địa phƣơng khác trong tỉnh. Tuy nhiên, đặc điểm địa chất của thành phố đa tạo nên diện mạo cảnh quan nhƣ ngày nay, với nhiều kiểu địa hình độc đáo, nhiều thắng cảnh có giá trị du lịch cao. [5] [21]
2.1.2.3. Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thƣờng lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Khí hậu Thành phố có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm.
- Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1500 – 2500 mm. Tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên quá lớn. Đối với tỉnh, dự tính lƣợng nƣớc mƣa lên
tới 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ; Theo thời gian lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.
- Giống nhƣ tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hƣởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ đƣợc những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn. [5] [21]
Nhƣ vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông – lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
2.1.2.4. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 18.630,56 ha, nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, xung quanh đƣợc bao bọc bởi hai con sông là sông Cầu và sông Công nên có địa hình tƣơng đối bằng phẳng so với các tỉnh xung quanh nhƣ Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, với độ cao trong khoảng 10 – 20 m trên mực nƣớc biển. Thành phố có một hệ thống đê và các tuyến đƣờng đã đƣợc tôn cao để ngăn lũ và bảo vệ thành phố.
Ngoài ra, tại khu vực phụ cận bao gồm các huyện Phổ Yên, huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình chủ yếu là đất nông nghiệp. Thêm vào đó, thành phố còn có địa hình và địa chất công trình thuận lợi cho phát triển đô thị.
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012 của thành phố Thái Nguyên, tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 18.630,56 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 12.098,5 ha, chiếm 65,0 % diện tích đất tự nhiên; đất chuyên dùng là 4.594,6 ha, chiếm 24,7 % diện tích đất tự nhiên; đất ở là 1.569,0 ha, chiếm 0,8 %; đất chƣa sử dụng là 367,6 ha. Nhìn chung, diện tích đất đô thị bình quân đầu ngƣời của Thành phố vào loại cao so với các đô thị lớn trong vùng và cả nƣớc. Hiện tại còn khoảng 367,6 ha đất chƣa sử dụng và diện tích đất nông nghiệp trên 12.000 ha, cho nên Thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị.
Bảng 2.1. Tính hình sử dụng đất trong những năm gần đây Đơn vị: ha Năm 2010 2011 2012 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 18.630,56 18.630,56 18.630,56 1. Đất Nông nghiệp 9.278,93 9.278,93 9.199,24 Đất trồng cây hàng năm 5.275,07 5.275,07 5.193,86 Đất trồng lúa 3.606,06 3.606,06 3.560,30
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 17,57 17,57 17,57
Đất trồng cây hàng năm khác 1.651,44 1.651,44 1.615,99
Đất trồng cây lâu năm 4.003,86 4.003,86 4.005,38
2. Đất Lâm nghiệp (Diện tích
đất có rừng) 2.904,03 2.904,03 2.900,09
Rừng tự nhiên (phòng hộ) 984,82 984,82 983,86
Rừng trồng 1.919,21 1.919,21 1.916,23
Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ che phủ)
3. Đất ở 1.557,30 1.557,30 1.569,01 Đất ở nông thôn 556,21 556,21 501,51 Đất ở thành thị 1001,09 1001,09 1067,5 4. Đất chuyên dùng 4.520,42 4.520,42 4.594,57 5. Đất chƣa sử dụng 369,88 369,88 367,65 Đất bằng chƣa sử dụng 281,65 281,65 279,42
Đất đồi núi chƣa sử dụng 88,23 88,23 88,23
Núi đá không có rừng cây
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2012. Phòng Thống kê thành phố
2.1.2.5. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc của thành phố Thái Nguyên bao gồm nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm hiện nay đang đƣợc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của huyện. Về đặc điểm thủy văn, trên địa bàn Thành phố có 2 con sông chính chảy qua:
- Sông Cầu bắt nguồn từ xã Phƣơng Viên (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Phú Lƣơng và địa bàn thành Phố Thái Nguyên theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó tiếp tục chảy qua tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, hợp lƣu với sông Thƣơng ở ngã ba Phả Lại và nhập vào hệ thống sông Thái Bình. Sông có diện tích lƣu vực 3.480 km2. Đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lƣu dài 25 km; ở
đoạn này dòng sông mở rộng từ 70 đến 100 m. Lƣu lƣợng nƣớc bình quân mùa mƣa 620 m3/s (trong những ngày lũ, lƣu lƣợng nƣớc lên tới 3.500 m3/s). Mùa khô lƣu lƣợng nƣớc nhỏ, chỉ đạt bình quân 3,32 m3
/s.
- Sông Công, xƣa còn gọi là Giã Giang (sông Giã), sông Mão, chảy dọc phía tây TP Thái Nguyên gần dƣới chân núi Tam Đảo, tạo thành ranh giới tự nhiên với huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá, chảy qua huyện Đại Từ vào thành phố. Đoạn chảy qua thành phố dài 15 km. Vào mùa mƣa, lƣu lƣợng nƣớc của sông Công trong lũ đạt 1.880 m3
/s. Mùa khô lƣu lƣợng nƣớc rất nhỏ, chỉ 0,32 m3
/s.
Dòng sông đã đƣợc ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3
nƣớc có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tƣới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 93 hồ, ao vừa và nhỏ tập trung ở 25 xã phƣờng, là nơi dự trữ nƣớc cho sản xuất nông, công nghiệp, tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái. Nguồn nƣớc ngầm ở khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có trữ lƣợng lớn. [5] [21]
Theo đánh giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi với quy mô nhỏ.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay chƣa có thống kê cụ thể về tài nguyên khoáng sản của thành phố Thái Nguyên nhƣng có thể kết luận là tiềm năng khoáng sản của bản thân thành phố là không đáng kể. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nói chung, TP Thái Nguyên nói riêng nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng với thăm dò có 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyết định đến phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp của thành phố. Thành phố có điều kiện về giao thông, thu hút tài nguyên tƣơng đối dễ dàng từ các huyện thị trong tỉnh cũng thƣ các tỉnh lân cận để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mình.
Ngoài ra do có hai tuyến sông lớn chảy qua nên đã cung cấp cho thành phố một lƣợng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Mỏ than nội địa Khánh Hòa thuộc xã Phúc Hà có trữ lƣợng than rất lớn.
[5] [21]
2.1.2.7. Tài nguyên du lịch
Với vai trò là trung tâm của tỉnh và vùng trung du miền núi phía Bắc, thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Thái Nguyên là đầu mối giao lƣu của các tour du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hóa du lịch của tỉnh và vùng trung du miền núi phía Bắc. Trên địa bàn thành phố có một số danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử (Trong đó có hai di tích cấp quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh) nhƣ: Địa điểm cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội Cấn, địa điểm lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu công nghiệp Gang Thép, Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trƣờng tiểu học rẻo cao khu tự trị Việt Bắc (Nay là trƣờng Vùng Cao Việt Bắc); Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Chùa Hồng Long, Chùa Đán, Chùa Phủ Liễn, Chùa Yna, chùa Đồng Mỗ; Hồ Núi Cốc, không gian văn hóa chè Tân Cƣơng...
Hồ Núi Cốc với diện tích mặt hồ 25km2, trong hồ có nhiều đảo lớn nhỏ; ở đây hiện tại đã xây dựng các khu du lịch nghỉ dƣỡng, thu hút đƣợc khá nhiều khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Trong tƣơng lai khu vực này sẽ là nơi nghỉ cuối tuần của khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, góp phần quan trọng cho phát triển ngành dịch vụ của thành phố.
Có thể nói các điểm du lịch Thái Nguyên kết hợp với các tỉnh bạn nhƣ Cổ Loa, Hồ Đại Lải, Hội Lim (Bắc Ninh), Tam Đảo, Đền Hùng (Vĩnh Phúc), Tân Trào (Tuyên Quang), Hồ Ba Bể, Bắc Bó (Cao Bằng)... tạo ra các tuyến du lịch hấp dẫn. [5] [21]
Những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, cùng với những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của những dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn thành phố, những món ăn đặc sản, những giá trị văn hóa, nghệ thuật…đã tạo nên tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành du lịch thành phố và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và nền kinh tế toàn thành phố