Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế và mục đích cao nhất của phát triển con người là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống toàn diện: điều kiện sống tốt, trường thọ, khoẻ mạnh và có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo cũng như có cơ hội tham gia cộng đồng, nắm bắt quyền lực và có tiếng nói trong xã hội. Do đó, các nỗ lực giảm nghèo con người trong giai đoạn hiện nay đã vượt qua mục tiêu đảm bảo một mức thu nhập tối thiểu, hướng tới một khung toàn diện hơn nữa để mở rộng cơ hội và phát huy khả năng nắm bắt cơ hội, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, đồng thời giảm và bảo vệ dân số không nghèo trước các cú sốc ngày càng gia tăng về y tế, giáo dục, môi trường… đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia liên tục tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều nhất quán cho rằng cần nhìn nhận nghèo theo phương pháp đa chiều mới trong đó nghèo thu nhập chỉ là một trong số nhiều thiếu hụt mà người nghèo phải đối diện. Huyện Phú Xuyên là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội, được hưởng nhiều lợi thế trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố. Với xuất phát điểm là một vùng đất thuần nông, có nhiều làng nghề truyền thống, những năm qua Phú Xuyên đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đời sống kinh tế của người dân đã được nâng lên đáng kể, nhìn chung nghèo vật chất không còn là vấn đề lớn. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển chung của thời đại, các khía cạnh nghèo con người, nghèo xã hội đang tồn tại khá rõ rệt ở huyện Phú Xuyên. Các thiếu hụt trong đời sống xã hội tồn tại đa dạng như: không được tiếp cận nguồn nước sạch, sử dụng nhà vệ sinh không đạt chuẩn, các thành viên trong hộ gia đình không có đầy đủ bảo hiểm y tế, hộ nghèo sống trong ngôi nhà xuống cấp, ốm đau bệnh tật, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước cũng như các vấn đề xã hội khác. Điều này khiến cho người dân rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều.
Trang 1PH¹M THÞ THU HIÒN
NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh: KINH TÕ PH¸T TRIÓN
ngêi híng dÉn khoa häc: gs.ts NG¤ TH¾NG LîI
Hµ Néi - 2014
Trang 2Tôi xin cam đoan: Luận văn này thật sự là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện qua quá trình học tập, nghiên cứu, công tác và hướng dẫn khoa học của
GS.TS NGÔ THẮNG LỢI – Đại học Kinh tế Quốc dân, không sao chép của các
luận văn, luận án nào khác
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu do cá nhân điều tra, phỏng vẩn được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan, khoa học và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Phạm Thị Thu Hiền
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU 13
1.1 Nghèo khổ và ý nghĩa của việc nghiên cứu nghèo khổ 13
1.1.1 Sự phát triển và hoàn thiện trong quan niệm về nghèo 13
1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nghèo khổ 18
1.2 Nghèo đa chiều 20
1.2.1 Quan niệm về nghèo đa chiều và sự hoàn thiện trong phương pháp tính nghèo đa chiều 20
1.2.2 Phương pháp đánh giá nghèo khổ đa chiều sử dụng chỉ số MPI 29
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42
2.1 Giới thiệu về huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội 42
2.1.1 Giới thiệu chung 42
2.1.2 Đặc điểm kinh tế 43
2.1.3 Đặc điểm dân số và nguồn lao động: 45
2.1.4 Công tác giảm nghèo: 45
2.1.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: 46
2.2 Tình hình thực hiện chương trình, chính sách liên quan đến các phương diện nghèo đa chiều giai đoạn 1010 – 2014 46
2.3 Phân tích thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội 48
2.2.1 Thực trạng nghèo đa chiều huyện Phú Xuyên theo phân tích tỷ lệ nghèo đa chiều MPI 48
2.2.2 Thực trạng nghèo đa chiều huyện Phú Xuyên theo các nhân tố cấu thành 58
Trang 42.3.1 Những mặt tích cực góp phần giảm tình trạng nghèo đa chiều 76
2.3.2 Những tồn tại làm tăng tình trạng nghèo đa chiều: 78
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN 83
3.1 Định hướng giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên 83
3.1.1 Các căn cứ để xác định định hướng giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên 83
3.1.2 Quan điểm giảm nghèo đa chiều 84
3.1.3 Định hướng 86
3.1.4 Mục tiêu giảm nghèo đa chiều huyện Phú Xuyên đến năm 2020 87
3.2 Một số kiến nghị của tác giả trong việc giảm thiểu nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên 88
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống: 88
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế: 102
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và việc làm 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 51 OPHI : Oxford Poverty and Human Development Initiative (Viện Nghiên cứu nghèo và Phát triển con người, trường ĐH Oxford, Mỹ)
2 MPI : Chỉ số nghèo đa chiều
3 HPI : Chỉ số nghèo khổ con người
4 HDI : Chỉ số phát triển con người.
5 UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
6 UNDP : United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên hợp quốc)
7 LHQ : Liên hợp quốc
8 TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
9 ĐH : Đại học
10 UBND : Ủy ban nhân dân
11 HĐND : Hội đồng nhân dân
12 UN : United nation ( Liên Hợp Quốc)
13 BHYT : Bảo hiểm y tế
14 BHXH : Bảo hiểm xã hội
15 BVTV : Bảo vệ thực vật
16 HTX : Hợp tác xã
17 HND : Hội nông dân
Trang 6Hình 1.1: Cấu tạo chỉ số nghèo đói đa chiều MPI 26
Bảng 2.1: Đo lường nghèo đa chiều 51
Bảng 2.2 Tỷ lệ nghèo đếm đầu theo chỉ số thành phần của từng nhóm quan sát 54
Bảng 2.3 Tỷ lệ nghèo đa chiều từng địa điểm quan sát 56
Bảng 2.4 Xác định trọng số của từng địa điểm 57
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tử vong trẻ em năm 2013(%) 69
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng huyện Phú Xuyên (%) 71
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2013 (%) 72
Biểu đồ 2.4: Tình hình sử dụng nước của dân cư huyện Phú Xuyên 61
Biểu đồ 2.5: Tình hình cấp nước sạch huyện Phú Xuyên năm 2013(%) 62
Trang 7PH¹M THÞ THU HIÒN
NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh: KINH TÕ PH¸T TRIÓN
Hµ Néi - 2014
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vàophát triển con người Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêucủa phát triển kinh tế và mục đích cao nhất của phát triển con người là tạomôi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống toàn diện:điều kiện sống tốt, trường thọ, khoẻ mạnh và có môi trường để phát huy khảnăng sáng tạo cũng như có cơ hội tham gia cộng đồng, nắm bắt quyền lực và
có tiếng nói trong xã hội Do đó, các nỗ lực giảm nghèo con người trong giaiđoạn hiện nay đã vượt qua mục tiêu đảm bảo một mức thu nhập tối thiểu,hướng tới một khung toàn diện hơn nữa để mở rộng cơ hội và phát huy khảnăng nắm bắt cơ hội, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, đồng thời giảm
và bảo vệ dân số không nghèo trước các cú sốc ngày càng gia tăng về y tế,giáo dục, môi trường… đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia liên tục tái cấutrúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Các nhà nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều nhất quán cho rằng cầnnhìn nhận nghèo theo phương pháp đa chiều mới trong đó nghèo thu nhập chỉ
là một trong số nhiều thiếu hụt mà người nghèo phải đối diện
Huyện Phú Xuyên là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố HàNội, được hưởng nhiều lợi thế trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xãhội của toàn thành phố Với xuất phát điểm là một vùng đất thuần nông, cónhiều làng nghề truyền thống, những năm qua Phú Xuyên đã có sự phát triểnvượt bậc về kinh tế, đời sống kinh tế của người dân đã được nâng lên đáng kể,nhìn chung nghèo vật chất không còn là vấn đề lớn Tuy nhiên theo xu hướngphát triển chung của thời đại, các khía cạnh nghèo con người, nghèo xã hộiđang tồn tại khá rõ rệt ở huyện Phú Xuyên Các thiếu hụt trong đời sống xãhội tồn tại đa dạng như: không được tiếp cận nguồn nước sạch, sử dụng nhà
vệ sinh không đạt chuẩn, các thành viên trong hộ gia đình không có đầy đủ
Trang 9bảo hiểm y tế, hộ nghèo sống trong ngôi nhà xuống cấp, ốm đau bệnh tật, ônhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước cũng như các vấn đề xã hội khác.Điều này khiến cho người dân rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều.
2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu có liên quan:
Nghèo đa chiều những năm qua đã thu hút được sự quan tâm, phân tích
trong các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế.
2.1 Thế giới
- “Nghiên cứu nghèo đa chiều” của tổ chức OPHI
- Ấn phẩm “Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2010”,
- Báo cáo kết quả dự án “ Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị tại Hà
Nội và TP.HCM năm 2010, UNDP.
- Luận văn “Xây dựng chỉ số nghèo đa chiều Việt Nam và đánh giá
ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến nghèo đa chiều”, thạc sĩ Nguyễn Hồng
Vân, khoa Toán kinh tế, ĐH.Kinh tế quốc dân, 2011
Những báo cáo này bước đầu đã phản ánh khá đầy đủ và cụ thể bứctranh về tình trạng nghèo khổ và mức sống thực tế của người nghèo tại ViệtNam, đóng góp những giải pháp hữu hiệu cho công cuộc xóa đói giảm nghèo,phát triển con người của đất nước ta
Từ những phân tích trên, việc nghiên cứu tình trạng nghèo đa chiều vànhững nguyên nhân dẫn đến nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên đang làmột chủ đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao Chính vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội” làm luận văn khoa học của mình
Trang 103 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo đa chiều, bao gồm: khái niệm vềnghèo đa chiều, nhận diện và đo lường nghèo đa chiều
- Đo lường và đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên,thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực nghèo
- Định hướng và khuyến nghị giải pháp giảm nghèo đa chiều ở huyệnPhú Xuyên
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
*Đối tượng nghiên cứu: Nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội
*Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
Về mặt thời gian: đánh giá tình hình nghèo đa chiều tại Phú Xuyên giai
đoạn từ năm 2010 đến nay
*Phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tác giả trình bày kết cấu bài luận văngồm ba chương như sau:
Chương I: Khung lý thuyết nghiên cứu nghèo đa chiều.
Chương II: Thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội
Chương III: Định hướng và kiến nghị giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội
Trang 11CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
1.1 Nghèo khổ và ý nghĩa của việc nghiên cứu nghèo khổ.
1.1.1 Sự phát triển và hoàn thiện trong quan niệm về nghèo.
i) Nghèo khổ vật chất: Trong các nghiên cứu cơ bản về nghèo từ đầu
những năm 70 thế kỷ XX, nghèo chỉ được coi là sự nghèo khổ về tiêu dùnghay nghèo khổ vật chất, với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị
coi là nghèo đói, đó là sự "thiếu hụt" so với một mức sống nhất định, mà sự
thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vàokhông gian và thời gian
ii) Nghèo khổ con người: Khác với quan niệm nghèo khổ vật chất,
nghèo khổ tổng hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảmbảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”
Sự hoàn thiện tiếp tục của khái niệm nghèo khổ con người của UN năm
2003 cho thấy những yêu cầu về phát triển con người đặt ra ngày càng caohơn, nó không chỉ chú ý đến những thiệt thòi của con người về vật chất haynhững nhu cầu cơ bản mà còn chú trọng đến các khía cạnh về quyền conngười, sự tự do, tiếng nói, nhân quyền của mỗi cá nhân Có thể nói nghèo khổvật chất là nấc thang đầu tiên tạo nền tảng cho sự phát triển của khái niệmnghèo khổ con người, nghèo khổ đa chiều
1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nghèo khổ
- Nghiên cứu nghèo khổ con người chỉ ra những căn nguyên trực tiếp
và gián tiếp gây nên tình trạng nghèo khổ của một cá nhân/ một hộ gia đình,một cộng đồng dân cư
- Nghiên cứu nghèo khổ con người với mục đích cao nhất là hướng đếnviệc hoạch định pháp luật, chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ người nghèo,mang lại cho người nghèo một cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc
Trang 121.2 Nghèo đa chiều
1.2.1 Quan niệm về nghèo đa chiều và sự hoàn thiện trong phương pháp tính nghèo đa chiều.
1.2.1.1 Quan niệm về nghèo đa chiều:
1.2.1.2 Sự hoàn thiện trong phương pháp tính nghèo đa chiều.
Trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả đề cập đến 2 chỉ số sử dụng đánhgiá nghèo đa chiều đó là:
(1) Chỉ số phát triển con người (HDI - Human development index)được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq và nhàkinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990
(2) Chỉ số nghèo khổ con người (HPI - Human Poverty Index) được
UNDP đưa ra sử dụng trong Báo cáo phát triển con người lần đầu tiên năm
1997
(3) Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index)được phát triển bởi Viện nghiên cứu nghèo khổ và phát triển con ngườitrường đại học Oxford, Mỹ và được UNDP đưa vào sử dụng đánh giá trong
Báo cáo phát triển con người toàn cầu lần đầu tiên năm 2010
Về cơ bản ý nghĩa và các tiêu chí cấu thành chỉ số nghèo khổ tổng hợpMPI vẫn không thay đổi so với HPI, tức là nó phản ánh mức độ thiếu hụt củamỗi cá nhân theo 3 tiêu chí: sức khoẻ, giáo dục và chất lượng cuộc sống Tuyvậy, các yếu tố cấu thành mỗi tiêu chí có hoàn thiện theo hướng đưa vàonhiều nội dung hơn HPI sử dụng trung bình cả nước để phản ánh những thiếuhụt tổng hợp trong 3 khía cạnh y tế, giáo dục, chất lượng sống HPI không thểxác định thiếu hụt ở mức cụ thể một cá nhân, một hộ gia đình hoặc nhóm dân
cư MPI đã giải quyết được những thiếu sót này khi chỉ ra được số lượngngười nghèo ở mỗi khía cạnh thiếu hụt và trung bình có bao nhiêu thiếu hụt
mà người nghèo phải đối mặt hay cường độ nghèo đa chiều tác động lênngười nghèo
Trang 131.2.2 Phương pháp đánh giá nghèo khổ đa chiều sử dụng chỉ số MPI.
1.2.2.1 Lựa chọn đơn vị phân tích
1.2.2.2 Chọn chiều phân tích và chỉ tiêu phân tích: bao gồm 3 chiều ( y tế,
giáo dục, mức sống) được cụ thể hóa thành 10 chỉ tiêu thành phần
1.2.2.3 Tính toán chỉ số nghèo đa chiều
Giá trị của MPI được tính theo kết quả tính toán hai giá trị cá biệt là: tỷ
lệ nghèo đa diện đếm đầu và mức độ tập trung của nghèo đói tức
MPI = H x A
(i) Tỷ lệ nghèo đa diện đếm đầu (H) được tính bằng cách chia số
người nghèo đa diện cho tổng dân số được điều tra: H= q
n
Trong đó q là số người thuộc diện nghèo đa diện và n là tổng dân sốđược điều tra
(ii) Mức độ tập trung của nghèo đói hay độ sâu nghèo đói (A) là số
lượng thiếu hụt trung bình mà một người nghèo đa diện đang chịu
d
q
c q
Trong đó c là tổng số những mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèođang có, và d là tổng số các chỉ số thành phần được xem xét
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều.
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của địa phương
1.2.3.2 Các chính sách của Nhà nước
1.2.3.3 Rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác
1.2.3.4 Dân số và nguồn lao động
1.2.3.5 Đặc điểm cơ sở hạ tầng Kinh tế - Kỹ thuật – Xã hội
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI HUYỆN PHÚ
XUYÊN, TP.HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu về huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Namthành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện ThườngTín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sôngHồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa,
Hà Nội
2.1.2 Đặc điểm kinh tế.
Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào Vềnông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh tác, là vùngđất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp,chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quantrọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, giasúc
Bên cạnh đó, Phú Xuyên cũng là cái nôi của rất nhiều làng nghề nổitiếng
Kinh tế Huyện những năm qua có những tiến bộ vượt bậc song nhìnchung là mức độ phát triển còn thấp so với các đơn vị hành chính khác trêncùng phạm vi của Thủ đô Hà Nội
2.1.3 Đặc điểm dân số và nguồn lao động:
Phú Xuyên có dân số hơn 200 nghìn người, số người lao động đang làmviệc chiếm 51% tổng dân số, tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuấtnông nghiệp chiếm 65% tổng số lao động; phần lớn dân cư gắn bó với nghềnông và tham gia sản xuất sản phẩm của các làng nghề thời gian nông nhàn
Trang 15Chất lượng lao động huyện Phú Xuyên nhìn chung còn thấp, chủ yếu làlao động phổ thông, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo thấp ( thấp hơn40%) Ở các làng nghề truyền thống, số nghệ nhân giỏi nghề ít, khả năng nắmbắt công nghệ của người lao động còn hạn chế.
2.1.4 Công tác giảm nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo thu nhập trên địa bàn huyện Phú Xuyên có chiều hướnggiảm rõ rệt giai đoạn 2010-2013 từ 19% xuống còn 4,04% năm 2013, trong
đó 2,5% số hộ gia đình vẫn còn sống trong tình trạng thiếu đói
2.1.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chung của huyện nhìn chung được chútrọng đầu tư phát triển tuy nhiên còn chưa đồng đều, một số lĩnh vực chưa đápứng được nhu cầu của đời sống xã hội
2.2 Tình hình thực hiện chương trình, chính sách liên quan đến các phương diện nghèo đa chiều giai đoạn 1010 – 2014.
- Chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo
- Chương trình miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và họcsinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
- Chương trình xây mới/ sửa nhà cho hộ nghèo
- Chương trình đào tạo nghề
- Chương trình vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo
- Chương trình xây dựng nông thôn mới
Nhìn chung, huyện rất tích cực trong thực hiện các chủ trương, chínhsách của Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên trong điềukiện đánh giá theo phương pháp nghèo đa chiều hiện nay, các chương trình xãhội đang thực hiện trên địa bàn nêu trên còn ở mức độ đơn lẻ, nặng tính cấpphát chưa có sự lồng ghép, chưa tính toán đến sự phát triển toàn diện conngười theo góc độ mà phương pháp nghèo đa chiều đề cập
Trang 162.3 Phân tích thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội.
2.2.1 Thực trạng nghèo đa chiều huyện Phú Xuyên theo phân tích tỷ lệ nghèo đa chiều MPI
2.2.1.1 Quá trình thực hiện điều tra:
- Chọn mẫu điều tra
- Chọn các tiêu chí đánh giá và thiết kế mẫu điều tra
- Tổng hợp số liệu điều tra
2.2.1.2 Kết quả điều tra.
Kết quả nhận được từ tính toán số liệu điều tra là tỷ lệ nghèo đa chiềucủa nhóm 1 (7,84%) cao gấp 3 lần nhóm 2 (2,5%) Xét theo tỷ lệ nghèo đếmđầu của từng lĩnh vực thì nhóm 1 có tỷ lệ nghèo đếm đầu trong hai lĩnh vực y
tế là 17,65% và mức sống là 34,65% cao hơn hẳn nhóm 2 với tỷ lệ nghèo đếmđầu trong hai lĩnh vực y tế là 12,12% và mức sống là 24,75% Tỷ lệ nghèođến đầu trong lĩnh vực giáo dục của 2 nhóm gần tương đương nhau và đạtmột tỷ lệ rất thấp với 1,47% (nhóm 1) và 1,52% (nhóm 2)
Trang 17*) Tỷ lệ đếm đầu hộ nghèo theo chỉ số phân tích trong từng lĩnh vựcthành phần của hai nhóm:
Bảng 2.2 Tỷ lệ nghèo đếm đầu theo chỉ số thành phần của từng nhóm
quan sát
(%)
Nhóm 2 (%)
Không có tài sản thiết yếu 16,67% 15,15%
Trang 18(xe máy, ô tô,…)
Ở nhóm 1 tất cả các hộ gia đình trong diện khảo sát chưa được cấp
nước sạch từ nhà máy/ trung tâm nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày mà toàn
bộ là sử dụng nguồn nước giếng khoan có hoặc không có hệ thống bể lọc vànước mưa Các chỉ số thành phần đóng góp nhiều làm tăng tình trạng nghèo
đa chiều lần lượt là nước sạch (100%), ô nhiễm môi trường (45,1%), nhà tiêukhông hợp vệ sinh (26,47%), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (20,59%)
Ở nhóm 2, kết quả ghi nhận 69,7% hộ gia đình được khảo sát chưađược cấp nước sạch từ nhà máy/ trung tâm nước sạch Các chỉ số thành phầnđóng góp nhiều làm tăng tình trạng nghèo đa chiều lần lượt là nước sạch, hộnghèo không có nhà tiêu hợp vệ sinh (28,79%), ô nhiễm môi trường (19,7%),
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (16,67%)
**) Tỷ lệ nghèo đa chiều của từng nhóm quan sát:
Bảng 2.3 Tỷ lệ nghèo đa chiều từng địa điểm quan sát
Tỷ lệ nghèo đa chiều
Đánh giá chung về chỉ số MPI của huyện Phú Xuyên:
(1) Tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện Phú Xuyên cao hơn nhiều lần sovới Hà Nội và các vùng đồng bằng phát triển Nếu xét trên khía cạnh nghèovật chất (nghèo thu nhập theo chuẩn nghèo) thì tỷ lệ nghèo của huyện PhúXuyên chỉ 4,04% Rõ ràng, tỷ lệ nghèo vật chất chưa phản ánh đủ tình hìnhnhững hộ gia đình nghèo khổ các khía cạnh phi vật chất Một vấn đề nổi cộmchung của huyện là tình hình cấp nước sạch còn rất hạn chế, tỷ lệ hộ được sử
Trang 19dụng nước sạch còn rất thấp
(2) Nhóm xã có làng nghề có cả tỷ lệ nghèo tổng hợp và cường độnghèo cao hơn đáng kể so với nhóm xã sản xuất nông nghiệp thuần túy; phầnlớn nguyên nhân là do vấn đề ô nhiễm môi trường và tỷ lệ hộ không được sửdụng nước sạch của nhóm 1 cao hơn nhiều so với nhóm 2 Từ đó dẫn đếnkhoảng cách nghèo đa chiều giữa 2 nhóm cũng khá rõ rệt
(3) Với tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn huyện là 5,56% thì nghèo theodiện rộng của huyện Phú Xuyên ở mức cao hơn nhiều lần so với số liệu ghinhận của Hà Nội ( Hà Nội năm 2011 nghèo theo diện rộng là 1,5%), cường độnghèo cao, ở mức tương đương với cường độ nghèo của Hà Nội năm 2011(34,9%) Như vậy tính tại thời điểm này, có thể kết luận là nghèo cả theodiện rộng và chiều sâu của huyện Phú Xuyên đang ở mức khá cao
(4) Nhìn chung nghèo đa chiều ở cả 2 nhóm nghiên cứu đều do đónggóp chủ yếu từ 4 nhân tố nước sạch, nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ô nhiễmmôi trường, và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Bên cạnh đó, 6 nhân tố cònlại mức độ đóng góp tương tự nhau ở 2 nhóm và mức độ đóng góp làm tăngnghèo đa chiều không đáng kể
2.2.2 Thực trạng nghèo đa chiều huyện Phú Xuyên theo các nhân tố cấu thành
2.2.2.1 Về chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh những thành quả đạt được về đổi mới diện mạo nông thôn,trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội, cải thiện mức thu nhập cho người dânthì đời sống xã hội hiện nay vẫn đang tồn tại một số bất cập mang tính thời sựcao như:
- Vấn đề cung cấp nước sạch từ nhà máy nước sạch cho hộ gia đình sửdụng
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải bừa bãi từ sinh hoạt
và từ các làng nghề
- Vấn đề xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tại một số xã chưa đạt tỷ
Trang 20lệ cao ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân
2.2.2.2 Về y tế
- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em: số liệu thống kê chính thức cũngnhất quán với số liệu điều tra mà tác giả thu được rằng tỷ lệ tử vong trẻ sơsinh và trẻ em giai đoạn 2010-2014 của huyện Phú Xuyên rất thấp, thấp hơnnhiều so với tỷ lệ chung của cả nước và có chiều hướng giảm dần theo thờigian
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở huyện Phú Xuyên giảm qua các năm(Từ 14,5% năm 2010 còn 11,4% tại thời điểm tháng 6 năm 2014)
2.2.2.3 Về giáo dục.
Số liệu thống kê ghi nhận rất nhiều thành tựu của huyện Phú Xuyêntrong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn toàn thống nhất với số liệu điềutra
2.3 Kết luận về nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên và những nguyên nhân của tình trạng nghèo đa chiều.
2.3.1 Những mặt tích cực góp phần giảm tình trạng nghèo đa chiều
- Lĩnh vực chất lượng cuộc sống: 100% hộ dân được sử dụng điện từlưới điện quốc gia Các hộ nghèo được xét duyệt hỗ trợ theo chính sách hỗ trợxây sửa nhà nên không còn tình trạng hộ gia đình ở trong những ngôi nhà tồitàn, không có khả năng chống đỡ trước thiên tai bất ngờ Kết cấu hạ tầngnông thôn cũng được chú trọng phát triển Các dịch vụ xã hội cơ bản ( BHYT,BHXH) không những được mở rộng mà huyện còn thực hiện rất nghiêm túcchế độ chính sách cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn qua đó góp phầnnâng cao tuổi thọ và chất lượng dịch vụ y tế Các cấp Hội nông dân (HND)huyện Phú Xuyên cùng nhau tích cực xây dựng, củng cố tổ chức hội, đoànkết, giúp nhau phát triển kinh tế
- Lĩnh vực y tế: tỷ lệ tử vong trẻ em giảm, số lượng trẻ em được tiêmchủng ngày càng được mở rộng Vấn đề dinh dưỡng trẻ em cũng có nhữngbước tiến đáng kể trong thời gian gần đây
Trang 21- Lĩnh vực giáo dục: số trường lớp tăng, đầu tư cho giáo dục luôn đượcđặt ở trọng tâm, tỷ lệ trẻ em nhập học tăng, tỷ lệ tốt nghiệp tăng, hầu hết trẻ đihọc đúng độ tuổi trừ những trường hợp do điều kiện sức khỏe không đảm bảo.Không có tình trạng trẻ không học hết 5 năm và thực tế tỷ lệ tốt nghiệp trunghọc phổ thông của huyện hàng năm rất cao.
2.3.2 Những tồn tại làm tăng tình trạng nghèo đa chiều:
- Lĩnh vực chất lượng cuộc sống:
+ Thiếu hụt nghiêm trọng về tiếp cận nước sạch
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang gây nhiều bức xúc cho ngườidân trong huyện, đặc biệt tại một số làng nghề
+ Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh chưa cao
- Lĩnh vực y tế: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể bụbẫm ở trẻ em huyện Phú Xuyên vẫn còn khá phổ biến
- Lĩnh vực giáo dục: Bệnh thành tích vẫn tồn tại, tỷ lệ học sinh tốtnghiệp các cấp học cao nhưng chất lượng đào tạo thấp Tỷ lệ lao động nôngnghiệp đã qua đào tạo cũng thấp ( dưới 40%) Chưa có sự liên kết chặt chẽgiữa công tác đào tạo nghề và đầu ra việc làm nên người lao động vẫn rất lúngtúng khi ra nghề
** Nguyên nhân của những tồn tại:
(1) Do mức độ phát triển kinh tế của huyện: còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.
(2) Luật pháp, chính sách của nhà nước liên quan đến các khía cạnh nghèo đa chiều chưa thực sự chưa phát huy hiệu quả cao.
(3) Nguồn kinh phí bố trí, chương trình hành động vì mục tiêu phát triển con người trên địa bàn huyện còn rất hạn chế.
(4) Nhận thức, tư duy của người dân còn hạn chế.
(5) Hệ thống theo dõi, giám sát các chương trình giảm nghèo của Huyện còn thiếu tính đồng bộ và sát sao.
CHƯƠNG 3
Trang 22ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở
HUYỆN PHÚ XUYÊN
3.1 Định hướng giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên.
3.1.1 Các căn cứ để xác định định hướng giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên.
- Phương hướng phát triển chung
- Chương trình xóa đói giảm nghèo
3.1.2 Quan điểm giảm nghèo đa chiều.
- Quan điểm 1: Giảm nghèo đa chiều phải đặt trong mối tương quanvới sự phát triển của các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của huyện
- Quan điểm 2: Phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọngvấn đề nghèo đa chiều và giảm nghèo đa chiều để có kế hoạch hành động phùhợp, tránh sự trùng lặp với các chương trình xóa đói, giảm nghèo hiện nay
- Quan điểm 3: Giảm nghèo đa chiều tức là phải luôn coi trọng yêu cầunâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với ngườinghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách trong điều kiện xây dựng nềnkinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
- Quan điểm 4: Giảm nghèo đa chiều phải có, sự tham gia và sự phốihợp thực hiện nhịp nhàng giữa nhà chức trách, các tổ chức xã hội, tổ chức từthiện và quần chúng nhân dân
3.1.3 Định hướng
Thứ nhất, cần định hướng vào việc phổ biến, nâng cao kiến thức và
hiểu biết của các cán bộ chuyên ngành, của toàn xã hội trong việc nhận diện
và đo lường nghèo đa chiều
Thứ hai, do nguồn lực có hạn đòi hỏi cần thiết phải lựa chọn những lĩnh
vực trọng tâm giảm nghèo đa chiều nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đầu tư
Trang 23Dựa trên tiêu chí đó, các giải pháp trong thời gian tới của huyện PhúXuyên cần tập trung vào các vấn đề theo thứ tự ưu tiên như sau:
1 Nước sạch và vệ sinh
2 Ô nhiễm môi trường
3 Nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh
4 Dinh dưỡng trẻ em
5 Đào tạo nghề và việc làm
3.1.4.1 Mục tiêu tổng quát
Tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả các hộ gia đình đềuđược bảo vệ, sống và phát triển toàn diện
3.1.4.2 Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, Tỷ lệ nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên dưới 3%
- Về dinh dưỡng, đến năm 2020, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống còn5%
- Về nước sạch và vệ sinh: 100% dân số nông thôn và dân số thành thịđược cung cấp nước sạc; khoảng 90% các hộ gia đình khó khăn và 100% dân
số thành thị có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn
- Về chất lượng môi trường sống: chấm dứt tình trạng ô nhiễm môitrường đất, nước, không khí do hoạt động xả thải trái phép gây ra
- Về đào tạo nghề và việc làm: 100% công nhân ra trường thạo nghề,
bố trí việc làm cho 80% lao động đã qua đào tạo
3.2 Một số kiến nghị của tác giả trong việc giảm thiểu nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên.
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống:
3.2.1.1 Giải pháp phát triển kinh tế
3.2.1.2 Giải pháp phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
3.2.1.3 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư duy của người dân.3.2.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành luật, chính sách của nhà nướcliên quan đến các khía cạnh nghèo đa chiều
3.2.1.5 Quy hoạch làng nghề hợp lý
3.2.1.6 Thực hiện thắng lợi Chương trình “Xây dựng nông thôn mới” trên
Trang 24toàn Huyện.
3.2.1.7 Giải pháp hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát các chương trìnhgiảm nghèo của Huyện
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
3.2.2.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng y tế huyện
3.2.2.2 Hoàn thiện chất lượng dịch vụ y tế
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và việc làm.
Trang 25PH¹M THÞ THU HIÒN
NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh: KINH TÕ PH¸T TRIÓN
ngêi híng dÉn khoa häc: gs.ts NG¤ TH¾NG LîI
Hµ Néi - 2014
Trang 26MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vàophát triển con người Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêucủa phát triển kinh tế và mục đích cao nhất của phát triển con người là tạomôi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống toàn diện:điều kiện sống tốt, trường thọ, khoẻ mạnh và có môi trường để phát huy khảnăng sáng tạo cũng như có cơ hội tham gia cộng đồng, nắm bắt quyền lực và
có tiếng nói trong xã hội Do đó, các nỗ lực giảm nghèo con người trong giaiđoạn hiện nay đã vượt qua mục tiêu đảm bảo một mức thu nhập tối thiểu,hướng tới một khung toàn diện hơn nữa để mở rộng cơ hội và phát huy khảnăng nắm bắt cơ hội, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, đồng thời giảm
và bảo vệ dân số không nghèo trước các cú sốc ngày càng gia tăng về y tế,giáo dục, môi trường… đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia liên tục tái cấutrúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Các nhà nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đều nhất quán cho rằng cầnnhìn nhận nghèo theo phương pháp đa chiều mới trong đó nghèo thu nhập chỉ
là một trong số nhiều thiếu hụt mà người nghèo phải đối diện Chẳng hạn cónhiều trẻ em trong các hộ gia đình không nghèo theo thu nhập không đượcđến trường Theo số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình 2012 ở Việt Nam thìtrong số các trẻ em từ 6-14 tuổi không đến trường thì có tới 66% trẻ là thuộccác hộ không nghèo Như vậy sử dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều
sẽ cung cấp thông tin tốt hơn về tình trạng nghèo cho các bên liên quan, từ đócải thiện việc hoạch định và thực thi chính sách giảm nghèo
Trang 27Huyện Phú Xuyên là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố HàNội, được hưởng nhiều lợi thế trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xãhội của toàn thành phố Với xuất phát điểm là một vùng đất thuần nông, cónhiều làng nghề truyền thống, những năm qua Phú Xuyên đã có sự phát triểnvượt bậc về kinh tế, đời sống kinh tế của người dân đã được nâng lên đáng kể,nhìn chung nghèo vật chất không còn là vấn đề lớn Tuy nhiên theo xu hướngphát triển chung của thời đại, các khía cạnh nghèo con người, nghèo xã hộiđang tồn tại khá rõ rệt ở huyện Phú Xuyên Các thiếu hụt trong đời sống xãhội tồn tại đa dạng như: không được tiếp cận nguồn nước sạch, sử dụng nhà
vệ sinh không đạt chuẩn, các thành viên trong hộ gia đình không có đầy đủbảo hiểm y tế, hộ nghèo sống trong ngôi nhà xuống cấp, ốm đau bệnh tật, ônhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước cũng như các vấn đề xã hội khác.Điều này khiến cho người dân rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều Tuynhiên hiện nay, khái niệm nghèo đa chiều vẫn còn rất mới và lạ, các cấp chínhquyền xã, huyện mới chỉ tập trung cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ nghèotheo tiêu chí nghèo thu nhập, điều này khiến cho tác động hỗ trợ của cơ chế,chính sách đối với công cuộc phát triển con người toàn diện theo tiêu chígiảm nghèo con người, nghèo xã hội còn rất hạn chế
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nghèo đa chiều ở Việt Nam
Nghèo đa chiều những năm qua đã thu hút được sự quan tâm, phân tích
trong các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế.
2.1 Thế giới:
2.1.1 Nghiên cứu nghèo đa chiều của tổ chức OPHI
Một công trình công phu và có độ phủ tầm quốc tế là nghiên cứu nghèo
đa chiều của tổ chức OPHI Các chuyên gia của tổ chức này đã thống kê sốliệu từ 104 nước với dân số khoảng 5,2 tỷ người (chiếm 78% tổng dân số toàn
Trang 28cầu), có khoảng 1.7 tỉ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ đa chiều(chiếm khoảng 1/3 tổng dân số) Con số này vượt quá 1.3 tỷ người cùng ở cácnước này nếu tính theo ngưỡng 1.25$/ngày- phương pháp được chấp nhậnphổ biến đo lường nghèo cùng cực
Theo cách đo sử dụng chỉ số nghèo đa chiều MPI này, có đến một 1/2người nghèo trên thế giới sống ở Nam á (51% hay 844 triệu người) và 1/4người nghèo sống ở châu Mỹ ( 28% hoặc 458 triệu người) Thậm chí ở cácnước có nền công nghiệp phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, việcphân tích chỉ số nghèo đói đa chiều bộc lộ tính dai dẳng của sự nghèo khổsâu sắc Ấn Độ là một trường hợp điển hình, chỉ số nghèo đa chiều của Ấn
Độ (55,4%) đã chỉ ra một mức nghèo đói cao hơn so với nghèo tính theo thunhập (42%) Như vậy, nếu dựa vào thu nhập để đánh giá thì sẽ không phảnánh được chính xác sự nghèo khổ của con người
2.1.2 Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2010, UNDP.
Năm đầu tiên UNDP chính thức sử dụng phương pháp tính nghèo đachiều sử dụng chỉ số đói nghèo đa chiều MPI trong Báo cáo phát triển conngười thường niên Bên cạnh những kết luận tương tự như nghiên cứu nghèo
đa chiều mà tổ chức OPHI thực hiện như phân tích trên, báo cáo này còn chỉ
ra mối liên hệ giữa số người nghèo đa chiều và cường độ nghèo tác động lênnhóm người nghèo đó Mối quan hệ này là phù hợp đến ngạc nhiên: hầu hết,quốc gia mà có tỷ lệ nghèo tổng hợp đếm đầu cao hơn có xu hướng có cường
độ nghèo cao hơn Đồng thời, một giá trị ngoại lai thú vị xuất hiện đó là một
số quốc gia có tỷ lệ nghèo tổng hợp đếm đầu thấp nhưng cường độ nghèo cao(như Myanmar, Philippines và Việt Nam) và một số quốc gia có tỷ lệ nghèotổng hợp đếm đầu cao nhưng cường độ đói nghèo thấp (như Bangladesh,Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Congo)
Trang 29Tỷ lệ nghèo đa chiều khác nhau khá lớn giữa khác khu vực, từ 3%người được đo là nghèo đa chiều ở khu vực Châu Âu và Trung Á đến 65%người nghèo đa chiều ở tiểu vùng Shahara – Châu Phi, Nam Á Tiểu vùngShahara – Châu Phi và Nam Á được đánh giá là nơi mà tỷ lệ người nghèo đachiều cao nhất Thế giới Trong hầu hết các khu vực Đông Á và Thái BìnhDương, bao gồm Trung Quốc và Thái Lan, tỷ lệ nghèo đa chiều tương đốithấp Tuy nhiên, hơn một nửa số người Campuchia được đánh giá là nghèo đachiều, chủ yếu là do thiếu điện, vệ sinh môi trường và nhiên liệu nấu ăn.
2.2 Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứutrong nước đã nội địa hóa chỉ số nghèo đa chiều để xây dựng các công trìnhnghiên cứu nghèo đa chiều ở cả qui mô quốc gia đến qui mô địa phương (tỉnh/thành phố), từ góc độ dân số chung đến góc độ thành phần như nghèo đachiều ở trẻ em Trong phạm vi luận văn, tác giả tóm lược kết quả một sốnghiên cứu, báo cáo nghèo đa chiều cụ thể sau:
2.2.1 Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011, UNDP.
Năm 2011, UNDP công bố Báo cáo Quốc gia về phát triển con ngườivới tên “ Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người” Nguyên lý trọng tâmcủa báo cáo là tăng trưởng kinh tế trong nội hàm về bản chất là không tựđộng mang lại sự phát triển con người cao hơn Sự thành công của một quốcgia không thể đo lường một cách đơn giản bằng thu nhập quốc dân Thay vào
đó, con người là tài sản thực sự của các quốc gia và đầu tư phát triển conngười là cách tốt nhất để đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững
Trong báo này, UNDP đưa vào tính toán chỉ số MPI cho Việt Nam Sốliệu tính toán cho năm 2008 chỉ ra một điểm đáng ngạc nhiên khi có sựchênh lệch khá lớn của tỷ lệ người nghèo tính theo phương pháp cũ và
Trang 30phương pháp đa chiều; tỷ lệ người nghèo tính theo chi tiêu của Việt Namnăm 2008 là 14,5%, chỉ số HPI của Việt Nam trong năm 2008 là 10,93% tuynhiên chỉ số nghèo đói đa chiều MPI của Việt Nam ở mức 23,3% Độ sâu đóinghèo dựa trên số liệu MPI của Việt Nam ở mức cao 40% Điều này cho thấytrong khi tỷ lệ nghèo đa chiều tương đối thấp, những người nghèo này phảigánh chịu rất nhiều những thiếu hụt khác nhau và tỷ lệ dân số có nguy cơ trởthành nghèo đa chiều lên tới 20% Tỷ lệ nghèo đa chiều MPI cao hơn so với
tỷ lệ nghèo tiền tệ ở 4 trên 6 vùng của Việt Nam chứng tỏ đo lường nghèotheo phương pháp nghèo vật chất hiện nay không còn phù hợp với trình độphát triển của Việt Nam, mà nghèo con người, nghèo xã hội là cấp độ đángquan tâm hơn Tỷ lệ nghèo đếm đầu MPI cao nhất ở những vùng nghèo nhất
cả nước đó là miền núi, trung du phía Bắc (40%) và khu vực Đồng bằng sôngCửu Long (50%); tỷ lệ nghèo đa chiều MPI ở khu vực nông thôn cao hơn 5lần khu vực thành thị, ở nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 3,5 lần nhóm dân tộcKinh và Hoa
Báo cáo này lý giải rằng tỷ lệ đói nghèo phi tiền tệ sử dụng chỉ số MPIcao hơn so với HPI do MPI sử dụng nhiều chỉ số phù hợp hơn đối với mức
độ phát triển của Việt Nam; trong khi đó HPI đo lường các nhu cầu và thiếuthốn cơ bản và là một chỉ số đặc biệt phù hợp cho các nước có thu nhập thấp
Do đó, một định nghĩa rộng hơn về tình trạng thiếu thốn sẽ phù hợp hơn vớiViệt Nam – một quốc gia thu nhập trung bình
2.2.2 Dự án “ Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị tại Hà Nội và TP.HCM” năm 2010.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế UNDP, Việt Nam công
bố kết quả khảo sát nghèo đô thị tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ ChíMinh Các chuyên gia thực hiện khảo sát hai địa bàn để tính toán chỉ sốnghèo đa chiều dựa trên 8 tiêu chí đánh giá đói nghèo là thu nhập, giáo dục,
Trang 31y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà
ở, tham gia các hoạt động xã hội và an toàn xã hội để đưa ra bức tranh toàn diệnhơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố Hà Nội và TP.HCM là hai đô thị lớn,với các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở mức cao, nhưng vẫn tồn tại chênh lệch về thunhập cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các nhóm dân cư, đặc biệt lànhóm dân di cư không hộ khẩu và dân thường trú có đăng ký hộ khẩu
Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo đachiều là thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận cácdịch vụ nhà ở như điện nước, thoát nước, rác thải và thiếu hụt về chấtlượng và diện tích nhà ở
Chỉ số nghèo đa chiều ở TP.HCM cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơnthành thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu Đối với cư dân có hộkhẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an sinh xãhội, dịch vụ nhà ở, và chất lượng/diện tích nhà ở Một kết luận đáng chú ýđược rút ra từ nghiên cứu của dự án là người di cư không hộ khẩu đang thực
sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội.Những kết quả rút ra từ nghiên cứu nghèo đô thị càng làm rõ thêm nhậnđịnh ban đầu rằng, đối với Hà Nội và TP.HCM, công tác giảm nghèo chỉ dựatrên tiêu chí thu nhập/chi tiêu là chưa đủ Những chính sách giảm nghèo,nâng cao đời sống người dân – nếu có cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiềunày Không những thế, cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp bộ phậndân di cư, chiếm một phần lớn trong số những người nghèo, ở hai thành phốthoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản
Kết quả khảo sát nghèo đô thị khuyến nghị, trong thời gian tới chínhquyền hai thành phố cần xây dựng kế hoạch giảm nghèo cùng với hệ thốnggiám sát, đánh giá hiệu quả nghèo đô thị với hướng nhìn đa chiều và trọngtâm vào một số lĩnh vực Bao gồm: tăng cường hệ thống an sinh xã hội, các
Trang 32dịch vụ nhà ở (dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), diện tích, chất lượngnhà, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và huy động trẻ em đến trường, tạocông bằng trong tiếp cận các cơ sở giáo dục công lập, chăm sóc y tế và bảohiểm y tế, và huy động tham gia của người dân, cụ thể là dân di cư, vào cáchoạt động xã hội và tổ chức xã hội Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, báo cáonày vẫn sử dụng yếu tố thu nhập là một trong các chiều đánh giá nghèo đachiều thay vì tách biệt hẳn thu nhập ra khỏi nghiên cứu nghèo như phươngpháp Alkire & Foster (2007) khuyến nghị nên kết quả nghèo đa chiều thuđược vẫn còn ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế mà chưa lột tả hết cái nghèo phikinh tế mà phương pháp Alkire & Foster nhấn mạnh.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, ngoài phương pháp đo lường truyềnthống và phổ biến về nghèo dựa trên khía cạnh kinh tế, Việt Nam đã bắt đầuquan tâm hơn đến khía cạnh xã hội để có thể đánh giá đầy đủ được mức sốngcủa các tầng lớp dân cư trong xã hội đời sống
2.2.3 Luận văn “Xây dựng chỉ số nghèo đa chiều Việt Nam và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến nghèo đa chiều”, thạc sĩ Nguyễn Hồng Vân, khoa Toán kinh tế, ĐH.Kinh tế quốc dân, 2011.
Với mong muốn phản ảnh một cách đầy đủ và chính xác hơn con sốngười nghèo, nguyên nhân của sự nghèo khổ của người nghèo ở Việt Namhiện nay, thạc sĩ Nguyễn Hồng Vân đã nghiên cứu, xây dựng chỉ số nghèo đachiều MPI cho 64 tỉnh của Việt Nam dựa trên bộ số liệu khảo sát điều tra mứcsống hộ gia đình WHLSS năm 2006 và 2008 Tác giả phân tích chỉ số nghèo
đa chiều tập trung vào 4 chiều: Thu nhập, sức khỏe – y tế, giáo dục và điềukiện sống Tác giả đã chỉ ra rằng năm tỉnh có chỉ số nghèo đa chiều thấp nhấtthì chủ yếu do chiều trình độ học vấn, năm tỉnh có chỉ số nghèo đa chiều caonhất thì các thành phần thu nhập, học vấn, điều kiện sống đóng góp mức độnhư nhau trong chỉ số nghèo đa chiều Mức độ nghèo đa chiều của các tỉnh có
Trang 33xu hướng giảm theo thời gian, điều này khẳng định nỗ lực lớn của Nhà nước,của địa phương trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, quan tâm đến phát triểncác khía cạnh của đời sống nhân dân những năm qua
2.2.4 Báo cáo tình trạng trẻ em nghèo đa chiều tại Việt Nam năm 2011.
Báo cáo : “ Tình trạng trẻ em nghèo đa chiều tại Việt Nam năm 2011”được Tổng cục Thống kê biên soạn với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từUNICEF và tư vấn kỹ thuật từ trường Đại học Maastrict (Hà Lan) Báo cáoứng dụng phương pháo tiếp cận đa chiều để đo nghèo ở trẻ em Việt Nam Đây là một nghiên cứu nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữaChính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010 Các nhà nghiên cứu
đã chỉ ra một khía cạnh mới mẻ của nghèo đa chiều rằng năm 2008 tỷ lệ trẻ
em nghèo đa chiều (28,9%) cao hơn tỷ lệ trẻ em nghèo vật chất (20,7%), nhưvậy những đứa trẻ có thể không nghèo vật chất, tức là sống trong các hộ giađình có mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người cao hơn chuẩnnghèo nhưng vẫn không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển theo cáclĩnh vực như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí và vẫn thuộc diện nghèo đachiều Trên cơ sở tập trung nghiên cứu 6 chiều nghèo đói về giáo dục, y tế,nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội,báo cáo đã chỉ ra hai mặt thiếu thốn cao nhất năm 2008 là y tế (52,9%), nướcsạch và vệ sinh (42,9%) Xu hướng giảm nghèo đa chiều nhanh hơn diễn ra ởcác nhóm trẻ từ 3 đến 5 tuổi, trẻ em sống trong các hộ gia đình ngườiKinh/Hoa, sống ở khu vực nông thôn, vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ,Đồng bằng sông Cửu Long Những kết quả đạt này nhìn chung thể hiện tácđộng tích cực của phát triển kinh tế và hiệu quả của các chương trình, chínhsách xã hội về bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; miễn giảm học phí cho trẻthuộc các hộ nghèo, hộ chính sách; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở; xâydựng và cung cấp nguồn nước sạch cho các xã nghèo và các hộ gia đình
Trang 34nghèo Báo cáo đã đưa ra một số kết luận quan trọng như giới tính không tácđộng đến nguy cơ nghèo của trẻ em; nguy cơ nghèo của trẻ em giảm khi tuổichủ hộ gia đình không quá già, trình độ học vấn của các thành viên hộ giađình tăng, chủ hộ có việc làm hoặc việc làm của chủ hộ có trình độ chuyênmôn cao, hộ gia đình sống ở khu vực thành thị thay vì nông thôn; trẻ em ởnhững hộ có chủ hộ góa (vợ hoặc chồng) hoặc đã ly hôn có tỷ lệ nghèo đachiều cao hơn trẻ ở những hộ có chủ hộ không ở tình trạng như vậy Từ đóbáo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị trực tiếp cũng như gián tiếp trongcông tác hoạch định chính sách để tạo những tác động tích cực, cải thiện tìnhtrạng nghèo đa chiều ở trẻ em Việt Nam.
Từ mức độ nghiên cứu ở tầm quốc gia tới mức cụ thể hơn là nghiên cứutại các tỉnh/thành điển hình, nghiên cứu trên tổng dân số hoặc nhóm đối tượng(trẻ em), các báo cáo về nghèo đa chiều bước đầu đã phản ánh khá đầy đủ và
cụ thể bức tranh về tình trạng nghèo khổ và mức sống thực tế của người
nghèo tại Việt Nam Tác giả có một câu hỏi rằng: Liệu trong một phạm vi
hẹp hơn, đơn vị hành chính quận/huyện khi ta lựa chọn ở một vùng số liệunhỏ thì mức độ nghèo đa chiều của một vùng dân cư sẽ được phản ánh chínhxác như thế nào? Đặc biệt là đối với những vùng dân cư nông thôn từ sau năm
2008 được sát nhập vào địa giới hành chính của Hà Nội, liệu rằng khi họ đượchưởng lợi rất nhiều từ công cuộc cải cách địa chính, trở thành một phần củaThủ đô Hà Nội thì các khía cạnh nghèo đa chiều có được giảm thiểu, cuộcsống của người dân có thực sự thay đổi tích cực?
Từ những phân tích trên, việc nghiên cứu tình trạng nghèo đa chiều vànhững nguyên nhân dẫn đến nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên đang làmột chủ đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao Chính vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội” làm luận văn khoa học của mình Trên cơ sở những phân tích, đánh giá
Trang 35thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên tác giả mong muốn đề xuấtmột số giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đa chiều cho người dân vớichính quyền huyện, thành phố Hà Nội và các tổ chức từ thiện, mang lại chongười dân ở huyện những cơ hội phát triển con người toàn diện hơn.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Nghèo đa chiều tại huyện PhúXuyên, thành phố Hà Nội đang tồn tại ở mức độ nào?
Để trả lời câu hỏi đó, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếunhư sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo đa chiều, bao gồm: khái niệm vềnghèo đa chiều, nhận diện và đo lường nghèo đa chiều
- Đo lường và đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên,thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực nghèo
- Định hướng mục tiêu giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên
- Khuyến nghị một số giải pháp giảm nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên
4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghèo đa chiều.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, luận văn tập trung vào huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội
Về mặt thời gian: đánh giá tình hình nghèo đa chiều tại Phú Xuyên tập
trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng khung lý thuyết nghèo đa chiều để đánh giá thựctrạng nghèo đa chiều của huyện và từ đó khuyến nghị một số giải pháp trên cơ
Trang 36sở những đánh giá, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của huyện và nhữngđịnh hướng chung của huyện
Phân tích và tổng hợp: Phương pháp này trước hết được sử dụng để
đánh giá các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lýthuyết cho luận văn Ngoài ra, nó còn được sử dụng khi phân tích từng góccạnh của bức tranh nghèo đa chiều ở huyện và tổng hợp những đánh giáchung nhất về nghèo đa chiều của huyện
Phương pháp so sánh: So sánh thực trạng các phương diện nghèo đa
chiều ở huyện Phú Xuyên với thực trạng chung của Hà Nội và cả nước, đểnắm được mức độ trầm trọng nghèo đa chiều ở huyện và xác định những lĩnhvực của nghèo đa chiều cần thiết phải tập trung
Phương pháp điều tra thực tế bằng phát phiếu điều tra và đo lường trực tiếp:
- Phiếu điều tra được sử dụng để xác định mỗi hộ gia đình có bị nghèo
ở lĩnh vực nào trong 3 lĩnh vực (giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống) không
- Đo lường trực tiếp để xác định trẻ em trong mỗi hộ gia đình có bịnghèo ở lĩnh vực dinh dưỡng không
Phương pháp tập hợp hệ thống số liệu, tư liệu phát hành qua kênh chính thức Trong đó, nguồn số liệu chủ yếu được lấy từ các số liệu thứ cấp
như: số liệu báo cáo của các phòng ban chức năng thuộc UBND huyện PhúXuyên, các nhà máy nước sạch huyện Phú Xuyên, trung tâm Dân số và Kếhoạch hóa gia đình huyện Phú Xuyên, số liệu từ niên giám thống kê Thànhphố Hà Nội giai đoạn năm 2010 -2013, các bản kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội thường niên của UBND huyện Nguồn số liệu sơ cấp bao gồm thôngtin, số liệu thu thập được thông qua khảo sát thực tế tại địa bàn của huyện
Trang 37Kết quả dự kiến của luận văn
- Kết quả tỷ lệ nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội,phản ánh được tình hình tổng quan chung về nghèo đa chiều huyện PhúXuyên, xác định những lĩnh vực nghèo cao, những yếu tố liên kết chặt chẽtrong gây ra đói nghèo cho người dân trong huyện Kết quả tính toán này dựkiến có độ tin cậy khoảng 95%
- Giải pháp giảm nghèo đa chiều ở huyện Phú Xuyên được kiến nghịtrên cơ sở những phân tích ở trên
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tác giả trình bày kết cấu bài luận văngồm ba chương như sau:
Chương I: Khung lý thuyết nghiên cứu nghèo đa chiều.
Chương II: Thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà
Nội
Chương III: Định hướng và kiến nghị giảm nghèo đa chiều tại huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội
Trang 38CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU
1.1 Nghèo khổ và ý nghĩa của việc nghiên cứu nghèo khổ.
1.1.1 Sự phát triển và hoàn thiện trong quan niệm về nghèo.
i) Nghèo khổ vật chất.
Trong các nghiên cứu cơ bản về nghèo từ đầu những năm 70 thế kỷ
XX, nghèo chỉ được coi là sự nghèo khổ về tiêu dùng hay nghèo khổ vật chất,với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị coi là nghèo đói, đó là sự
"thiếu hụt" so với một mức sống nhất định, mà sự thiếu hụt này được xác định
theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian và thời gian
Theo đó, nghèo đói chỉ đơn thuần là nghèo kinh tế, là thiếu thốn trongđời sống vật chất của một cá nhân, một hộ gia đình Ở đây để lượng hóa sự
thiếu hụt đó, người ta sử dụng một khái niệm cụ thể hơn là mức sống tối thiểu
để đo lường nghèo khổ Khi đó tăng thu nhập được xem là điều quan trọngnhất để nâng cao mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân Do đó, các chính sáchxóa đói giảm nghèo phải tập trung vào việc làm sao để nâng cao thu nhập chongười dân như tạo nguồn việc làm, nâng cao hiệu suất lao động v v
WB năm 1990 định nghĩa nghèo là tình trạng “một người không có khả năng có mức sống tối thiểu” Chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản
phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng
Đến tháng 9/1993, hội nghị chống đói nghèo do Ủy ban kinh tế - xã hộikhu vực Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Băng cốc - Thái Lan, ESCAP
đưa ra khái niệm về nghèo khổ thu nhập một cách hệ thống hơn “tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế -
Trang 39xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” Qua khái niệm, có thể thấy: (1) Nghèo là tình trạng thiếu
thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thunhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là nhữnglúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năngtruyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giảiquyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục,không được người khác tôn trọng (2) Để đo lường nghèo khổ vật chất,điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn nghèo (ngưỡng nghèo) Nhữngngười có mức thu nhập dành cho chi tiêu vật chất dưới ngưỡng này đượccoi là những người nghèo (iii) Chuẩn nghèo là một thước đo tương đối, nóđược thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêudùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay đổi theo thời gian, theovùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng tăng lên theo sự pháttriển kinh tế - xã hội
Chuẩn nghèo chính là mức chi phí tối thiểu theo mặt bằng chung củaquốc tế, quốc gia Chuẩn nghèo quốc tế, được sử dụng để xác định tình trạngnghèo đói ở phạm vi quốc tế, chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định tìnhtrạng nghèo của cả nước Chuẩn nghèo quốc gia cũng được xem như là “mứcsàn” để xác định chuẩn nghèo cho các địa phương khác nhau Tuy vậy, mỗiđịa phương căn cứ vào mức sống, nhu cầu chi tiêu, sức mua của đồng tiền,mức lạm phát, vv có thể có các chuẩn nghèo của riêng mình và nó là cơ sở
để đánh giá nghèo trong khuôn khổ mỗi địa phương Chuẩn nghèo địa phươngchỉ có đối với các địa phương (tỉnh, thành phố) mức sống cao hơn so với mứctrung bình của cả nước Một điểm cần lưu ý nữa là chuẩn nghèo không cốđịnh, bởi sự thay đổi theo thời gian của những yếu tố cấu thành nên nó: bắtđầu từ sự thay đổi trong tỷ trọng các yếu tố cấu thành chi tiêu, đến sự thay đổi
Trang 40trong quy mô chi tiêu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ và sự thay đổi vềgiá cả hàng hóa và dịch vụ cũng đòi hỏi phải có sự chỉnh sửa trong chuẩnnghèo Ví dụ chúng ta vẫn thường gọi chuẩn nghèo quốc tế “1USD/ngày”nhưng chỉ tiêu này cũng có sự thay đổi nhiều lần kể từ khi ngân hàng thế giớicông bố lần đầu vào năm 1985, đến năm 1993, tăng lên 1,08 USD và 1,3 USDvào năm 2000-2011; tương tự như vậy, chuẩn nghèo “2 USD/ngày” cũngđược thay đổi và đến năm 2000-2001, nói chuẩn nghèo 2USD/ngày nhưngthực tế là 2,6USD Ở Việt Nam, chuẩn nghèo quốc gia được thay đổi theo giaiđoạn khoảng 5 năm, giai đoạn 2001-2005, chuẩn nghèo áp dụng cho khu vựcnông thôn là 100.000đồng/người tháng, và khu vực thành thị là150.000đồng/tháng; giai đoạn 2006-2010 các con số tương ứng là 200.000VNĐ và 260.000 VNĐ; giai đoạn 2011-2015 là 400.000VNĐ và500.000VNĐ Giai đoạn 2011-2015, chuẩn nghèo áp dụng tại thành phố HồChí Minh là 12 triệu (VNĐ/người năm) ở quận nội thành và 10 triệu(VNĐ/người năm) ở quận huyện ngoại thành; còn ở thành phố Hà Nội cáccon số tương ứng là 9 triệu và 6,6 triệu.
Những đoạn trích từ Báo cáo phát triển thế giới năm 2001 của WB dướiđây cho thấy cái mà người nghèo nhận thức về cuộc sống nghèo khó của họ:
“Đừng hỏi tôi đói nghèo là gì vì ông đã thấy nó ngay từ bên ngoài nhà tôi.Hãy quan sát ngôi nhà và xem nó có bao nhiêu lỗ thủng trên đó Hãy nhìn những
đồ đạc trong nhà và những quần áo tôi đang mặc trên người Hãy quan sát tất cả
và ghi lại những gì ông thấy Cái mà ông thấy chính là đói nghèo đó.”
Một người nghèo ở Kênia
“Nghèo đói là sự hổ thẹn, cảm giác phải phụ thuộc vào người khác và buộcphải chấp nhận sự bạo hành, sỉ nhục, thái độ thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ”
Một người nghèo ở Latvia