0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Về người nổi tiếng

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG (Trang 67 -67 )

- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

2.2.5 Về người nổi tiếng

Nhà báo Phan Quang là một chứng nhân có ưu thế, luôn có mặt ở những sự kiện quan trọng. Ông được gặp gỡ, tiếp xúc với những con người góp phần làm nên lịch sử như: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… hay những nhà văn hoá lớn như: Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện,.. và những văn nghệ sỹ, nhà báo có tên tuổi. Những tác phẩm ký chân

dung người nổi tiếng của nhà báo Phan Quang đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đó là những tác phẩm xúc động, mang tính phát hiện khi viết về những chân dung quen thuộc với cách nhìn tinh tế. Đó là những cảm xúc mang nặng tình cảm thương nhớ, những hồi ức đẹp đẽ về bạn bè. Tình cảm của ông dành cho họ chỉ “giản đơn” như những câu thơ của thi sĩ Charles Beaudelaire (Pháp):

"Tôi có quá nhiều kỷ niệm Như thể đã sống cả ngàn năm"

Phan Quang không phải là nhà nghiên cứu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của những người nổi tiếng. Trong ông, chỉ có biết bao “thương nhớ” và những kỷ niệm chân tình về những con người mà ông quý mến và gắn bó. Sự quan sát nhạy bén, tấm lòng yêu quý bạn bè đã giúp ông lưu giữ được những kỷ niệm có tính cứ liệu.

Phan Quang viết về Bác Hồ với những tình cảm kính yêu dù chỉ qua đôi ba lần được gặp Bác. Điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm Kỷ niệm sâu sắc nhất”. Một lần nhà báo Phan Quang được tháp tùng Bác Hồ trong

chuyến về thăm Hưng Yên. Dọc đường Bác xuống xe đi bộ băng băng, đi rất xa qua cánh đồng ruộng đất đai khô nẻ, để thăm hỏi và động viên bà con đang đào mương dẫn nước, kịp đổ ải làm chiêm. Tối hôm ấy, về Hà Nội, nhà báo Phan Quang viết ngay một bài tường thuật dài, hai lần nhắc tới chi tiết Hồ Chủ tịch đi bộ mấy cây số liền giữa cánh đồng. Hôm sau, đích danh phóng viên được gọi lên Phủ Chủ tịch: “Hồ Chủ tịch đã đọc bài tường thuật. Bác hỏi: “Chú viết Hồ Chủ tịch đi bộ mấy cây số liền giữa cánh đồng. Vậy từ xưa tới nay Bác Hồ không đi bộ bao giờ à? Bác Hồ đi bộ giữa cánh đồng, thì có gì mà nói lắm thế?”. Chỉ qua một chi tiết này, bài ký vừa bộc lộ được sự chân

Bác với tác giả thật thân tình, đầm ấm như tình cảm trong một gia đình. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên với ánh sáng đặc biệt ở trang viết của nhà báo Phan Quang: “Mỗi cử chỉ bình thường, mỗi lời nói bất thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thấm đượm đức khiêm nhường và tính nhân văn sâu sắc”.

Qua các tác phẩm của mình, nhà báo Phan Quang bày tỏ sự kính trọng với các vị lãnh đạo như Lê Duẩn, Trường Trinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh… Chân dung Cố Tổng bí thư Lê Duẩn được khắc họa trong tác phẩm Lê Duẩn - Tầm cao trí tuệ” qua những kỷ niệm mà Phan Quang trực

tiếp nghe “anh Ba” nói chuyện vào năm 1952 tại Chi hội văn nghệ liên khu IV, qua lần gặp mặt các tổng biên tập trong một cuộc tập huấn vào những năm 80 của thế kỷ trước, hay qua những chuyến đi về Vĩnh Linh, Triệu Phong, về làng Hậu Kiên, làng Bích La... Tầm cao trí tuệ của Cố Tổng bí thư thể hiện bằng những luận điểm sắc sảo, được Phan Quang ghi lại: “Làm báo là làm công tác khoa học đồng thời là làm nghệ thuật”; “thắng lợi này (đại thắng mùa Xuân 1975) là của toàn dân tộc, không phải của riêng ai”; “đời người phụ nữ ở bất kỳ đâu có gì quý hơn chồng con, vậy mà các bà mẹ, người vợ chấp nhận chồng con đi chiến đấu cho Tổ quốc, mà cầm chắc là khó tránh tổn thất hi sinh. Còn gì anh hùng hơn thế?”. Sáu mươi năm hoạt động cách mạng, từng trải qua mọi thử thách, gian nan ở tất cả các miền Bắc, Trung, Nam, Cố Tổng bí thư Lê Duẩn là người có công đầu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Ông là một tầm cao trí tuệ, là ngọn đèn pha, tư duy lý luận lỗi lạc và luôn luôn mới, đồng thời là một con người đậm đà tình cảm.

Những người thuộc thế hệ đàn anh như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu,… ông viết với những tình cảm trân trọng và tha thiết. Tác phẩm Chế Lan Viên – Nhà báo” của Phan Quang giúp độc giả soi sáng một tài năng

thơ lớn. Trong lời tựa cho tập ký Ngƣời và đất của Phan Quang (1988), Chế

Lan Viên viết: “Nghề cũ và là nghề chính của tôi trong thời chống Pháp: nghề báo hằng ngày!... Cho tôi tỏ lòng biết ơn cái nghề bạc bẽo mà chúng tôi rất trung thành, cái nghề hèn mọn mà lại cao cả đó. Xưa làm thơ tôi hít hương trên ngọn cây, giờ làm báo tôi phải nếm cả rễ cây dưới đất. Và nhờ cái nghề làm báo khô khan thời chống Pháp mà sang thời chống Mỹ, tôi làm thơ lại được, hơn thế còn làm thơ khá dạt dào”. Nhờ nếm cả rễ cây văn hoá dân tộc, chất hùng biện của văn chính luận, tính thời sự của báo chí mà Chế đã thành công trong tập ký Những ngày nổi giận, tập thơ Những bài thơ đánh giặc… Nhà báo Phan Quang không có điều kiện nghiên cứu về sự nghiệp báo

chí của Chế Lan Viên. Ông chỉ kể lại một vài kỷ niệm về nhà báo sắc sảo Chế Lan Viên trong thời gian làm báo Quyết thắng, Cứu quốc, Văn nghệ. Theo ông, Chế Lan Viên hội đủ các tố chất của một nhà báo giỏi: say mê thâm nhập cuộc sống, đi nhiều học rộng, có cái nhìn sắc sảo, có năng lực khái quát, cái tâm vì nước vì dân và lao động cần cù. Chế Lan Viên làm báo đúng với cách thức ông có lần viết ra: “Báo cần gì, anh viết nấy, từ xã luận đến cái tin vặt vãnh, cần đi đâu anh có mặt”. Phan Quang viết tác phẩm ký này cùng với ước mong các bậc học giả, khi tìm tòi về cuộc đời và sự nghiệp Chế Lan Viên, quan tâm hơn ít nữa về tài năng báo chí của một ngôi sao sáng trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX. Đó là tấm lòng trân trọng tài năng của ông đối với người anh thân tình.

“Xuân Diệu – Du xuân cùng anh”, bài ký ngắn gọn, xúc tích, đủ để

độc giả hiểu những nét riêng ít người biết tới của nhà thơ tài hoa này. Một Xuân Diệu đẹp về ngoại hình, trau chuốt trong trang phục: “Xuân Diệu xuất hiện, rất bảnh bao. Mái tóc bồng bềnh uốn lượn rủ một cách cố tình xuống vầng trán mà Thế Lữ từng ngợi ca trong Lời giới thiệu tập Thơ thơ xuất bản

và bôi lượt sáp mỏng”. Một Xuân Diệu khá chặt chẽ trong chuyện tiền nong. Số báo Nhân dân chủ nhật vừa có đăng bài thơ, hôm sau tác giả đã đến để lấy nhuận bút. Một Xuân Diệu khắc khoải thời gian, muốn kéo dài thời gian, để làm được nhiều việc hơn nữa: “Mình đang giành giật cuộc sống từng ngày. Còn quá nhiều việc phải làm, mà quỹ thời gian thật eo hẹp”. Tác phẩm thể hiện tình cảm bùi ngùi thương tiếc của Phan Quang về nhà thơ tài hoa nhưng lại lận đận trong tình duyên.

Với những nhà báo đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam như Quang Đạm, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Thanh Lê… Phan Quang luôn coi đó là những tấm gương lớn, thế hệ đi sau cần phải học hỏi. Với những văn nghệ sỹ, Phan Quang ca ngợi cuộc đời lao động nghệ thuật cần mẫn của họ. Sự khiêm nhường vì sự nghiệp chấn hưng, truyền bá âm nhạc dân tộc của nhạc sỹ Nguyễn Hữu Ba, người nhạc sĩ đồng hương thuộc lớp đàn anh được Phan Quang truyền tải qua tác phẩm Nguyễn Hữu Ba – Cành sầu đông trước nhà người nghệ sỹ”. Ông cũng dành tình cảm chân thật cho tài năng âm nhạc

cách mạng Việt Nam – Trần Hoàn qua Trần Hoàn – Tiễn đưa anh đến tận nơi cuối trời”. Với ông, nhạc sỹ Trần Hoàn vốn là người đồng hương, đồng

tuế, đồng sự nhưng trên hết, đây là người nghệ sĩ chân chính, giàu lòng nhân nghĩa, suốt đời mang cái đẹp đến cho đời. Giải thưởng Hồ Chí Minh trao cho âm nhạc Trần Hoàn là sự ghi công cực kỳ xứng đáng.

Là một người vốn giỏi ngoại ngữ, học rộng, đi nhiều, biết nhiều, qua các tác phẩm của mình, Phan Quang đã giới thiệu với độc giả Việt Nam không ít những nhà báo, nhà văn, những nhân vật có tiếng ở nước ngoài. Chắc hẳn ai đã đọc những tác phẩm ký chân dung của nhà báo Phan Quang không thể quên được nhà báo Wilfred Burchett với “40 năm sôi động đời phóng

“Vua đọc”” Bernard Pivot… Độc giả cũng rất ấn tượng với hình ảnh nhà báo Francoise Giroud, nguyên chủ bút tuần báo lớn L’Express của Pháp qua tác phẩm Cho đến khi giã từ trần thế” của Phan Quang. Bởi đến tuổi 87, Francoise Giroud vẫn cứ viết, cứ đăng báo, ra sách “góp mặt với đời”. Mà chuyên mục bà độc diễn hai thập niên qua không phải là lương khô, là thức ăn đóng hộp mà vô cùng đòi hỏi tính cập nhật: Bình luận các chương trình truyền hình quốc gia vừa phát trong tuần. Nhà báo Phan Quang gần như “ghiền” chuyên mục ấy, tuần nào cũng đọc. Bởi các chương trình truyền hình quốc gia chẳng qua là cái cớ để tác giả bàn luận thời cuộc chính trị, xã hội nước Pháp và thế giới. Và chắc hẳn, Phan Quang cũng như tất cả những độc giả yêu thích chuyên mục này ít ai biết người viết những dòng mình đang đọc là một bà cụ gần… chín mươi. Bởi hơi văn luôn hoạt bát, hàm súc, ý tứ sắc sảo, chẳng vì nể ai, nếu cần thì sát phát thật sự. Một người bạn cùng bà sáng lập ra tuần báo chính trị xã hội L’Express. Bà giữ cương vị chủ bút liên tục hai mươi năm, L’Express nhanh chóng trở thành tuần báo lớn, nếu không nói là lớn nhất của nước Pháp nửa thế kỷ qua và cả thời nay. Thành công trên văn đàn, giàu có, tiếng tăm, được tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, bà vẫn tiếc nuối và quay lại với nghề “ký giả còm”. Ngoài tuổi tám mươi, bà nói vui: “Sống quá 86 năm, thật đáng xấu hổ”. Con người tự lấy làm xấu hổ vì tuổi tác cao mà vẫn đeo đẳng cái nghiệp văn chương ấy tiết tục say mê viết, viết đều đặn, tả xung hữu đột về những vấn đề thời sự nóng bỏng với giọng văn sắc bén, trí tuệ lạ thường thật làm cho người khác khâm phục. Với cái kết nhẹ nhàng của tác giả: “Cho đến hôm đôi mắt thôi nhìn màn hình nhỏ, đôi tay vô hồn buông xuôi. Buông cây bút xuống, bà ra đi”, độc giả có cảm giác như sự ra đi của bà chỉ là một sự nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc hăng say.

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM KÝ BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO PHAN QUANG (Trang 67 -67 )

×