Nghệ thuật kết cấu tác phẩm

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 74)

- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

2.3.2Nghệ thuật kết cấu tác phẩm

Kết cấu của tác phẩm báo chí được hiểu là “cách tổ chức sắp xếp các dữ liệu sao cho hợp lý và phục vụ tốt nhất cho việc làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm” [48, tr. 41]. Không có một mô hình nào được định sẵn cho kết cấu của

tiếp nhận được lượng thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất. Nội dung tác phẩm dù đặc sắc nhưng chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao khi nó đạt tới kết cấu hợp lý tối ưu. Kết cấu trong tác phẩm ký của nhà báo Phan Quang linh hoạt, góp phần tạo nên thành công bài viết. Tuỳ theo nội dung, tác giả lựa chọn kết cấu cho phù hợp, không dập khuôn cứng nhắc.

Các bài ký của nhà báo Phan Quang thường có kết cấu gồm ba phần: phần vào đề, phần nội dung chính, phần kết thúc vấn đề, song ở mỗi bài báo lại có cách thể hiện khác nhau. Những vấn đề nêu ra được thuyết phục bằng những luận chứng sống động, hấp dẫn.

Phần vào đề của nhà báo Phan Quang hết sức linh hoạt, có thể bắt đầu bằng những câu hỏi. Ví dụ trong tác phẩm Tấc đất, tấc vàng”, tác giả viết:

“Phải chăng chúng ta chưa thật quý ruộng đất như nông dân ta vẫn quý, coi “bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”? Những năm qua, chúng ta đã quản lý hay sử dụng ruộng đất như thế nào? Đất trồng trọt của chúng ta tăng hay giảm? Tại sao diện tích cấy trồng hằng năm mấy vụ gần đây có chiều hướng giảm? Vậy ruộng đất mất đi đâu?”.

Có khi tác giả đặt vấn đề một cách trực tiếp. Nói về "vấn nạn" giao

thông ở Việt Nam trong bài “Thời gian quý lắm, mạng người quý hơn”, ông

mở đầu với câu tổng kết trực tiếp: "Ngành giao thông - vận tải nước ta đến là

lắm nghịch lý”.

Những bài ký viết về quê hương đất nước Việt Nam, nhà báo Phan Quang thường mở đầu bằng một đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên hay một nét tiêu biểu của địa phương được phản ánh trong tác phẩm. Tác giả vào đề bài Đất lành mời mọc” bằng nhận xét: “ấn tượng sâu sắc nhất mà Đà Lạt – Lâm Đồng để lại trong lòng mỗi người đến thăm trước hết là sự đa

Có lúc cách đặt vấn đề lại nhìn nhận từ một con người cụ thể rồi đi sâu vào vấn đề. Trong bài Người Hà Nội, ấp Hà Đông” viết về những người Hà

Nội đi xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tác giả mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh người phụ nữ có giọng nói thuần Bắc, nhẹ nhàng của vùng Hà Nội. Sau đó, ông mới đi sâu phân tích và lý giải những đổi thay tích cực do con người tạo nên ở vùng đất này. Có thể thấy phần vào đề của nhà báo Phan Quang hết sức tự nhiên, gây ấn tượng thu hút người đọc.

Phần nội dung chính của tác phẩm là sự kết hợp của văn phong nghệ thuật và văn phong chính luận để phân tích, làm rõ vấn đề. Nhà báo Phan Quang sắp xếp những con số, chi tiết, sự việc, dữ kiện thu thập được theo chủ ý riêng để lý giải vấn đề được nêu lên. Cách triển khai vấn đề luôn rành mạch, có lý. Tác giả lúc này là một nhân chứng khách quan, khâu nối các dữ kiện xuyên suốt toàn bộ nội dung của tác phẩm. Tuy dung lượng bài viết dài nhưng không bị sa vào lối diễn giải, kể lể dài dòng. Trái lại, nhà báo Phan Quang lại luôn biết sắp xếp, tổ chức các luận cứ, luận chứng trong tác phẩm một cách khoa học, tạo nên một chỉnh thể kết cấu chặt chẽ. Nhờ sự tổ chức linh hoạt khéo léo trong kết cấu, tác phẩm của nhà báo Phan Quang luôn đạt được hiệu quả báo chí cao. Điểm nổi bật trong phần nội dung của nhà báo Phan Quang là cách chọn chi tiết tiêu biểu, đắt giá.

Phần kết thúc vấn đề của tác giả Phan Quang thường đưa ra những đề xuất, kiến nghị, mở ra một hướng đi tích cực cho vấn đề được nêu. Ông viết phần kết luận cô đúc, ngắn gọn mà hàm súc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Trong bài Tư sản Hoa kiều và sự lũng đoạn của nó đối với nền kinh tế miền Nam”, tác giả đưa ra một kết luận hết sức xác đáng: “Đó cũng là một lớp người làm giàu nhờ bóc lột mồ hôi, nước mắt nông dân đồng bằng sông Cửu Long”. Hay viết về “Người và đất Huế”, tác giả đưa ra một kiến nghị:

Không, đó là một khả năng thực tế, một hướng làm giàu trong quy hoạch phát triển của Thừa Thiên - Huế”.

Những tác phẩm ký chân dung những người nổi tiếng, tác giả lại xây dựng kết cấu bài viết theo trình tự thời gian, đan xen giữa quá khứ và hiện thực, liên tưởng và thực tại, suy nghĩ và hành động làm cho người đọc bị cuốn vào sự việc như mình đang là người nhập cuộc. Trong bài Lương Định Của - Đời thường nhà khoa học”, tác giả mở đầu bằng hình ảnh bác sỹ Lương

Định Của hết lòng với bạn bè. Sau đó, tác giả lật ngược thời gian để tìm hiểu về những năm tháng bác sỹ Lương Định Của đi du học, trở về phục vụ cách mạng, rồi quay trở về cuộc sống thường nhật của nhà khoa học.

Nhà báo Phan Quang cũng thường kết thúc mỗi bài viết một cách khác nhau. Ông thường tìm một giai thoại, một mẩu chuyện hay hình ảnh đặc trưng để lại dấu ấn về nhân vật mình viết. Tác phẩm Trần Bạch Đằng – cây đại thụ” của tác giả Phan Quang được đánh giá là một trong những bài hay nhất

về nhà báo lão thành này. Bởi câu kết của tác phẩm miêu tả về nhà báo Trần Bạch Đằng thật tiêu biểu: “Trong hoàn cảnh ấy, tôi không có con đường nào khác là làm cách mạng và cầm bút”.

Kết cấu tác phẩm ký báo chí của tác giả Phan Quang khá chặt chẽ và rất linh hoạt. Tác giả không gò mình trong một kết cấu cứng nhắc mà luôn để cho yếu tố sự thật thuyết phục công chúng. Tác giả lại có sự sáng tạo trong từng tác phẩm cụ thể, tạo một phong cách viết ký riêng cho mình.

Bút pháp được hiểu là lối hành văn, cách thức bố cục, việc sử dụng các phương tiện, thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nên tác phẩm báo chí. Để xây dựng nên một khối lượng tác phẩm ký đồ sộ tác giả Phan Quang sử dụng tổng hợp các loại bút pháp đa dạng như: bút pháp đặc tả, bút pháp trữ tình, bút

kiện một cách chân xác đến từng chi tiết nhỏ như cuộc sống của nó vốn có. Bút pháp trữ tình lại gắn với cảm xúc thẩm mỹ của tác giả. Một điểm nổi bật là bút pháp trong tác phẩm ký của nhà báo Phan Quang giàu chất văn học, tạo nên sức sống cho tác phẩm hàng chục năm qua. Nhà báo Phan Quang cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, phân tích, ẩn dụ, hoán dụ lồng ghép với các loại bút pháp xây dựng nên hình thức nghệ thuật đặc sắc và tạo nên giá trị của tác phẩm. Bút pháp giàu chất văn học giúp cho tác giả Phan Quang trình bày vấn đề mềm mại, có tính hình tượng và sức thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 74)