Cuộc đờ i sự nghiệp báo chí của Phan Quang

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 35)

- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

2.1.1Cuộc đờ i sự nghiệp báo chí của Phan Quang

Nhà báo Phan Quang tên thật là Phan Quang Diêu, sinh năm 1928 tại thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị. Ông là bậc tiền bối, cây đa cây đề trong làng báo chí cách mạng Việt Nam. Cả cuộc đời ông gắn liền với nghề viết. Nếu tính từ khi ông bắt đầu tham gia làm báo Cứu quốc năm 1948 cho tới nay, ông đã cống hiến hơn 60 năm cho sự nghiệp báo chí. Đảm nhận nhiều vị trí như phóng viên, biên tập viên, người quản lý, Phan Quang vẫn luôn tỏ rõ lòng yêu nghề và năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Hơn 60 năm qua, dường như chưa lúc nào ông nghĩ đến sự nghỉ ngơi.

Nhìn một cách tổng quát, cuộc đời – sự nghiệp báo chí của Phan Quang có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

* Từ năm 1948 đến năm 1982:

Đây là giai đoạn nhà báo Phan Quang là phóng viên, biên tập viên. Ông cũng tham gia quản lý, chủ yếu về mặt nghiệp vụ. Trong giai đoạn này, nhà báo đi nhiều, viết nhiều nên có rất nhiều tác phẩm báo chí thuộc thể ký báo chí, chính luận, xã luận. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng tại chiến khu Hòn Linh - Bộc Lở (Quảng Trị). Cũng trong năm đó, Phan Quang được Liên khu uỷ 4 quyết định về làm biên tập viên báo Cứu Quốc ra hàng ngày. Cuối năm 1949, ông được tòa báo cử trở lại ba tỉnh Bình Trị Thiên đang bị Pháp chiếm đóng tạm thời làm phóng viên chiến trường. Cuối năm 1950, trở lại

vùng tự do liên khu 4, ông cùng bộ đội đi chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Thượng Lào, tham gia vận động giảm tô, cải cách ruộng đất.

Từ năm 1948 – 1954, ông làm phóng viên tại báo Cứu quốc. Trong thời này, ông đã được gặp gỡ, tiếp xúc với những bậc thầy nổi tiếng trong nghề viết như Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Hải Triều, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… và học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm làm báo, viết văn. Phan Quang viết tin, viết phóng sự, biên tập bài với tất cả sự nỗ lực, xông xáo, nhiệt tình của tuổi trẻ. Bài phóng sự đầu tiên, Phan Quang viết về một xưởng công binh ở Thanh Hoá, thể hiện một cách nhìn nhận vấn đề tinh tế, như một phóng viên thực thụ giàu kinh nghiệm. Những phóng sự tiếp theo như “Dân quân chiến đấu ở Quảng Bình”, “Làng chiến đấu Cảnh Dương”… đăng trên báo Cứu quốc với bút danh Hoàng Tùng đã dần dần có một vị thế nhất định. Phan Quang cũng viết rất nhiều thể loại báo chí khác và đam mê sáng tác văn học. Truyện ngắn Lửa hồng viết về đề tài chiến đấu đăng trên báo Cứu quốc số Tết Kỷ Sửu 1949 đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả. Cũng trong thời gian này, ngoài báo Cứu quốc, Phan Quang còn tham gia cộng tác gửi bài cho tạp chí Thép mới, Sáng tạo, báo Độc lập

Hòa bình lập lại, tháng 7/1954, Phan Quang được Trung ương cử ra Bắc, bổ sung cho đội ngũ báo Nhân dân. Ông làm việc tại báo từ năm 1954 – 1982. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông phụ trách phần kinh tế, xây dựng Đảng tại báo Nhân dân. Phan Quang đã đi thực tế ở rất nhiều địa phương, cho ra đời nhiều tác phẩm phóng sự đặc sắc. Ông được giao viết về mảng kinh tế, nông nghiệp. Để trang bị đầy đủ kiến thức về mảng đề tài này, ông đã theo học trường ĐH Nông nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân. Đầu những năm 1960, Phan Quang được giao phụ trách ban Nông nghiệp báo Nhân dân. Năm 1965, ban Nông nghiệp và ban Công nghiệp hợp nhất thành ban Kinh tế,

ông được cử phụ trách ban Kinh tế. Do tính chất đặc thù của thời kỳ này, ông đã viết rất nhiều bài xã luận và bình luận, gây sự chú ý của người đọc.

Sau khi thống nhất đất nước, ông vào Nam, về đồng bằng sông Cửu Long và say sưa với những bài viết mới. Những tác phẩm ký báo chí về đồng bằng Nam bộ được đánh giá là những tác phẩm dài kỳ đầu tiên của báo chí miền Bắc viết về Nam Bộ. Những loạt bài về đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng Đà Lạt, các tỉnh phía Tây Nam được đăng liên tiếp trên báo Nhân dân. Theo tác giả, đây chính là thời kỳ viết ký sung sức nhất của ông. Sau này, những bài báo được chỉnh lý lại chút ít và được in thành 4 tập ký: Đất nƣớc một dải, Đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng – Đà Lạt, Hạt lúa bông hoa.

* Từ năm 1982 đến năm 2000:

Đây là giai đoạn nhà báo Phan Quang tham gia vào công tác quản lý báo chí. Năm 1982, Phan Quang được cử làm Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và tham gia chuẩn bị Đại hội lần thứ 4 Hội Nhà báo Việt Nam. Đây là Đại hội đầu tiên của Hội Nhà báo sau ngày đất nước thống nhất. Năm 1984, ông được chính thức giao nhiệm vụ làm Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Báo chí kiêm nhiệm Tổng biên tập tạp chí Người làm báo. Năm 1987, Bộ Thông tin thành lập. Phan Quang và Trần Hoàn, Phan Hiền được giao trách nhiệm lãnh đạo bộ chuyên ngành. Năm 1988, Phan Quang được quyết định về làm Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Đài tiếng nói Việt Nam. Ông tiếp tục làm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 1984 – 1994 trong khi giữ trách nhiệm ở Đài tiếng nói Việt Nam.

phẩm nổi bật trong thời kỳ này của ông là những bài viết thuộc nhóm chuyên luận, lý luận báo chí và ký chân dung. Nhiều bài viết của ông đã bàn luận về thực tiễn báo chí hôm nay và những kiến giải, phân tích, kết luận xuất phát từ kinh nghiệm tích luỹ suốt cuộc đời làm báo của ông. Rất nhiều tác phẩm báo chí của ông mang tính chính trị và hàm lượng văn hóa cao. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận định về những bài báo của ông: “Bàn về hiệu quả của báo, ông xác định báo phải thông tin. Điều này chắc ai cũng thấy. Nhưng thế nào là một thông tin chân thực, có tác động tích cực thì không chắc mọi người đã cùng quan niệm. Phan Quang đòi hỏi một thông tin đúng với bản chất hiện thực, được kết tinh từ cách nhìn toàn diện, biết thấu đáo cả quá trình phát triển của sự kiện, có phân tích, lý giải, so sánh sao cho sự chân thực không chỉ ở sự chính xác của sự kiện mà qua sự kiện còn thấy một giai đoạn, một tình thế, một thời đại. Tác giả chứng minh đầy sức thuyết phục tính chính trị của báo chí và ông khẳng định không có thông tin nào lại thuần tuý và khách quan. Bàn luận của ông thường cụ thể và thiết thực. Đây là cách bàn của người trong cuộc, bàn để mà làm và vượt qua khó đang vướng mắc”. ý kiến của ông tại Quốc hội khoá VIII trước khi thông qua Luật báo chí (1989) là ý kiến giúp cho thực tiễn (việc bảo vệ nhà báo, việc nhà nước quản lý báo chí, việc bổ nhiệm Tổng biên tập). Vào những năm mà quảng cáo còn rụt rè và lúng túng xuất hiện trên báo đài, Phan Quang đã sớm có ý kiến (và ý kiến của ông là ý kiến chủ đạo) rành mạch, quả đoán: quảng cáo là một dạng thông tin cần cho đời sống và nhiều báo sống được là nhờ thu nhập quảng cáo. ở nước ta, Phan Quang đề nghị không nên coi báo chí là hàng hoá: “Nhà nước phải có chính sách tài trợ. Tài trợ không phải là cấp tiền, chỉ cần tiền cho các báo cần thiết mà thu không đủ chi, nhưng cần có hàng loạt chính sách hỗ trợ cho báo chí”.

Đầu năm 1995, Đại hội lần thứ 6 của Hội Nhà báo tiếp tục bầu Phan Quang làm Chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa. Bên cạnh đó, ông được bầu làm phó Chủ tịch phụ trách châu á và châu úc của Tổ chức Quốc tế các nhà báo OIJ và là thành viên của Ban lãnh đạo Liên đoàn báo chí các nước ASEAN. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987 - 1992), khoá IX (1992 - 1997) và khoá X (1997 - 2002).

* Từ năm 2000 đến nay:

Nhà báo Phan Quang có nhiều thời gian để tập trung để viết báo nhiều hơn. Ông thường xuyên cộng tác với rất nhiều báo, đài, tạp chí, tập san, báo mạng ở Trung ương và địa phương, cùng với một số báo và tạp chí nước ngoài. Năm 2003, ở tuổi 75, ông nghỉ hưu và hiện đang sống tại Hà Nội.

Trong 81 năm tuổi đời, có đến hơn 60 năm, nhà báo Phan Quang liên tục làm báo, không nghĩ tới sự nghỉ ngơi. Quả đúng như tiêu đề một bài báo của GS. Viện sỹ Hoàng Trinh: “Phan Quang 60 năm không rời cây bút”.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 35)