Phong cách ngôn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 25)

1.2.2.1 Khái niệm

Bản thân báo chí hết sức đa dạng về loại hình (báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến v.v) và phong phú về hình thức thể hiện thông qua hệ thống các thể loại. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu cho báo chí khi sử

ngữ ứng với mỗi loại thông tin, tình huống, môi trường giao tiếp truyền thông khác nhau mà sử dụng phong cách khác nhau, thậm chí sử dụng đan xen các phong cách để bổ trợ nhau trong quá trình thông tin giao tiếp.

Thêm nữa, chính báo chí có khả năng thâm nhập khai thác và thông tin về mọi mặt trong đời sống xã hội với những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Báo chí phải tuân thủ nguyên tắc tái hiện sinh động, chân thực về sự kiện, hiện tượng, con người,…mà nó phản ánh. Điều này đòi hỏi báo chí không chỉ đứng trung gian khách quan quan sát, bình luận, kết luận về vấn đề mà còn thể hiện sao cho “báo chí là hơi thở của cuộc sống đương đại”. Chính tính đặc thù của loại hình phương tiện truyền thông đại chúng này đã đặt ra yêu cầu cho báo chí. Và thực tế cho thấy trong phong cách ngôn ngữ báo chí có sự hiện diện của đủ tất cả các loại phong cách như: khẩu ngữ tự nhiên, khoa học, hành chính, chính luận, văn chương. Do vậy, có thể quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:

Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ đặc thù (bao hàm nhiều phong cách và chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong hoạt động thông tin về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội nhằm truyền tải thông tin bằng các thông điệp báo chí đến với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, đảm bảo vừa thông tin vừa giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Vấn đề lý luận về phong cách thường được vận dụng trong lĩnh vực nghệ thuật hơn là báo chí.

Theo GS. Hà Minh Đức: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu

xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong dư luận theo hướng này hoặc hướng khác”[13, tr. 105].

Rõ ràng, phong cách ngôn ngữ báo chí rất quan trọng đối với việc xác định diện mạo, góp phần tạo nên bản sắc của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo. Vì vậy, việc xác định phong cách ngôn ngữ báo chí với những đặc điểm về chức năng, đặc trưng của nó là hết sức quan trọng và cần thiết để định hướng lao động sáng tạo báo chí cũng như đánh giá hiệu quả thông tin của báo chí. Với một sự tổng hợp các phong cách ngôn ngữ đó, có thể nhận thấy ở phong cách ngôn ngữ báo chí những chức năng và đặc trưng sau:

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 25)