- Về nghệ thuật thể hiện tác phẩm:
3.1.1 Giàu chất trí tuệ
Đọc các tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang, độc giả luôn được đón nhận một lượng thông tin và dữ liệu dày đặc, không hề có thông tin dư thừa. Những bài ký có dung lượng dài cũng tập trung vào sự kiện và con người, không kể lể dài dòng, lan man. Đặc biệt, ẩn chứa trong các tác phẩm ký báo chí của ông là vốn kiến thức giàu có và hội tụ những giá trị văn hoá.
Khi miêu tả vùng đất mới lạ của Tổ quốc: đồng bằng sông Cửu Long, Phan Quang đã kết hợp sự miêu tả với khảo cứu như quan niệm về bút ký của Macxim Gorki. Phải hiểu vùng đất này từ ngọn nguồn, trong chiều sâu và tính đặc thù của nó một cách chính xác, cặn kẽ thì Phan Quang mới có được những trang viết “ngon” như thế. Lúc này, ông không chỉ là một nhà báo, mà còn là nhà khảo cứu về xã hội học, kinh tế học.
Trước hết, tác phẩm của ông luôn chứa đầy những kiến thức về địa lý. Loạt bài nhà báo Phan Quang viết về miền Nam thân yêu không chỉ giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội, mà còn giúp độc giả mường tượng ra vị trí của nó trên bản đồ địa lý.
Trong bài “Dải đất đa dạng ẩn giấu nhiều bí tàng của trời đất”, nhà
báo Phan Quang đã cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay vẫn được quan niệm là dải đấy cuối cùng của Tổ quốc ta về phía Nam, tính từ sông Vàm Cỏ Đông đổ xuống. Ranh giới thiên nhiên mạn tây của nó là vịnh Rạch Giá kéo dài từ thị xã Hà Tiên xuống Xóm Mũi, ở đông nam là từ mũi Cà
Mau ngược lên cửa sông Sài Gòn. Về địa lý, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngoài rìa đông bắc đồng bằng”.
Tác phẩm “Đồng và biển Tây Nam” lại làm nổi bật vị trí địa lý tỉnh
Kiên Giang: “Bờ biển Kiên Giang từ biên giới Campuchia đến tỉnh Minh Hải (Cà Mau cũ) dài hơn 200km, ôm phía đông của vịnh Thái Lan, một trong những vùng biển nổi tiếng về hải sản. Nằm gọn giữa biên giới các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, phía nam giáp một số đảo nhỏ thuộc Indonesia, vịnh Thái Lan là một vùng biển cạn hình lòng chảo, độ sâu trung bình sáu, bảy mươi mét. Thành chảo về phía Việt Nam rộng 150 hải lý”. Theo tác giả, Kiên Giang là một vùng quê may mắn, có đủ cả đồng bằng, núi rừng, biển cả, sông nước nên có một vị trí chiến lược phát triển kinh tế.
Những tác phẩm ký báo chí của tác giả Phan Quang cũng chứa đầy những kiến thức lịch sử. Viết về các tỉnh trên đất nước Việt Nam, tác giả luôn đề cập tới lịch sử hình thành của vùng đất. Tác giả đã cung cấp cho độc giả lịch sử Nam Bộ từ thời vùng đất hoang vu này mới được khai phá qua tác phẩm “Bước chân không mỏi”: “Năm 1788, Nam Bộ gọi là Gia Định, gồm bốn dinh và một trấn. Ngoài hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn vẫn giữ nguyên như cũ, đổi dinh Long Hồ thành dinh Vĩnh Trấn và cắt một phần đất của Long Hồ từ mạn Cần Thơ đổ về Sóc Trăng, Bạc Liêu lập thành dinh Trấn Định”. Qua các tác phẩm viết về đồng bằng sông Cửu Long, có thể khẳng định, nhà báo Phan Quang đã viết về lịch sử Nam Bộ một cách tỉ mỉ và chính xác.
Thông qua những tác phẩm ký báo chí của Phan Quang, độc giả còn được tiếp nhận những kiến thức văn hoá, xã hội, những phong tục tập quán của từng vùng, miền trên cả nước. “Làm quen với những người anh em”,
người Khơ-me và người Chàm. Lễ cưới hỏi của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long tuy không còn nhiều nghi thức phiền toái cổ truyền như được tả trong các sách cũ, vẫn khá rườm rà: “Đám cưới khởi hành từ nhà trai theo ngày giờ tốt do a-cha-pơ-li-a ấn định. Đến nhà gái, họ trai chưa được vào cổng ngay vì vấp phải dây bon căng sẵn. Hai ma-ha phải đến xin phép mê-ha bên nhà gái cho mở dây. Mê-ha cho phép sau khi hai bên đối đáp theo một nghi thức định sẵn. Tuy vậy, bên nhà trai vẫn chưa được vào ngay, mà còn ở tạm một đêm trong những lều đã dựng trước, và phải làm một số việc tượng trưng do nhà gái yêu cầu. Tối ấy, các vị sư sãi được mời đến tụng kinh chúc lành. Sáng hôm sau, vào giờ mặt trời mọc, khi chim chóc bắt đầu bay đi kiếm ăn, hai bên trai gái cùng ra sân làm lễ lạy mặt trời, theo sự chỉ dẫn của a- cha-pơ-li-a. Tiếp đến là lễ buộc tay cho cô dâu, chú rể”. Hay nhà người Khơ- me, ngoài bàn thờ Phật, không có bàn thờ tổ tiên, trừ những gia đình lai Việt hoặc lai Hoa. Do hệ thống dân tộc song phương, tên người Khơ-me không mang họ. Trước đây, theo nguyên tắc lấy tên đặt họ. Thí dụ: cha Uôn Tiêm, thì con là Tiêm Phôn, cháu là Phôn Sóc. Tên riêng chọn những từ đẹp. Trong gia đình ông cháu trùng tên không phải là điều cần kiêng cữ. Qua các tác phẩm ký báo chí của tác giả Phan Quang, độc giả có dịp biết thêm, hiểu kỹ hơn về những phong tục tập quán đặc sắc của từng dân tộc. Đối với những bài ký về đồng bằng sông Cửu Long của nhà báo Phan Quang là những trang viết giàu chất sống, có sức khái quát, sức hấp dẫn về cuộc sống miền Nam. Người đọc cảm nhận thấy chất trí tuệ ở một ngòi bút báo chí sắc sảo.
GS. Hoàng Trinh nhận định: “Phan Quang đi đến đâu là “hội nhập” đến đấy. ở đâu ông cũng thấy dấu tích những nền văn hoá mà ta có thể tiếp nhận tinh hoa.” Qua các tác phẩm của nhà báo Phan Quang, độc giả có thể bắt gặp những quá trình tiếp biến văn hoá. Trong tác phẩm “ý nghĩa nhân
hành tại thánh đường, sau đấy mỗi gia đình trở về quây quần bên lò sưởi, chờ thưởng thức bữa tiệc muộn ấm cúng, thường vào lúc nửa đêm. Lễ Noel du nhập vào Việt Nam, người dân tràn ra phố xá và chốn vui chơi công cộng. Bên cạnh cây thông xanh lủng lẳng những chiếc chuông bạc, ở Việt Nam và Trung Quốc xuất hiện cây thông trắng, cây thông đỏ, cây thông vàng – những màu sắc được người châu á trân trọng. Thông qua bài viết của mình, tác giả muốn khẳng định: Quá trình tiếp biến văn hoá, quá trình tiếp thu những nhân tố ngoại lai, khi du nhập vào nước khác, phải thích nghi với điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển và phong tục tập quán của nước ấy thì mới tồn tại lâu dài.