Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 73)

- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

2.3.1Nghệ thuật đặt tên (rút tít) tác phẩm

Với mỗi tác phẩm báo chí, việc đặt tên (rút tít) bài là vô cùng quan trọng. Đầu đề tác phẩm báo chí (Tít) cũng là sự phân biệt giữa bài báo này và bài báo khác, là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của độc giả vào bài báo. Một tác phẩm báo chí đã hoàn thành nhưng đầu đề của tác phẩm đôi khi lại quyết định thành công hay thất bại của tác phẩm đó. Điều khó nhất trong việc đặt tít là dùng một số từ ít nhất mà diễn đạt được cả ba yêu cầu đối với tên một tác phẩm: thông báo nội dung chủ yếu của bài, hướng dẫn tình cảm tư tưởng của người đọc, thu hút sự chú ý của độc giả với bài báo. Nó được coi là linh hồn của bài viết, thần thái của tác phẩm. Chính cái tít là “cửa ngõ” đón công chúng đi vào tác phẩm hay không.

Đối với những tác phẩm ký báo chí, tít bài cần thể hiện được đặc trưng của thể loại, nội dung có phần toát ra từ những con chữ đầu tiên – tít. Trong các tác phẩm ký báo chí của mình, Phan Quang đã làm được điều đó. Các tít bài của ông thể hiện một sự khéo léo trong cách vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén. Hơn thế nữa, bản thân Phan Quang là người có vốn từ vựng giàu có, phong phú nên tít bài của ông luôn cuốn hút độc giả. Nó biểu hiện rõ nét sự thoả mãn một số yêu cầu đặt ra đối với các tít báo hay và tạo ra một số nét đặc trưng sáng tạo trong cách rút tít của tác giả.

- Khái quát nội dung thông tin cốt lõi trong bài làm đầu đề. Ví dụ:

“Cuộc đấu tranh dũng cảm của nhân dân thôn Thượng Xá”, “Tổ chức và hướng dẫn nông dân làm nhà”.

Ví dụ: “Tấc đất, tấc vàng”.

- Sử dụng những câu danh ngôn làm đầu đề bài báo. Ví dụ: “Chén

nước vơi, chén nước đầy”, “Về chiếc bánh mỳ và nửa chiếc bánh mỳ”, “Những giờ cuối cùng, những giờ đầu tiên”.

- Chọn một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật đưa làm đầu đề. Ví dụ: “Nguyễn Văn Linh – Nói và Làm”, “Nguyễn Thành Lê - Người phát

ngôn”, “Quang Đạm – Tài năng và trí tuệ”, “Nguyễn Hiến Lê – Hai mươi năm, một trăm tác phẩm”.

- Tạo mâu thuẫn trong đầu đề bài báo. Ví dụ: “Gặp lạnh dưới xích

đạo”, “Dải đất ôn hoà ở phương Nam nhiệt đới”.

- Đặt đầu đề bài báo một cách ngắn gọn. Mỗi đầu đề, Phan Quang chỉ sử dụng từ 1 đến 2 âm tiết tiếng Việt thể hiện sự độc đáo, gây tò mò cho công chúng. Ví dụ: “Thông”, “Nổi dậy”, “Cội nguồn”, “Hơi muộn”.

Theo nhà báo Phan Quang, muốn đặt được một đầu đề bài báo hay cần phải lựa chọn từ ngữ một cách kỹ càng. Ví dụ tít bài “Có một quán rượu

mang tên Van Gogh”, nếu thay thế từ quán rượu bằng từ nhà hàng sẽ không diễn đạt được hết bản chất và ý nghĩa nội dung bài viết.

Tóm lại, đầu đề tác phẩm ký báo chí của tác giả Phan Quang hấp dẫn độc giả bởi nó luôn biểu đạt được thông tin mà tác giả muốn phản ánh với hình thức phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 73)