- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:
2.3.3 Ngôn ngữ tác phẩm
Ngôn ngữ là phần rất quan trọng tạo nên giọng điệu cho tác phẩm. Nó là phương tiện thể hiện thông tin cơ bản nhất. Ký báo chí nằm trong nhóm Chính luận nghệ thuật nên ngôn ngữ của ký báo chí là sự kết hợp giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính luận, sự đan xen hoà quyện khéo léo ngôn ngữ đậm chất báo chí với ngôn ngữ giàu chất văn học.
Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang còn hấp dẫn độc giả bởi sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh những con số chính xác trong tác phẩm, ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh đã tạo nên sức hút cho tác phẩm. Nhà báo Phan Quang đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ và hình ảnh trong ca dao, tục ngữ, văn học, ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ đời thường, từ ngữ chuyên ngành trong tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm cho thấy dù trong bất kỳ tác phẩm nào tác giả Phan Quang đều lựa chọn ngôn ngữ một cách cẩn trọng.
Tác giả viết về cuộc sống hiện tại, người thật, việc thật với ngôn từ giàu hình ảnh, trong sáng. Có khi ngôn ngữ dí dỏm với cách ví von mang tính trí tuệ. Có khi tác phẩm là một thước phim sống động, mang hơi thở cuộc sống. Những hô ngữ, từ cảm thán, thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử dụng trong
phương thức diễn đạt thông tin hiệu quả nhất. Ngôn ngữ trần thuật – cái tôi tác giả được thể hiện một cách đĩnh đạc. Cái tôi tác giả vừa trình bày lý giải vừa kết nối các dữ kiện mà tác giả muốn trình bày. Điều này khiến tác giả luôn xuất hiện ở những chi tiết nhỏ nhất trong tác phẩm.
Ngôn ngữ địa phương trong tác phẩm khiến cho độc giả ở bất kỳ đâu trên khắp ba miền đều cảm thấy thật gần gũi, thân thiết. Khẩu ngữ địa phương tạo nên sự đa thanh về giọng điệu trong tác phẩm. “Người và đất Huế”, nhà
báo Phan Quang tái hiện lại âm điệu của người Huế:
- Chao, bao nhiêu ngày nằm hầm không sao, thế mà ngày giải phóng,
em nhớ mạ em quá chừng.
- Tui có một thằng út cũng tham gia công tác như chị hắn. Bóng hắn đây.
Trong câu văn trên, tác giả sử dụng nguyên từ “bóng” tiếng miền Trung có nghĩa là ảnh.
Tác giả Phan Quang cũng tôn trọng những ngôn từ địa phương độc đáo. Trong tác phẩm “Làm quen với những người anh em”, tác giả miêu tả đám
cưới của dân tộc Khơ-me: “Đám cưới khởi hành từ nhà trai theo ngày giờ tốt do a-cha-pơ-li-a ấn định. Đến nhà gái, họ trai chưa được vào cổng ngay vì vấp phải dây bon căng sẵn. Hai ma-ha phải đến xin phép mê-ha bên nhà gái cho mở dây”. Theo tiếng Khơ-me, a-cha-pơ-li-a là chủ hôn, ma-ha là người mai mối bên nhà trai.
Tác giả Phan Quang viết các tác phẩm ký của mình không chỉ dưới góc độ của một nhà báo. Ông còn nhìn nhận vấn đề, sự kiện, con người qua lăng kính của một nhà sử học, chuyên gia kinh tế, địa lý… nên trong tác phẩm của ông xuất hiện nhiều từ ngữ mang tính chất chuyên ngành, được sử dụng một cách chính xác. Trong bài “Cửu Long sông mẹ và những tặng
của mặn vào đất liền bằng ngôn từ chuyên ngành: “Chế độ bán nhật triều tác động lớn đến tốc độ dòng chảy khi nước lên và nước rút, đào sâu lòng sông gần biển, làm sạt lở các kênh, khiến khẩu độ các kênh mau chóng mở rộng so với khi mới đào. Ta có thể hình dung: cùng một biên độ là 3m, để đạt tới đỉnh triều và rút xuống chân triều, thời gian ở ngoài Bắc là 12 giờ, vì biển Đông ở phía Bắc theo chế độ nhật triều, trong hai mươi bốn giờ chỉ một lần nước lên, và một lần nước xuống. Trong khi đó, do chế độ bán nhật triều, thời gian để nước lên tới đỉnh triều, cũng như từ đỉnh triều rút xuống chân triều, chỉ còn 6 giờ, như vậy, giả thiết có độ dốc như nhau thì tốc độ dòng chảy ở cửa sông trong Nam lớn hơn ngoài Bắc gấp hai lần. Sự mở rộng khẩu độ các kênh đào do tác động của dòng chảy gây lãng phí đất canh tác”. Hay nhận xét một cách khoa học về tiềm năng đất đồng bằng sông Cửu Long tác giả viết: “Nhìn chung đất tương đối nặng, có hàm lượng hữu cơ khá cao tuy nghèo về lân, phèn và mặn là những khó khăn đáng kể. Nhược điểm này có thể khắc phục dần cùng quá trình thủy lợi hoá, kết hợp biện pháp canh tác và sinh học đúng đắn”.
Trong các tác phẩm ký, nhất là những bài mang tính chất điều tra kinh tế, nhà báo Phan Quang luôn đưa ra các con số làm minh chứng sinh động. Không chỉ đưa ra con số thống kê dẫn chứng, tác giả còn có sự so sánh với số liệu các năm khác. Ví dụ trong “Tấc đất, tấc vàng”: “ở tỉnh X, diện tích đất canh tác từ 175.132 ha năm 1961 giảm xuống còn 153,864 ha năm 1968, trong tám năm sụt mất 12,2% (có huyện sụt hơn 21%). Theo kết quả điều tra điển hình ở 24 hợp tác xã thuộc 12 huyện khác nhau, diện tích canh tác từ 13.014 mẫu năm 1958 xuống 11.650 mẫu năm 1968. Bình quân mỗi hợp tác xã giảm gần 50 mẫu. Đất phi nông nghiệp chiếm tới 20,2%, một tỉ lệ khá cao đối với một tỉnh đồng bằng chủ yếu sống bằng lúa”. Đây là những con số biết nói, đầy ắp thông tin. Ngôn ngữ phóng sự với các con số chính xác cũng là
Ông cũng sáng tạo và sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng với công chúng, tạo ra một cảm giác mới lạ, hấp dẫn độc giả. Miêu tả đồng bằng sông Cửu Long, ông viết “mênh mông cánh đồng hồng phớt phù sa trẻ”. Độc giả thường quen với cách miêu tả “phù sa mới”. Cách miêu tả “phù sa trẻ” Phan Quang, khiến không chỉ liên tưởng tới sự phì nhiêu màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long mà còn nghĩ tới tiềm năng dồi dào rất trẻ của vùng đất này. Phác hoạ chân dung nhà báo Francoise Giroud, tác giả Phan Quang miêu tả bà làm nghề “ký giả còm”. Tên gọi nghề nghiệp của bà tạo nên sự dí dỏm, lại thể hiện tính trí tuệ cao như chính bản chất con người của bà vậy.
Ngôn ngữ ký báo chí của tác giả Phan Quang là sự đan cài nhuần nhuyễn khéo léo của nhiều hình thức ngôn ngữ, làm nên sự đa dạng giàu có trong cách diễn đạt. Ông khéo léo sử dụng ngôn ngữ trần thuật đan xen với ngôn ngữ nhân vật, thể hiện tính thông tin khách quan, trung thực. Công chúng như trực tiếp tham gia vào chứng kiến sự kiện, sự việc. Quan trọng hơn, ngôn ngữ trong tác phẩm được ông chắt lọc, lựa chọn tới từng từ, đậm yếu tố thẩm mỹ, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chuẩn mực, mang phong cách của một trí thức uyên bác.