Hiệu quả ký báo chí của nhà báo Phan Quang

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 104)

- Về nghệ thuật thể hiện tác phẩm:

3.2 Hiệu quả ký báo chí của nhà báo Phan Quang

80 năm tuổi đời nhưng có đến 60 năm tuổi nghề, từng giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong nghề báo, tác giả Phan Quang thường được gọi là nhà báo lão thành, nhà báo gạo cội, nhà báo uyên bác, nhà báo nhà văn… Hơn thế nữa, ông còn là nhà báo qua những chặng đường dài hoạt động, là một chứng nhân ưu thế luôn có mặt ở những thời điểm quan trọng. Có thể khẳng định,

mỗi tác phẩm của tác giả Phan Quang không chỉ là một bài báo đơn thuần, mà nó còn là dấu tích của một thời điểm lịch sử mà thời gian đã đi qua.

Những bài ký của nhà báo Phan Quang phác hoạ một bức tranh thông tin toàn cảnh về đất nước quê hương Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tiến lên xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Những năm 50 của thế kỷ XX, nhà báo Phan Quang, khi đó còn là một phóng viên trẻ của báo Nhân dân, đã say mê làm việc hết mình, không ngại khó khăn, hăng hái về thực địa phát hiện vấn đề. Từ những năm 1954 – 1960, toàn Đảng, toàn dân tập trung vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuyển dần nền kinh tế sản xuất nhỏ tự cung tự cấp, dựa trên sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất, từng bước trở thành nền kinh tế dựa trên sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước và một phần kinh tế gia đình, đồng thời đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực phản động phá hoại kinh tế, gây mất ổn định xã hội. Những bài ký của Phan Quang đã biểu dương những gương tốt, đấu tranh chống mọi sai trái, chú trọng đề xuất kiến nghị với Đảng nhằm hoàn thiện các chính sách, uốn nắn lệch lạc của các ngành, các địa phương trong quá trình thực thi chính sách. Ông đã có nhiều bài ký gây tiếng vang lớn, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân dân.

Bài Tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo sản xuất như thế nào?” đăng liền hai

kỳ trên báo Nhân dân ra ngày 25, 26/3/1955 của Phan Quang đã điều tra làm rõ nguyên nhân tại sao Thanh Hoá lại lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Đây là một bài báo được dư luận rất quan tâm. Vì đó là lần đầu tiên một phóng viên dám phê bình công khai sự lãnh đạo của một tỉnh uỷ. Đối tượng phê bình là tỉnh uỷ một tỉnh lớn, mà chính lại là phê bình Ban kinh tế tỉnh do đích thân Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban. Bài báo cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo của địa phương. Tỉnh

điểm của đất nước là đã từ chiến tranh chuyển sang hoà bình. Khi bài báo lên trang, tỉnh uỷ Thanh Hoá không có phản ứng mạnh mẽ mà chỉ im lặng. Cán bộ trong tỉnh lại tán thành nội dung bài báo và cách đặt vấn đề. Ngày 4/7/1955, trên báo Nhân dân, với bút danh là H.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: “Có phê bình phải có tự phê bình”. Sau khi khẳng định những ý kiến của nhân dân hoặc các nhà báo phê bình nói chung “đều có căn cứ” và khen ngợi các địa phương có khuyết điểm đã “tự phê bình công khai trên báo”, Bác nhận xét: “Nhưng cũng có nhiều việc phê bình nêu lên báo rồi, không thấy những cơ quan hay địa phương có vấn đề lên tiếng, như đối với phê bình tỉnh uỷ Thanh Hoá coi nhẹ lãnh đạo sản xuất” [30, tr. 10]. Sau khi đăng bài của Bác Hồ, báo Nhân dân đã nhận được bài tự phê bình của tỉnh uỷ Thanh Hoá. Lần đầu tiên, một phóng viên trẻ (khi đó nhà báo Phan Quang mới 26 tuổi) lại “cả gan” phê bình một cấp uỷ lớn.

Bài ký “Chung quanh vấn đề diện tích và năng suất ở hợp tác xã Đại

Phong” lại là sự phát hiện một thực tế là sự áp đặt của cấp trên cho hợp tác xã

về các chỉ tiêu kế hoạch như diện tích, năng suất, sản lượng mà không tính toán hiệu quả kinh tế, một bệnh ấu trĩ trong lãnh đạo nông nghiệp những năm đầu 1960. Tác giả Phan Quang đã nêu lên sự cứng nhắc trong cách làm kế hoạch, áp đặt chỉ tiêu. Thực chất vấn đề được bài báo nêu ra, ngày nay được gọi là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển dịch kinh tế. Sau khi bài báo lên trang, một thời gian sau Trung ương đã có chủ trương cho phép các địa phương cân nhắc khi làm kế hoạch có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp.

Loạt bài Sự hấp dẫn mới của đất nước hoa hồng” của Phan Quang đăng trên báo Nhân dân từ ngày 9-16/8/1974 đã chỉ ra sức hấp dẫn mới của Bungari là: nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, có những

kinh nghiệm quý báu cho các nước khác học tập. Loạt bài có tiếng vang lớn trong dư luận, đã khơi gợi và thúc đẩy nhiều đợt khảo sát của cán bộ quản lý và chuyên gia nông nghiệp nước ta sang Bungari nghiên cứu kinh nghiệm đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn. Nhà báo Phan Quang cũng được mời đi nói chuyện nhiều nơi về chủ đề này.

Những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế của nước ta còn mất cân đối về nhiều mặt, trình độ kế hoạch hoá chưa cao, lại phải cùng một lúc giải quyết những vấn đề cấp bách, vấn đề nào cũng đòi hỏi được ưu tiên. Phải xử lý thế nào để có lợi nhất mà vẫn thoả đáng mọi bề? Tác phẩm Hạt lạc và sợi dây”

đăng trên báo Nhân dân số ngày 2/12/1980 là một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề đó. Thiếu nguyên liệu là một trong những khó khăn lớn nhất của công nghiệp nước ta vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực sản xuất nguyên liệu đó có thể được sản xuất trong nước, đặc biệt là các nông sản, nhưng vẫn còn tồn tại những vướng mắc và chưa thể gỡ ra. Bài báo của tác giả Phan Quang đã đưa ra giải pháp tích cực giải quyết vấn đề này, đóng góp vào sự chuyển động về chính sách của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, các tác phẩm của nhà báo Phan Quang đã điều tra, khảo sát, nêu vấn đề của đất đai, nông nghiệp, quản lý. Ông luôn đưa ra phương hướng khắc phục cho từng vấn đề được đề cập. Sáng lấp lánh trong các tác phẩm của ông là một niềm tin và tấm lòng của người con yêu quê hương đất nước: “Đất đai, nguồn nước, khí hậu cũng như sức lao động dồi dào của người dân Việt Nam được khai thác với một chiến lược kinh tế đúng, sẽ đảm bảo cho nhân dân ta no đủ sớm hơn so với nhiều nước hiện tại đang giàu có hơn nước ta. Còn lại chỉ là vấn đề thời gian và sự nỗ lực đồng bộ của mọi người và mọi ngành kinh tế.”

Những tác phẩm ký của Phan Quang đáp ứng được hiệu quả thông tin trước những đòi hỏi khẩn trương, cấp bách của đất nước khi mới thống nhất hai miền Nam - Bắc và trong cả thời kỳ đổi mới. Ông đã đứng trên lập trường của Đảng, Nhà nước và đông đảo quần chúng lao động để thông tin toàn vẹn, chính xác mọi mặt của đời sống xã hội. Là một nhà báo, tác giả Phan Quang không chỉ là người đưa tin trong nhiều thời điểm, mà ông còn nổi bật ở khả năng phát hiện vấn đề, tạo dựng hệ thống và đưa nó tác động vào cuộc sống. Đó cũng là mục tiêu hướng tới của báo chí Việt Nam hiện đại. Đã từng có khẩu hiệu Nói - Viết - Làm theo báo. Các phong trào thi đua, đặc biệt trong nông nghiệp, từ thời Gió Đại Phong 1960 đến các vấn đề miền núi, tổ chức đời sống nông thôn, vấn đề lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái được ông phát hiện và cảnh báo từ rất sớm. Những thông tin khách quan và bình luận chủ quan của ông dựa trên đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có giá trị tác động mạnh mẽ tới nhận thức và thái độ của độc giả.

Thông qua các tác phẩm của mình, nhà báo Phan Quang cũng đã góp phần tuyên truyền đường lối xây dựng nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà báo Phan Quang cũng mạnh dạn phản ánh những mặt hạn chế còn tồn tại ở các địa phương. Điều đó góp phần tuyên truyền đường lối của Đảng trên tinh thần phê bình và xây dựng. Nghị quyết ĐH lần 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV đề ra mục tiêu thời kỳ mới là tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp. Thời kỳ này, nhà báo Phan Quang đã viết một loạt các tác phẩm ký về đời sống xã hội, lao động sản xuất của các địa phương trên cả nước. Ông phản ánh sâu sắc những biến đổi quan trọng của nông thôn sau giải phóng. Phần lớn nông dân đã có ruộng, những tàn dư thực dân và phong kiến về ruộng đất bị xoá bỏ. Đảng và Nhà nước kịp thời lãnh đạo nông dân tiến

triển, gắn liền hợp tác hoá và thuỷ lợi hoá, thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng vụ, giải quyết tình trạng thiếu lương thực. Nhà báo Phan Quang đã tích cực viết các bài báo về phát triển nông nghiệp, tiến công vào mặt trận thuỷ lợi nhằm phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 1975 – 1980, một trong mười chủ trương và biện pháp lớn của Đảng và Nhà nước ta là “Phân bố lại lao động và tăng năng suất lao động”. Do điều kiện đất nước vừa đi qua chiến tranh, Hội nghị Đảng IV xác định: “ở vùng bình quân ruộng đất thấp phải khẩn trương đưa lao động đi mở ở các vùng kinh tế mớ… Phải có tổ chức chuyên trách ở Trung ương và các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, vận tải, y tế, giáo dục… để phục vụ tốt nhiệm vụ này”. Các bài ký của tác giả Phan Quang cũng đã đề cập đến vấn đề di dân phát triển vùng kinh tế mới một cách sâu sắc, cặn kẽ. Trong đó, nhà báo Phan Quang đã luôn nhấn mạnh yêu cầu phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, các địa phương phải chú ý phân bố lại lao động và tổ chức tốt lao động từng hợp tác xã và trên địa bàn huyện để thâm canh tăng vụ, phát triển toàn diện trồng trọt, chăn nuôi thủ công nghiệp. Muốn vậy cần phải mở mang thủy lợi, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới. Phóng sự Hà Nội cao nguyên”

đề cập đến đời sống, cách làm ăn của người Hà Nội trên đất Lâm Đồng: “Từ mảnh đất chưa được biết đến mấy ấy, sau một năm đã vỡ được hơn 1000ha đất, xây dựng không ít nhà cửa khá khang trang và trồng mấy trăm ha hoa màu, cây lương thực”. Để tuyên truyền chủ trương di dân, khai phá đất hoang ở các vùng kinh tế mới, Phan Quang đã phản ánh đời sống lao động sản xuất của cư dân ở đây trên nhiều phương diện khác nhau. Thông qua bài viết sát thực tế, tác giả đã dựng lên bức tranh toàn cảnh của vùng kinh tế mới Lâm Đồng – Đà Lạt. Bên cạnh việc khẳng định những thành công bước đầu của

Đồng, tác giả còn đề cập trực tiếp tới những vấn đề cần khắc phục trong đời sống sinh hoạt sản xuất ở đây. Xuất phát từ thực tế xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới, tác giả đã nhìn nhận một cách khách quan những thành tựu mà các vùng kinh tế đã đạt được. Những tác phẩm đó đã tuyên truyền chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả.

Những tác phẩm ký về đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Phan Quang được coi là sự tìm hiểu, “mổ xẻ” một cách kỹ lưỡng nhất, tài tình nhất về vùng đất này trên mọi phương diện. Những tác phẩm ký đó đã được độc giả quan tâm và dành nhiều sự ưu ái. Điều quan trọng, các bài viết của nhà báo Phan Quang đã góp phần thoả mãn tấm lòng của đồng bào cả nước, đặc biệt là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc chưa kịp hồi hương với nỗi nhớ quê hương đau đáu. Đối với những độc giả vùng mới giải phóng, các bài ký đó được ví như “thứ của lạ”. Thành công của tác giả là đã khai thác được một số chủ đề mới mà nhiều người mong đợi và đón chờ. Giáo sư Trần Văn Giàu trong một lần gặp nhà báo Phan Quang đã thân mật nói: “Chú viết về đồng bằng sông Cửu Long dạo này đọc được lắm”. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã khen: “Những bài anh Phan Quang viết ngon lắm”. Nhà thơ Bảo Định Giang từng nói: “Tôi là người Nam Bộ sống suốt cả cuộc kháng chiến ở bưng biền Nam Bộ, mà bây giờ đọc ông, tôi mới nhận ra có điều mình không biết bằng ông”. Một chị nhà báo từng làm việc lâu năm ở Sài Gòn dưới chế độ trước cho biết: “Tôi về thăm quê ở miệt vườn, gặp ông anh đưa cho tờ báo Nhân dân và bảo: nè, cô xem tay cộng sản này nó viết sao mà tình quá”. Đó chính là những lời khích lệ động viên quý báu và to lớn với một tác giả đam mê nghiệp viết như nhà báo Phan Quang. Với những trang viết “ngon” về đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Phan Quang không chỉ hiện lên với tư cách một nhà báo. Độc giả còn nhận thấy một nhà báo kiêm nhà khảo cứu về xã

Thông qua loạt ký về quê hương đất nước, độc giả cũng nhận thấy rõ tác giả Phan Quang luôn đặt chức năng báo chí lên hàng đầu. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, miền Bắc còn nhiều khó khăn, thiếu đói. Vấn đề thời cuộc trọng tâm lúc bấy giờ là lương thực. Miền Nam đóng vai trò là vựa lúa của cả nước. Giải phóng miền Nam là chúng ta đã mở ra những vùng đất rộng lớn. Hiện nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, chủ yếu là do đồng bằng sông Cửu Long. Nhà báo Phan Quang ngay từ những ngày đầu tiên sau giải phóng, đã giới thiệu vùng đất đồng bằng sông Cửu Long dường như còn xa lạ với người miền Bắc. Ông đã tự hào mà giới thiệu về Tổ quốc mến yêu, về tiềm năng của miền đất Nam Bộ như thế nào. Phóng sự điều tra Những cánh đồng thẳng cánh cò bay”, đăng liên tiếp

năm kỳ vào tháng 6/1975 trên báo Nhân dân. Trong tác phẩm của mình, ông giới thiệu tiềm năng của đồng bằng Nam Bộ, những mùa vụ đã hình thành tự nhiên trên cơ sở cuộc khẩn hoang và làm thuỷ lợi từ thời thuộc Pháp và chế độ Sài Gòn, các giống lúa Nam Bộ, vai trò của thuỷ lợi qua hệ thống kênh xáng được người Pháp tổ chức và khai thác từ đầu thế kỷ XX, cũng như tập quán sản xuất mỗi vùng. Nhà báo Phan Quang đã vẽ nên bức tranh tổng thể đầy lạc quan. Tác giả đã dùng hình ảnh: tiềm năng của đồng bằng giống như những cánh đồng thẳng cánh cò bay kia, trước mắt nhiều nơi còn sình lầy, năn lác hoang vu, đường giao thông chưa có, sinh hoạt người dân trừ các vùng ven xa lộ và các trục chính còn khá tự nhiên… Tiềm năng ấy đang chờ đợi bàn tay tổ chức, quản lý của con người thì mới mau chóng trở thành hiện thực. Và sự đoán trước của tác giả đã được minh chứng bằng những thành tựu to lớn và toàn diện mà đồng bằng sông Cửu Long đạt được ba mươi năm sau. Qua những bài ký của ông, độc giả nhận rõ một điều rằng chính người Việt Nam chúng ta chứ không phải ai khác đã làm nên đồng bằng sông Cửu Long

Một nội dung quan trọng trong những tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang là ký chân dung những người nổi tiếng. Tác phẩm ký chân dung

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)