Con đường hình thành phong cách viết ký riêng của Phan Quang

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 97)

- Về nghệ thuật thể hiện tác phẩm:

3.1.3Con đường hình thành phong cách viết ký riêng của Phan Quang

Trong cuốn Về văn học và nghệ thuật, Lênin có viết: “Theo tôi thì hình như đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá nhân ấy làm mà còn ở cách mà cá nhân ấy làm việc đó nữa”[28, tr. 374]. Điều này quả đúng với nhà báo Phan Quang. Có thể khẳng định, con đường hình thành nên phong cách viết ký riêng của nhà báo Phan Quang hội tụ rất nhiều yếu tố.

Trước hết, nhà báo Phan Quang luôn thể hiện một thái độ lao động nghiêm túc trong nghề nghiệp. Nghề báo gắn với ông nhiều duyên nợ và càng làm, ông càng yêu nghề hơn. Trong quá trình làm báo, ông vẫn viết văn như một bản năng và hoàn toàn không hề quan niệm nghề báo là nghề tay phải, nghề văn là nghề tay trái. Với ông, nghề nào cũng phải rất coi trọng, toàn tâm toàn ý với nghề. Có rất nhiều nhà báo đã nghỉ hưu là buông bút. Điều đó lại không đúng với tác giả Phan Quang. Trong một lần trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề báo thành phố Hồ Chí Minh, ông cho biết: “Nghề gắn với nghiệp. Triết gia xưa nói: “Ta suy nghĩ, tức ta tồn tại”. Đối với chúng mình, phải chăng “ta viết, tức là ta tồn tại”. Theo ông, làm sao đọc mà lại không suy nghĩ, thấy mà không có thái độ. Nên ông vẫn viết và viết rất cẩn thận. Đôi khi chỉ có năm, bảy trăm chữ nhưng ông cân nhắc, viết và sửa cả tuần.

Để có được những tác phẩm báo chí sâu sắc và có tác động tích cực đối với đời sống của con người, nhà báo Phan Quang đã tự học và đọc sách rất nhiều. Có thể khẳng định ông là một trí thức uyên bác. Ông luôn ghi chép, tích luỹ tư liệu cẩn thận. Bởi theo ông, viết báo không thể chỉ nêu cảm nhận, bình, tán theo lối chủ quan. Cần có tư liệu. Tư liệu cụ thể, mang tính khoa học. Ông từng khuyên các đồng nghiệp trẻ của mình phải biết trân trọng sách, đọc sách. Bởi đó là những nguồn bổ sung, làm giàu kho tư liệu tích luỹ của mình. Sách không chỉ là tiểu thuyết, càng không phải là truyện trinh thám hay đơn thuần để giải trí. Sách là những gì nghiêm chỉnh nhất trong cuộc đời con người có ít nhiều văn hoá. Đi tới đâu, tác giả Phan Quang cũng hỏi tìm, mua hoặc xin sách để có thêm tư liệu tích lũy. Nhà báo Phan Quang có cả một vốn tư liệu quý báu khi ghi chép kín cả chục cuốn sổ tay. Cuốn sách Đồng bằng sông Cửu Long dày gần 500 trang của ông không phải là một tập cộng dồn

các bài báo đã in, mà được viết lại theo một cấu trúc hoàn chỉnh trên cơ sở những tư liệu đã có. Nhiều lần, để bổ sung hoặc kiểm tra tài liệu, tác giả đã dành rất nhiều thời gian đọc và nghiên cứu tại thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng đã quay trở lại nơi mình đã từng đi thực tế để bổ túc vốn sống và kiểm tra lại tư liệu của những chuyến đi trước hay tư liệu trích từ các sách báo. Điều này thể hiện sự cẩn trọng của ông. Đối với ông, để tác phẩm của mình được hình thành và đứng vững, phải trải qua một quá trình lao động nghiêm túc. Không chỉ tích lũy tư liệu gián tiếp (qua sách báo, ấn phẩm, tổng kết), mà phóng viên còn cần tích lũy tư liệu sống động, vốn sống, thu thập tại chỗ qua những lần đi thực tế. Tư liệu chính là ngọn nguồn con sông mà người viết luôn phải tắm mình trong dòng nước. Giáo sư Hà Minh Đức đã từng nhận xét: “Phan Quang luôn biết dựa vào vốn kiến thức dân gian bù đắp với kiến thức sách vở. Và cuối cùng là sự quan sát trực tiếp, tự mình đánh giá

Quang luôn trích dẫn tài liệu một cách cụ thể, chính xác, không qua loa, đại khái. Với ông, học tập, sưu tầm tư liệu là công việc suốt đời, không biết chỗ khởi đầu và không biết khi nào kết thúc trong đời người. Nhà báo Phan Quang tâm sự: “Người làm báo không phải là người làm sử, cũng không đơn thuần ghi phích như người chuẩn bị làm từ điển. Tư liệu không chỉ có ích cho bạn dưới dạng vật chất ghi chép, cái quý hơn nữa là một phần vô hình đã thấm sâu vào con người bạn. Chúng bổ sung kiến thức và làm giàu thêm vốn sống của bạn. Chính Lê Quý Đôn cũng đã từng viết: học vấn, kiến thức làm cho văn chương người ta trở nên thâm hậu”.

60 năm không rời cây bút, Phan Quang vẫn viết ở tuổi 80. Ông vẫn nhẹ nhàng đằm thằm trong câu chuyện và thể hiện cốt cách văn hoá của một trí thức uyên thâm. 80 tuổi ông vẫn sử dụng Internet, gửi bài và ảnh đến các báo qua email, chứ không như một số nhà báo chưa về hưu, chỉ có thể gửi bài qua những chiếc phong bì hoặc đến tận toà soạn. Điều đó cũng thể hiện một phần phong cách của nhà báo Phan Quang. Với ông, con người luôn có yếu tố sâu rộng, luôn cập nhật với cuộc sống. Cái mà học ở trong nhà trường là những kiến thức đã qua, kiến thức của đời sống mới là cái đang diễn ra. Nếu không cập nhật sẽ tự biến mình thành người lạc hậu.

Theo Phan Quang, một tác phẩm ký báo chí hay luôn đòi hỏi mỗi tác giả phải “Đọc– Đi– Nghĩ - Viết”. Đó cũng là quan điểm về nghề báo của ông. Đọc, theo ông nghĩa là học tập, thu nhận thông tin. Ai cũng trải qua giai đoạn học tập ở nhà trường. Tuy nhiên, thời gian học ở nhà trường rất có hạn. Sách là thầy dậy suốt đời. Nhà trường dạy ta những tri thức đã tổng kết. Sách báo, phương tiện thông tin cung cấp cho ta những tri thức đang diễn ra đang vận động. Đọc là còn là cách thu nhận thông tin từ lãnh đạo (chính sách, ý

kiến, chỉ đạo), từ đối tác (những nhà báo khai thác tài liệu) và cũng nhằm hiểu rõ đối tượng (công chúng, bạn đọc của mình hơn).

Đi, với mục đích thu thập thông tin từ cuộc sống. Ông cha xưa đã dạy: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đi giúp kiểm nghiệm qua thực tế vốn hiểu biết, để bồi đắp thêm. Đi nhiều, sẽ trở thành lịch lãm. Đi, mới phát hiện được nhiều đề tài thú vị. Đi, còn để thâm nhập thực tế, lấy cuộc sống thổi vào bộ xương, để tìm cái sẽ làm nên thịt da bồi đắp cho ý tưởng của mình trong bài viết, mà thiếu nó ý tưởng dù được thể hiện ra cũng vẫn chỉ mang dáng dấp bộ xương.

Nghĩ về cái mình đang viết, sẽ viết. Nghĩ là điều kiện tối cần giúp tác phẩm có chiều sâu. Người xưa nói: ai nghĩ chậm, sẽ viết nhanh. Phương Tây có câu ngạn ngữ: “Cái gì được nhận thức tốt, sẽ tự phô diễn rõ ràng”. Làm cho việc “động não” trở thành một thói quen, nếp nghĩ, ta sẽ phát hiện những điều kỳ thú bất cứ lúc nào. Người cầm bút chịu nghĩ, thì làm việc gì cũng có thể gợi nên ý tứ đắt giá.

Viết không chỉ là động tác cuối cùng tạo ra sản phẩm. Viết còn là sự thao luyện. Viết nhiều sẽ lên tay. Mất thói quen viết là khó khăn lớn nhất của người cầm bút. Theo nhà báo Phan Quang, nếu chúng ta chưa tự cho mình là thiên tài thì nên động bút thường xuyên. Coi mỗi bài viết là một hạt phù sa. Một hạt phù sa chưa là gì cả. Phù sa lắng đọng mãi thành bãi bồi. Từ bãi bồi mọc cây xanh, xây công trình… Đó là sự nghiệp. Mỗi hạt phù sa tuy bé bỏng, tuy chưa là gì, song vẫn là một chỉnh thể, tách ra, nó có cuộc sống riêng, đòi hỏi mỗi người phải đầu tư nghiêm chỉnh vào đấy. Nhưng nói đến hết cả cuộc đời người làm báo khi không bao giờ nên tách rời riêng lẻ các hạt phù sa.

Quang, giống như văn hào Ernest Hemingway đã từng nói: “Điều lớn lao nhất là sống và làm công việc của mình, là thấy, học và hiểu. Rồi mới viết, sau khi đã hiểu được một cái gì đấy, sau chứ không phải trước”. Ông viết báo bằng cái tâm của người thiết tha với nhân dân, đất nước, bằng trí tuệ của một đời không ngừng nghiên cứu học hỏi, bằng cái tầm của nhà báo lớn. Với thế hệ sau, ông là tấm gương sáng một đời làm báo. Phan Quang không chỉ chăm lo cho mình mà còn luôn nghĩ tới các nhà văn, nhà báo khác. Giáo sư viện sỹ Hoàng Trinh đã gọi ông là “Nhà báo của nhiều nhà báo” quả cũng không sai.

Một trong những yếu tố giúp nhà báo Phan Quang thành công với thể loại ký báo chí là ông rất giỏi ngoại ngữ. Đằng sau sự thành công của những bài ký, ít ai biết được rằng, nhà báo Phan Quang trong thời gian được cử đi công tác ra nước ngoài, ông hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Ông đã làm việc cật lực, tập trung, say mê thu thập tài liệu, ghi chép và kiểm tra lại, để làm dẫn chứng cho các bài viết của mình. Trong loạt bài viết Sức hấp dẫn mới của đất nước hoa hồng”, “Nông nghiệp nước Đức”, trở ngại khó

khăn lớn nhất của nhà báo lúc đó là lấy tài liệu thông qua hai ngôn ngữ, tốn nhiều thời gian. Nhà báo Phan Quang sử dụng tiếng Pháp và người phiên dịch dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Bungari và ngược lại. Nhà báo Nguyễn Lương Phán cho biết: “Là một người từng nhiều năm được đi theo ông nhiều chuyến, tôi để ý một điều, ông chỉ viết những gì mình đã được chứng kiến, được trao đi đổi lại không chỉ một lần. Có thể nói khi ông thực sự là người trong cuộc thì ông mới viết”.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 97)