- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:
2.1.2 Ký báo chí thể loại tiêu biểu nhất của Phan Quang
Hơn 60 năm cầm bút với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, nhà báo Phan Quang đã có nhiều tác phẩm sâu sắc được đánh giá cao. Mọi thể loại báo chí, ông đều tận dụng để thể hiện các ý kiến, chính kiến của mình. Ông còn là nhà văn viết truyện ngắn, truyện thiếu nhi, chân dung văn học. Hơn thế nữa, nhà báo Phan Quang là một dịch giả văn học với nhiều tập truyện hay như: Hoa lạ, Hội chợ bán ngƣời, Trở lại với đời, Những ngôi sao ban ngày, Nghìn lẻ một đêm, Nghìn lẻ một ngày… 60 năm tuổi nghề, ông xuất bản gần 40 đầu sách báo chí, văn chương và nhiều tác phẩm văn học dịch. Các tuyển tập đã chọn chỉ giới thiệu được một phần tác phẩm của nhà báo Phan Quang. Nhà báo Hoàng Tùng khi đọc Tuyển tập của Phan Quang, gồm 3 tập được xuất
nhiều hơn và nay anh còn viết. Có lẽ khi trở thành toàn tập có lẽ hơn 10 tập”.
GS. Nguyễn Lân Dũng cùng chung một nhận xét như vậy: “Trong quãng thời gian từ 70 – 80 tuổi, ông đã viết đủ để in một tuyển tập dày 832 trang thì quả thực là một kỷ lục khó có nhà báo nào làm được. Nếu là một toàn tập Phan Quang thì không biết phải đến mấy vạn trang”. Nhưng Phan Quang chỉ nhận mình là một nhà báo, chỉ vì yêu văn chương mà đôi khi vui chân lạc sang vườn nhà khác. ở tuổi 80, ông vẫn tiếp tục viết và viết rất khoẻ. Không kể đến các bài đăng báo, năm nào ông cũng ra sách. Đặc biệt, những bài báo của ông hiện tại vẫn dồi dào cảm xúc, chân thực và đem lại ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội.
Hoạt động báo chí của ông bắt đầu từ những ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông tự học là chính, tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng qua sách báo, thực tiễn nên ông có thể sử dụng thành thạo mọi thể loại báo chí, từ bản tin tới bài xã luận, bài phân tích sự kiện đến tổng kết tình hình, từ ghi nhanh tới bút ký, điều tra, phát hiện đến nghiên cứu, đề xuất các giải pháp. Ông là con dao pha mà nghề báo rất cần và luôn cần.
Đầu tiên, Phan Quang viết những bài ngắn gọn về phong trào chiến đấu của du kích, vũ khí của quân dân xã, phong trào đấu tranh chống dồn làng ở Hải Lăng, Quảng Trị... Hoà bình lập lại, độc giả bắt gặp những thiên ký dài hơi của ông về các vùng đất quê hương từ miền Trung gian lao vất vả tới vùng đất mới lạ của Tổ quốc là đồng bằng Sông Cửu Long… Gắn với công việc, nhà báo Phan Quang có thêm nhiều trang bút ký sau những chuyến đi nước ngoài.
Phan Quang cũng đã sử dụng thể loại ký chân dung lưu giữ những hồi ức đẹp đẽ về người nổi tiếng. Những trang ký của ông đầy tinh tế xúc động và mang tính phát hiện khi phác hoạ những chân dung văn học, kể lại những kỷ niệm bạn bè. Bên cạnh đó, nhà báo Phan Quang đã sử dụng thể loại ký báo
chí để lưu giữ lại những mốc lịch sử, những địa danh đã đi qua, những con người đã gặp. Bởi theo ông, tác phẩm ký báo chí có thể phản ánh sâu sắc các sự kiện và con người trong cuộc sống, phù hợp với mọi hoàn cảnh, điều kiện, không gian và thời gian. Ông đã rất thành công với những tác phẩm thuộc thể loại ký báo chí. Cũng cần phải nói thêm rằng do tính chất thời sự của tác phẩm báo chí nên những tác phẩm ký báo chí của ông có sức sống lâu bền với thời gian, luôn hấp dẫn độc giả.
Đông đảo độc giả đều đồng ý với nhận định của nhà văn Ngô Thảo:
“Phần đặc sắc nhất ở ông là loại bài bút ký về quê hương, đất nước, con người Việt Nam với một tình yêu nồng nàn, sâu nặng trong những năm đất nước còn chiến tranh, chia cắt. Khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ hậu chiến là hàng loạt bút ký viết theo những chặng đường ông đi khắp đất nước” [40, tr. 572].
GS. Hà Minh Đức đã khẳng định: “Phan Quang viết nhiều loại bình luận, ghi chép, tiểu phẩm nhưng thành công hơn cả là ở thể loại ký. Ký Phan Quang lưu ý tính thời sự của báo chí, tính chân thật của đối tượng kết hợp với việc mở rộng, khai phá sâu hơn, kỹ hơn theo hướng văn học” [13, tr. 116].
Tóm lại, ký báo chí là một trong những thể loại nổi trội nhất trong sự nghiệp báo chí của tác giả Phan Quang.