Thử so sánh phong cách ký báo chí của Phan Quang với các phong cách khác

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 101)

- Về nghệ thuật thể hiện tác phẩm:

3.1.4Thử so sánh phong cách ký báo chí của Phan Quang với các phong cách khác

cách khác

Theo GS. Hà Minh Đức: “Mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc lộ rõ phong cách”

báo chí đã hình thành nhiều phong cách. Phong cách của nhà báo bộc lộ ra ở nhiều phương diện khác nhau mà ở mỗi phương diện đều có những điểm riêng biệt dễ nhận thấy. Chính đặc điểm này giúp cho việc phân biệt nhà báo này với nhà báo khác, kể cả trong trường hợp họ là những nhà báo có chung sở trường về một loại đề tài nào đó hoặc một thể loại báo chí nào đó. Từ những xuất phát điểm khác nhau, thâm niên nghề nghiệp khác nhau, sở trường và ý thích khác nhau, mỗi nhà báo có một lối riêng trong cách khai thác ngôn ngữ. Lớp nhà báo đàn anh và cùng thời với Phan Quang đã hình thành phong cách riêng phải kể tới Thép Mới, Hoàng Tùng, Hữu Thọ…

Nhận xét về phong cách của Thép Mới, Xuân Trường cho rằng: “Đặc sắc của các bài báo của Thép Mới là tính chân thực của thông tin báo chí pha tùy bút phóng khoáng, bay bổng của tư duy văn học. Tính thống nhất giữa văn chương nghệ thuật và báo chí rất rõ nét ở những bài viết của anh, tạo nên cho anh một phong cách độc đáo trong văn học” [13, tr. 115]. Thép Mới vẫn là một nhà báo. Ông là người nhạy cảm với cái mới cái hay của cuộc sống và đôi lúc khai thác thành công dưới góc độ văn hóa.

Độc giả biết tới phong cách Phan Quang là sự kết hợp giữa văn học và báo chí. Ông viết nhiều thể loại bình luận, ghi chép, tiểu phẩm nhưng thành công hơn cả là ở thể ký. GS. Hà Minh Đức nhận xét: “Ký Phan Quang lưu ý tính thời sự của báo chí, tính chân thật của đối tượng kết hợp với việc mở rộng khai phá sâu hơn, kỹ hơn theo hướng văn học” [13, tr. 116]. Tuy nhiên, trong ranh giới giữa báo chí và văn học, Phan Quang đứng ở phía báo chí và ông chỉ vận dụng thành công phương thức biểu hiện của văn học qua thể ký.

Lớp nhà báo thế hệ sau tác giả Phan Quang đã xuất hiện những cây bút viết ký sắc sảo, hình thành nên phong cách riêng như Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba, Đỗ Doãn Hoàng… Mỗi người lại có một thế mạnh riêng về mảng

đề tài nhất định. Trong cuốn sách Ngôn ngữ báo chí, PGS.TS Vũ Quang Hào nhận định: “phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân là một bức tranh đời thường”. Huỳnh Dũng nhân đi sâu vào khai thác đề tài về những sự kiện, sự việc, những con người bình thường trong cuộc sống đời thường đang chuyển biến từng ngày. Bằng tấm lòng nhân hậu, tác giả sẻ chia với những số phận không may mắn với niềm thương cảm xót xa. Có thể thấy tính nhân bản hiện lên rõ nét trong phong cách Huỳnh Dũng Nhân. Phóng sự Huỳnh Dũng Nhân là bức tranh hiện thực sâu sắc và thấm đậm tính nhân đạo và nhân sinh. Tiếp cận hiện thực trong phóng sự Huỳnh Dũng Nhân là sự tìm tòi, khám phá trong những chuyến đi, dám đi, dám lao vào, đem đến cho độc giả những trang viết 100% là sự thật. Phan Quang thường khai thác những vấn đề, sự kiện lớn lao của đất nước. Phần kết thúc vấn đề tác phẩm ký Huỳnh Dũng Nhân thường là thể hiện cảm xúc của người viết. Phần kết thúc phẩm ký của nhà báo Phan Quang thường đưa ra kiến nghị hoặc giải pháp cho vấn đề được đặt ra.

Phát biểu về phong cách viết ký của tác giả Phan Quang, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết: “Ngòi bút của nhà báo Phan Quang không chỉ nổi bật ở phong cách mà còn nổi bật ở sự uyên thâm trong kiến thức, sự miệt mài trong lao động và sự cẩn trọng trong công tác tư liệu. Ông luôn có những chuyến đi dù tuổi đang sung sức hay đã về già. Ông có một mối quan hệ thâm giao với nhiều chính khách cũng như đồng nghiệp và bạn hữu. Ông viết với tất cả tinh thần trách nhiệm của một nhân chứng lịch sử, một thư ký thời đại. Rất nhiều người (kể cả nhà báo nước ngoài) nhớ đến ông như một nhà báo sâu sắc và tầm cỡ, giỏi ngoại ngữ, một người cầm bút và là một nhà hoạt động chính trị nhiệt huyết. Tôi học hỏi từ ông cách làm báo nghiêm túc đầy ý thức trách nhiệm. Khi người ta có nền tảng kiến thức người ta viết mới sâu sắc và tránh được lối viết dài dòng thừa câu thiếu ý. Tôi là thế hệ “giữa”.

một phong cách viết ký riêng. Nhưng dù trẻ và hiện đại thế nào đi nữa, phải có nền tảng kiến thức về bề dày trải nghiệm, sống có tâm hồn viết ký mới hay”.

Một thực tế cho thấy hiên nay những bài ký có xu hướng rút ngắn lại về dung lượng. Ký của các nhà báo, phóng viên trẻ ngày nay thường mang đậm chất đột phá, hiện đại, có nhiều điểm nhấn tạo sự bất ngờ. ít xuất hiện những bài ký giàu chất trí tuệ, mang đậm chất văn, có dung lượng dài như những thiên ký của nhà báo Phan Quang. Cũng hiếm tìm được một nhà báo viết ký thành công ở nhiều mảng đề tài như nhà báo Phan Quang. Những bài ký của Phan Quang là một bài học cho các thế hệ cầm bút sau ông. Làm báo phải có năng khiếu, nhưng quan trọng nhất là phải có “ lòng trong bút sắc”. Và dù cho có giỏi đến đâu thì sự lao động bền bỉ công phu và sáng tạo là một yếu tố quyết định cho sự thành công. Nhà báo trẻ cần học ở ông sự trau dồi kiến thức, có tâm có tầm với nghề nghiệp. Nghề báo không phải là nơi dành cho những người không yêu nghề, càng không phải là một cuộc dạo chơi chữ nghĩa. Phong cách viết ký báo chí của nhà báo Phan Quang được thể hiện rõ nét thông qua chất trí tuệ và giàu chất văn học. Đó chính là phong cách viết ký mẫu mực, là bài học quý báu cho những người làm báo thế hệ sau kế thừa và phát huy.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 101)