Đậm chất văn chương

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 92)

- Về nghệ thuật thể hiện tác phẩm:

3.1.2Đậm chất văn chương

Những bài ký của tác giả Phan Quang thể hiện một cách nhìn cuộc sống đôn hậu và trung thực. Trong các tác phẩm của ông, người đọc nhận ra một chất văn đậm đà, giàu cảm xúc. Giáo sư Hà Minh Đức nhận định: “Trong giới báo viết ký có đậm chất văn phải kể đến Thép Mới, Hồng Hà và đến Phan Quang cũng đã hình thành đặc điểm”. Các tác phẩm của ông đều để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả với một giọng điệu riêng mang phong cách Phan Quang đậm chất văn chương.

Chất văn chương trong tác phẩm ký của Phan Quang thể hiện trong cách hành văn, sử dụng các thủ pháp văn học.

Ngay từ tít bài báo, độc giả đã nhận thấy những dấu ấn văn học ở đó. Cách đặt tít của tác giả trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng nhiều biện pháp tu từ của văn học như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Đó là các tít bài: Phác thảo ngày mai ở một vùng đất thép, Hòn ngọc dữ dội, Muôn dặm Trường thành…

nhạc điệu. Ví dụ, trong tác phẩm Một dải đất ôn hoà”, tác giả viết: “Đất đai ấy, khí hậu ấy là môi trường cho một nền thực vật đặc sắc, mà tiêu biểu nhất là những quần thụ thông rộng lớn cùng tập đoàn cây xứ rét, tuỳ giống loài mà dàn trải những độ cao và những vùng khí hậu nhỏ khác nhau. Tưởng như ai đó đã mang từ miền ôn đới một dải đất hiền hoà đến đặt lên phía nam đất nước ta quanh năm rực rỡ ánh nắng và ấm nồng nhiệt độ, như một món quà hậu hĩ của thiên nhiên”.

Thông qua các tác phẩm ký báo chí, Phan Quang đã xây dựng hình tượng nghệ thuật nhằm biểu đạt ý tưởng sáng tạo của mình. Trong tác phẩm

Một vùng đầy trái ngược”, tác giả mở đầu bằng hình ảnh sông nước: “Từ cảnh vật cho đến con người, sắc thái thiên nhiên và sinh hoạt xã hội, mọi thứ ở đây dường như sinh ra để mỉa mai, kèn cựa, xỏ xiên, bài bác lẫn nhau, đồng thời lại có một cái gì đó đồng tình, nương tựa, bè đảng với nhau, và cùng bị cuốn đi trong một dòng nước xiết. Bèo tây cùng rác rưởi từ miền trên xuôi về dúm vào một mối, mảng nọ xọ mảng kia để rồi tan đi hợp lại, và tất cả sự quay cuồng ấy lại diễn ra trong khi bị một dòng nước xô mạnh về hạ lưu, khiến cho mọi sự đùn đẩy lẫn nhau như chỉ phơi bày thêm sự tuyệt vọng”. Hình ảnh dòng nước được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật để miêu tả về vùng đất tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau với những sự trái ngược đầy rẫy. Sóng nước trào dâng để lại những mảng bèo bọt quay cuồng, khi hợp khi tan thể hiện sự tiêu cực của đời sống xã hội, sự mù quáng của các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Tác giả kết thúc bài viết của mình cũng bằng hình ảnh sông nước: “Ngay ở vùng cửa sông, tuy mỗi ngày triều lên xuống hai lần, rốt cuộc mọi rác rưởi đều trôi ra biển” thể hiện cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện theo hướng tích cực, mọi tôn giáo kỳ quái rồi cũng bị xoá bỏ. Trong bài Tư sản Hoa Kiều và sự lũng đoạn của họ đối với nền kinh tế

bằng câu văn ngắn gọn, giàu hình ảnh: “Họ khom mình xuống rất thấp để vươn tới giàu sang”. Giọng điệu trong bài báo gần gũi với giọng điệu trong tác phẩm văn học. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, những từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình… làm cho bài báo trở nên sinh động, hấp dẫn:

“Bất kỳ ở nơi đâu, người Hoa cũng nổi tiếng là biết dùng đồng tiền để mua chuộc những người trong guồng máy chính quyền từ viên chức ở bậc thang thấp nhất cho tới những chính khách ngất nghểu trên chóp bu. Họ có phương ngôn xử thế: trên đời mọi thứ đều có thể mua bán, miễn là trả đúng giá”.

Những tác phẩm ký của nhà báo Phan Quang là những thiên ký có giá trị văn chương, truyền cảm với hình tượng nghệ thuật được khắc họa trong bài.

Cách viết ký báo chí của Phan Quang pha đậm chất văn học thể hiện ở chỗ các bài ký được tắm mình trong dòng văn hoá dân gian. Bắt gặp trong tác phẩm của ông là những câu hò, câu ca dao để mẹ ru con, để thanh niên nam nữ nhắn gửi tâm tình. Qua tác phẩm Người và đất Huế”, độc giả biết đến

một câu hò nổi tiếng của Quảng Trị - Thừa Thiên bấy giờ:

Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc Địa sinh thảo hà thảo vô căn Cho dù đèn tắt đã có trăng

Có khổ em thì em chịu, chứ bỏ anh làm răng đặng chừ

Tác giả dùng những câu ca dao để diễn đạt điều mình muốn nói. Trong bài Vài mẩu nhớ về một người cộng sản” ông miêu tả về cuộc sống của người dân nghèo ngày xưa không dễ gì đem mồ hôi đổi lấy bát cơm:

Khổ chi da diết diết da

áo em hai vạt trải ra anh nằm

áo đơm năm nút không màng

Thương cô áo chẹt, vá quàng nửa lưng Không thương cô có hột vàng

Thương em chiếc áo vá quàng năm thân

Bài Câu hò lượm lặt” của tác giả Phan Quang lại cho độc giả hình

dung một nét sinh hoạt dân gian của đồng bằng sông Cửu Long và thưởng thức giá trị văn học của nó: “Hãy nghe hò Cà Mau qua những câu đối đáp sau đây. Bằng cách sử dụng rất đắt các thành ngữ dân gian, chỉ với một cặp lục bát biến thể, đã khắc họa được một nghề ở nông thôn quê: thợ cưa, chài lưới, thầy pháp, hát bội:

Nam:

Bạc với vàng còn đen còn đỏ

Đôi lứa mình còn nhớ thương nhau Vừa nghe tiếng em

Anh đã muốn như Kim Trọng thương Thuý Kiều thuở xưa

Nữ:

Ơ người không quen ơi

Nghe anh em cũng muốn thương nhau

Nhưng hoa đà có chủ khó chiều dạ (lòng) anh…

Tác giả cũng trích dẫn những câu hò của vùng Đồng Tháp, vùng An Giang, hò trên sông Vàm Cỏ, hò đối đáp ở Bạc Liêu… thể hiện đời sống tinh thần của người dân Nam bộ vô cùng phong phú.

Phong cách viết ký đậm chất văn của nhà báo Phan Quang còn thể hiện ở những sự am hiểu về nền văn học nghệ thuật của Việt Nam và các nước trên thế giới. Với mỗi tác phẩm của mình, ông thường trích dẫn những tứ thơ,

những câu văn làm minh hoạ dẫn chứng trong bàihoặc biểu đạt cho ý kiến của mình. Đến thăm Vạn Lý Trường Thành ở đất nước Trung Hoa, cảnh sắc nơi đây làm ông bồi hồi nhớ Chinh phụ ngâm:

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

nhớ nàng Kiều của Nguyễn Du:

Quá quan này khúc Chiêu Quân

Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia

Viết bài Hoa Đà Lạt”, ngắm nhìn những đoá hoa súng miền Nam thật

đẹp, ông mường tượng tới câu thơ của tác giả Chế Lan Viên:

Sáng nay ra đường gặp ai? Gặp đoá súng hồng Hồng như chưa có môi nào hồng được vậy Đến nỗi anh qua rồi, quay ngoắt lại

Hỏi: hoa súng hồng, hoa súng hồng, mày có phải hoa không?

Phác hoạ chân dung nhà thơ Xuân Diệu, với tình cảm bùi ngùi thương tiếc, nhà báo Phan Quang đã mượn những câu thơ của Chế Lan Viên để kết thúc bài viết của mình:

Diệu đi trước rồi chúng mình đi tiếp … Diệu nằm ở thơ chớ đâu ở thi hài”.

Đây là một cái kết rất đắt! Tác giả Phan Quang đã dùng những vần thơ để nói hộ lòng mình. Xuân Diệu sống mãi trong lòng độc giả, ở những vần thơ tài hoa kia chứ đâu phải ở thi hài. Tác giả Phan Quang thật tài tình, dùng câu thơ của bạn thân Xuân Diệu để tạo nên cái kết thật ý nghĩa.

Nhà báo Phan Quang quan niệm trong báo phải có văn. Không có văn chương, sẽ không có một bài báo thật tốt. Tuy nhiên, chất “văn” trên báo chí không giống chất “văn” trong văn học. Ông lúc nào cũng tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: Phải viết cho hay, cho văn chương thì người ta mới đọc. Văn chương giúp diễn đạt mềm mại hơn những vấn đề khô khan. Những dữ kiện báo chí làm cho văn chương thêm sức lôi cuốn của sự thật. Các tác phẩm báo chí của ông luôn thể hiện một ý nghĩa chiều sâu của tư duy, chiều sâu văn hoá.

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 92)