Nội dung phản ánh trong tác phẩm ký của Phan Quang

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 41)

- Về đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng:

2.2Nội dung phản ánh trong tác phẩm ký của Phan Quang

Trước hết phải khẳng định rằng, mỗi tác phẩm báo chí là một chỉnh thể thông tin gồm hai yếu tố nội dung và hình thức. Cả hai yếu tố đó phải hợp thành để “nhằm trả lời câu hỏi mang tính triết học về nghề thông tin đã được xác lập là: CáI Gì MớI” [57, tr. 57]. Và để trả lời câu hỏi đó, “mỗi tácphẩm phải đảm bảo đạt hai phẩm chất thông tin cơ bản là sự trong sáng của thông

sáng của thông báo (về nội dung) ở mỗi tác phẩm báo chí – văn bản truyền thông - chỉ nhằm truyền đi một thông báo cốt lõi. Và thông báo cốt lõi đó với nội dung phải trả lời 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? Bao giờ? Thế nào? Tại sao?

Chính sự giản dị và tính đơn nhất của thông báo (chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi), sẽ tự đi đến một hình thức chuyển tải thích hợp, nghĩa là sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo.

Mỗi bài viết chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi và duy nhất, nên người viết sẽ phải lựa chọn một góc nhìn ưu tiên đối với “hàng núi sự kiện” nhằm tìm được cốt lõi của sự việc và để trình bày tác phẩm một cách thích hợp nhất.

Sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo được PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái giải thích là: Muốn có một văn bản truyền thông hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức, sự trong sáng của thông báo (được coi là nội dung) trong loại văn bản này phải được đảm bảo bằng một ngôn ngữ thông báo (được coi là hình thức) trong sáng. Và muốn đạt được đến sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo, nhà báo phải có giác quan nhạy bén về thông tin, và ở bất cứ thời gian nào, không gian nào có mặt mình, nhà báo cũng có khả năng “ngửi” thấy thông tin, “nhìn” thấy ngay bài báo có thể viết, phát hiện “tứ” thông tin có thể thiết lập trong bài báo đó, và thậm chí “tít” bài báo có thể được đặt ngay lập tức. Cũng tất nhiên, ngoài giác quan thông tin, nhà báo phải là người có khả năng (thậm chí là năng khiếu), diễn đạt bài viết của mình bằng một thứ ngôn ngữ báo chí trong sáng, để thông báo cho số đông người tiếp nhận thông tin, ai cũng có thể hiểu được thật giản dị và rõ ràng. Những nhà báo chuyên nghiệp thường biểu hiện tính chuyên nghiệp bằng cách diễn đạt thông báo cốt lõi trong văn bản truyền thông của mình, với một lối hành văn báo chí giản dị, trong sáng, nhằm đạt tới yêu cầu: Một thông báo cho mỗi

Trên cơ sở đó, khi xem xét thực tiễn hoạt động sáng tạo tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang, thì thấy rằng tuỳ theo góc tiếp cận thông tin, hình thức thể hiện thông tin khác nhau, nhưng đều đạt tới sự trong sáng của thông báo cốt lõi (nội dung) và phong cách sử dụng ngôn ngữ (hình thức) trong tác phẩm.

Thực tiễn khảo sát các tác phẩm ký của nhà báo Phan Quang từ năm những năm 1950 tới nay thì thấy tác giả đã tập trung phản ánh hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó có thể là một vấn đề, sự kiện, hiện tượng “nổi cộm” của cuộc sống hay về những người nổi tiếng, về cảnh sắc đất nước và con người Việt Nam. Những tác phẩm ký đều chứa đựng trong đó những vấn đề nóng, “toàn những chuyện đáng bàn” của xã hội. Nó thôi thúc báo chí không thể không đề cập đến như một kênh tác động khêu gợi sự quan tâm tìm hiểu của công chúng để cùng nhận thức và hành động đúng đắn trước vấn đề đặt ra. Tất cả được tác giả Phan Quang tái hiện dưới một góc nhìn báo chí riêng biệt, độc đáo và thể hiện bằng một phong cách viết ký rất riêng.

Những mảng đề tài chủ yếu mà tác phẩm ký của Phan Quang đề cập:

Một phần của tài liệu Tác phẩm ký báo chí của nhà báo Phan Quang (Trang 41)