Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợptrong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông còn được t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Hoàng Thị Minh Hoạt Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục □
- Phương pháp dạy học bộ môn □
- Lĩnh vực khác □
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình □ Phần mềm □ Phim ảnh □ Hiện vật khác □
NĂM HỌC: 2013-2014
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I Thông tin chung về cá nhân
1 Họ và tên: Hoàng Thị Minh Hoạt
2 Ngày tháng năm sinh: 10/09/1982
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân
II Trình độ đào tạo
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005,2012
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo Dục Chính Trị, Triết học
III Kinh nghiệm khoa học
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Giáo Dục Công Dân
- Số năm kinh nghiệm: 9 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Năm học 2012-2013: SKKN: Xây dựng bài học Giáo dục công dân theo
phương pháp giáo dục tích cực.
Trang 31 Quan niệm về kĩ năng sống
2 Phân loại kĩ năng sống
3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
4 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
B Phương pháp, kĩ thuật giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1 Phương pháp dạy học tích cực
2 Một số phương pháp dạy học tích cực
3 Một số kĩ thuật dạy học tích cực
4 Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
C Một số minh họa cụ thể về việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo Dục Công Dân ở trường THPT
Trang 41 Bài 6 (Lớp 12): Công dân với các quyền tự do cơ bản ( Tiết 1)
2 Bài 12 Lớp 11): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
IV KẾT QUẢ
V BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VI- KẾT LUẬN
Trang 5I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giớiđưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khácnhau Chương trình hành động Dakar về giáo dục cho mọi người (Senegal-2000) đãđặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận vớichương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như mộtnội dung của chất lượng giáo dục
Ở Việt nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứngyêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông
đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, màthực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tựkhẳng định mình và Học để cùng chung sống Mục tiêu giáo dục phổ thông đã vàđang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lựccần thiết cho học sinh Phương pháp giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới theohướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợptrong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thực hiện qua nhiềuchương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy,giáo dục phòng chống tai nạn thương tích,… Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống chohọc sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông
Trang 6Một trong những yêu cầu của giáo dục là phải đồng thời dạy chữ đi đôi với dạyngười dạy người phải hướng tới tạo cho người học khả năng thích ứng với xã hội,ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống Đóchính là dạy cho người học kỹ năng sống, được hiểu là những khả năng tâm lý xãhội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích nghi tích cực để xử trí một cách cóhiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày Đó là những kĩ năngthiết thực mà mỗi công dân trong xã hội đều cần để có cuộc sống tốt Trong quátrình dạy học bên cạnh việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn vớichuyên môn như: kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng tính toán, kĩ năng sử dụng bản
đồ, kĩ năng đọc hiểu văn bản… các kĩ năng sống khác như tìm kiếm và sử lí thôngtin; kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phản hồi / lắng nghe tích cực; kĩ năng trìnhbày suy nghĩ / ý tưởng, kĩ năng lắng nghe tích cực; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tưduy phán đoán, kĩ năng so sánh, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí thời gian;
kĩ năng kiềm chế cảm xúc; kĩ năng thương lượng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn; kĩnăng đạt mục tiêu… cũng được hình thành một cách chủ định hoặc không chủ định.Những kĩ năng sống là thứ người học rất cần có để giải quyết các tình huống trongcuộc sống
Giáo dục kĩ năng sống cần gắn với bối cảnh cụ thể để người ta có thể nhận biết,hiểu và áp dụng trong các tình huống tương tự của cộc sống Những kĩ năng nàythường gắn với một nội dung giáo dục với một số phương pháp, kĩ thuật dạy họcnhất định để có thể hình thành được Vì vậy, các môn học trong nhà trường phổthông Việt Nam đều có khả năng thực hiện giáo dục kĩ năng sống
Hơn nữa kĩ năng sống rất đa dạng và mang tính đặc trưng vùng, miền Việc sửdụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh,điều kiện dạy học cụ thể Vì vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sángtạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thểcủa nhà trường và địa phương
Trang 7Môn Giáo Dục Công Dân trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thựchiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, làmột môn học có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Chính vì vậy,dựa trên những thành tựu của các tác giả đi trước và qua thực tế giảng dạy mônGiáo Dục Công Dân trong trường phổ thông trong đề tài tôi chỉ giới hạn ở việc xâydựng một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong một số bài học cụ thể củamôn Giáo Dục Công Dân Đây là công việc không còn là mới cả về phương phápdạy học cũng như nội dung tích hợp kĩ năng sống nhưng trong quá trình dạy học tôithấy việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vừa làm phong phú thêm nộidung bài học Giáo Dục Công Dân vừa làm cho những kiến thức về đạo đức, phápluật,… của môn đi sâu vào đời sống thực tiễn của học sinh và giải quyết được một
số vấn đề mà học sinh thường gặp trong đời sống hàng ngày Vì thế tôi đã chọn và
triển khai nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp và kĩ thuật giáo dục kĩ năng
sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
Môn Giáo dục công dân trường THPT có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một
số kiến thức về giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết và một số kiến thứcphổ thông về kinh tế, chính trị, triết học, mĩ học,…ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.Qua đó, các em không chỉ được cung cấp những kiến thức của môn học phù hợpvới đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kĩnăng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống Đồng thơi môn học cũnghình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn các vấn đề liên quan đến bài họccho các em
Mục tiêu và nội dung môn vốn Giáo Dục Công Dân đã mang các yếu tố củagiáo dục kĩ năng sống, rất thuận lợi cho việc giáo dục tất cả các kĩ năng sống chohọc sinh Vì vậy, có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tất cả các bài học
Trang 8mà không cần phải đưa thêm các thông tin, kiến thức và tăng thời gian tiết học Tuynhiên, tùy từng bài học khác nhau, giáo viên có thể lựa chọn số lượng và loại kĩnăng sống cho học sinh phù hợp Do đó, việc đưa và tăng cường giáo dục kĩ năngsống vào môn Giáo Dục Công Dân là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thếhiện nay.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp theo định hướng tích cực hóa người học,với phương pháp giáo dục hợp tác,… ở môn Giáo Dục Công Dân trong thời gianqua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng sống và tăng hứng thúhọc tập cho học sinh
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, gắn nội dung môn học với thực tiễn và đặcđiểm của chương trình môn Giáo Dục Công Dân ở trường THPT với nội dung gắnvới vấn đề của địa phương, của đất nước, của lứa tuổi học sinh liên quan đến nộidung môn, Giáo Dục Công Dân từ đó hình thành ở các em khả năng thích ứng, biếtcách ứng phó trước những tình huống khó khăn nảy sinh trong cuộc sống thực tếcuộc sống của các em
Tất cả những điều đó cho thấy, môn Giáo Dục Công Dân ở THPT rất thuận lợicho việc giáo dục đa dạng các kĩ năng sống cho học sinh Từ đó, học sinh có thể tựlựa chọn thái độ, cách ứng xử và ra quyết định phù hợp với bản thân, gia đình và xãhội
2 Cơ sở thực tiễn
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân không ngừng cập nhật thông tin và
hoàn thiện giá trị của mình để tồn tại và phát triển, bất kỳ ai cũng phải trang bị chomình những kĩ năng cần thiết Vì vậy mỗi cá nhân phải nâng cao kĩ năng sống chobản thân để phù hợp với mọi hoàn cảnh gia đình, cộng đồng, tổ chức, xã hội và hòanhập quốc tế Để có chỗ đứng trong xã hội hiện nay bạn trẻ cần trang bị cho mìnhnhững kĩ năng cần thiết để luôn vững tin trong cuộc sống
Trang 9Hiện nay học sinh không chỉ tiếp cận với kiến thức trong nhà trường mà các emcòn tiếp thu và giao lưu với rất nhiều thông tin ngoài xã hội, trên mạng Internet,trong gia đình và chính những vần đề đó luôn đặt ra cho học sinh nhiều câu hỏi,nhiều hướng giải quyết khác nhau Trong khi đó nội dung những bài học Giáo DụcCông Dân lại rất gần với những vấn đề của thực tiễn, đời sống Chính vì vậy, bảnthân tôi là giáo viên giảng dạy môn Giáo Dục Công Dân luôn mong muốn phải làmsao cho mỗi bài dạy của mình vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa làm cho líthuyết gắn thực hành và bản thân mỗi học sinh thấy được nó thực sự cần thiết và cóích cho các em trong cuộc sống.
Thực trạng kĩ năng sống của học sinh khi ra trường hiện nay là biết nhiều kiếnthức nhưng lại không có kĩ năng làm việc cụ thể và thường lúng túng trước nhữngvấn đề cần giải quyết trong cuộc sống
Trong những năm gần đây tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ
thông đã được quan tâm và áp dụng một cách rộng rãi ở khắp các môn học cũngnhư các bậc học Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cũng đã thu được những kếtquả nhất định
III NỘI DUNG :
A Một số vấn đề chung về kỹ năng sống
1 Quan niệm về kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
Theo tổ chức y tế thế giới(WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thíchứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu vàthách thức của cuộc sống hàng ngày
Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành
vi mới
Trang 10Theo tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc, kĩ năng sống gắn
với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…; Học
làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng,
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (Learning
to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng
định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to
do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mụctiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Từ những quan niệm trên, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩnăng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của kĩnăng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và các kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân
tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, kĩ năng sống
là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với nhữngngười khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộcsống
2 Phân loại kĩ năng sống
Theo UNESCO, WHO và UNICEF có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năngcốt lõi sau:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng suy nghĩ / tư duy phê phán
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
Trang 11- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
Trong giáo dục chính qui ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thườngđược phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng cụthể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ,
tự trọng, tự tin,
Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng cụ thểnhư: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sựcảm thông, hợp tác,…
Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng cụthể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyếtđịnh, giải quyết vấn đề,…
3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường phổ thông
3.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội
Có thể nói kĩ năng sống là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thànhthái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có kĩ năng sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đềmột cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêuđời và làm chủ cuộc sống của chính mình Ngược lại, người thiếu kĩ năng sốngthường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúcđẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con
Trang 12người Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiềuvấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc,…Việc giáo dục
kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng caochất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội Giáo dục kĩ năng sống còngiải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghinhận trong luật pháp Việt Nam và quốc tế
3.2 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyếtđịnh sự phát triển của đất nước trong những năm tới Nếu không có kĩ năng sốngcác em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộngđồng và đất nước
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước
mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xãhội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Đặc biệt là trong bốicảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường như hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyênchịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vàohoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, tháchthức, áp lực tiêu cực Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năngsống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các emrèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước;giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xâydựng mối quan hệ tích cực với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủđộng, an toàn, hài hòa và lành mạnh
Trang 133.3 Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
xã hội Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổimới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng Nhiệm vụ đổi mới giáodục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luậtgiáo dục
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển chocác em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những ngườikhác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông
3.4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế
chung của nhiều nước trên thế giới
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kĩ năng sốngvào nhà trường, trong đó có hơn 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ởTiểu học và Trung học
4 Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
4.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức làchủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho người học đểđáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mụctiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết,học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống
Trang 14Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm các mụctiêu sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp Trên
cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống vàhoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình vàphát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
4.2.2 Trải nghiệm
Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tìnhhuống thực tế Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉnói về việc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình
Trang 15huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp vớiđiều kiện thực tế.
4.2.3 Tiến trình
Giáo dục kĩ năng sống không chỉ hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòihỏi phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi Đây làmột quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do đó nhàgiáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái
độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạonên sự thay đổi nhận thức và thái độ
4.2.4 Thay đổi hành vi
Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vitheo hướng tích cực Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay địnhhướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ ởtừng con người là một quá trình khó khăn không đồng thời Có thời điểm người họclại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước Do đó các nhà giáo dụccần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vimới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị,thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá thị, thái độ
và hành vi mới Giáo viên không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài “hộ” họcsinh, mà cần tạo điều kiện cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân saumỗi giờ học
4.2.5 Thời gian- môi trường giáo dục
Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càngsớm càng tốt Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh ápdụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống
Trang 16Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.Người tổ chức giáo dục kĩ năng sống có thể là bố mẹ, thầy cô, là bạn cùng học haycác thành viên trong cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục kĩ năngsống được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoànthể, xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.
4.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục kĩ năngsống ở Việt Nam những năm qua có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhữngnội dung sau:
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
- Kĩ năng thương lượng
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
Trang 17- Kĩ năng quản lí thời gian
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
B Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều
nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người học
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạtđộng nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy,tuy nhiên để dạy học theo phương pháp giáo dục tích cực thì giáo viên phải nỗ lựcnhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáoviên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phươngpháp dạy học tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫnquen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạtđộng để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách
Trang 18vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp táccủa cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thìmoới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ “Dạy và học tích cực” để phân biệtvới “Dạy và học thụ động”.
3.2 Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
Nhiệm vụ giao cho cá nhân/ nhóm nào?
Nhiệm vụ là gì?
Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
Trang 19Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian,không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, giáo viên thường phải sử dụngcâu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩnăng mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câuhỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài họcchưa sáng tỏ
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh- giáoviên và học sinh- học sinh Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia củahọc sinh càng nhiều, học sinh sẽ học tập tích cực hơn
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học:
- Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện chohọc sinh tham gia vào quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh và sự quan tâm, hứng thúcủa các em đối với nội dung bài học
- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ học sinh
Trang 20- Kích thích suy nghĩ của học sinh
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
3.4 Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Mỗi nhóm sẽ có một
tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn
Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phầnxung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy theo số thành viên của nhóm
Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó màgiáo viên yêu cầu vào phần cạnh “Khăn trải bàn” trước mặt mình Sau đó thảo luậnnhóm, tìm ra nhũng ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “Khăn trải bàn”
3.5 Kĩ thuật “Phòng tranh”
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm
- Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm
- Mỗi thành viên hoặc các nhóm phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn
đề trên một tờ bìa và treo xung quanh lớp học như một triển lãm tranh
- Học sinh cả lớp đi xem triển lãm và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung
- Cuối cùng tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương ántối ưu
3.6 Kĩ thuật “Công đoạn”
Học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ
Trang 21Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, cácnhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau.
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn Sau đó lại tiếp tục luânchuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận kết quả từ một nhóm khác để góp ý
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm nhận lại tờ giấy của nhóm mình cùng với các
ý kiến góp ý của các nhóm khác Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của cácbạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm Sau khi hoàn thiện xong, nhóm
sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học
3.7 Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
Học sinh được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân công cho mỗi nhómthảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học
Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công
Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới,như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về mỗi vấn đề và mỗi
“chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề
mà mình đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ
3.8 Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó Các thành viên được cổ vũtham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng
Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trướcnhóm
Khích lệ học sinh phát biểu đóng góp ý kiến càng nhiều cáng tốt
Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng
Phân loại các ý kiến