SKKN một số PHƯƠNG PHÁP dạy kĩ NĂNG nói TIẾNG ANH HIỆU QUẢ đối với học SINH THPT

28 672 4
SKKN một số PHƯƠNG PHÁP dạy kĩ NĂNG nói TIẾNG ANH  HIỆU QUẢ đối với học SINH THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ X; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT Môn: Tiếng Anh Tổ bộ môn: Xã hội Mã: 61 Người thực hiện: Vũ Thị Kim Oanh Điện thoại: 0988758765 Email:vuthikimoanh.gvnguyenduythi@vinhphuc.edu.vn Vĩnh Phúc, năm 2015 4 \ 34.61.01 Mục lục Trang 5 Phần I Lí do chon đề tài I. Đặt vấn đề 6 II. Cơ sở lí luận 6 III. Cơ sở thực tiễn 6 Phần II Nội dung nghiên cứu 8 I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 II. Biện pháp thực hiện 1. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THPT 2. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói cho học sinh 3 .Phương pháp tổ chức thực hiện kỹ năng nói 8 8 9 10 Phần III Giáo án minh hoạ 20 Phần IV Kết quả dạy thực nghiệm 25 Phần V Kết luận và kiến nghị 26 5 \ I. c¬ së lÝ luËn Như chúng ta đã thấy, Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội cũng như các sự kiện chính trị trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập WTO, Tiếng Anh được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Do vậy việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và giảng dạy môn Tiếng Anh nói riêng đã được coi trọng và thực hiện một cách nghiêm túc trong các trường PTTH Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi những giáo viên dạy Anh văn ở các trường THPT có trách nhiệm trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để các em có thể học tốt môn tiếng Anh ở cấp học cao hơn hay có thể giao tiếp những câu thông thường với người nước ngoài. Chúng tôi luôn cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy, tham khảo chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cũng như tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, hấp dẫn học sinh, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Về mặt lí luận thì giáo viên phải là người dạy cho các em hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức trong chương trình học thông qua các kĩ năng: Đọc, Nói, Nghe, Viết. Từ đó các em chủ động trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ theo từng mục đích riêng của mình như: dịch thuật, viết tài liệu, phiên dịch viên, dễ dàng làm việc ở các công ty liên doanh……………… II. c¬ s¬ thùc tiÔn Hiện nay, việc DẠY và HỌC Tiếng Anh, cũng giống như các môn học khác trong trường phổ thông, đều đang diễn ra với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, giảm tải nội dung chương trình học …… nhằm làm cho lượng kiến thức trong tài liệu học (sách giáo khoa) phù hợp với đối tượng học (học sinh) đồng thời làm cho học sinh tiếp cận được với nội dung kiến thức hiện đại. Tuy nhiên, Quy trình DẠY và HỌC trên phạm vi lớp học ở các trường THPT lại diễn ra với không ít khó khăn và cũng từ đó kết quả giáo dục không cao như mong đợi. Một trong những khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là đối tượng học là những học sinh ở lứa tuổi 16- 18, kinh nghiệm sống ít, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức còn nhiều hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn là học, lấy lí do đi học để đi chơi… Đặc biệt việc học ngoại ngữ đối với các em càng làm cho các em 6 \ PHẦN I: Lí do chọn đề tài ngại học tập, có khi giờ ngoại ngữ đối với các em lại là một chuỗi thời gian căng thẳng. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các em giải quyết những khó khăn đó? Ngoài ra, một khó khăn khác nữa cũng phải kể đến, đó là việc DẠY và HỌC Tiếng Anh trong trường phổ thông còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò với nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn ( thường là đơn vị lớp học có khoảng 35 học sinh, trình độ nhận thức của học sinh có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ….Những điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh và làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Thêm một nguyên nhân nữa mà tôi nhận thấy qua công tác dự giờ của đồng nghiệp trong trường mình và trường bạn đó là phương pháp giảng dạy các tiết phát triển kĩ năng còn chưa có sự đầu tư, công tác chuẩn bị cho một tiết dạy còn qua loa, thiết kế giáo án sơ sài, chưa chú trọng làm mới các phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh của mình và cuốn hút các em vào bài, đặc biệt đối với các bài dạy kĩ năng Nói Tiếng Anh, giáo viên còn chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém trong lớp vì sợ “cháy” giáo án. Từ cơ sỏ lí luận và thực tiễn trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp dạy kĩ năng nói hiệu quả thông qua đề tài: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT”. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là mỗi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học của mình thì mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay và phải nhận thức rõ giá trị giao tiếp của ngôn ngữ trong cuộc sống cũng như nắm chắc cách thực hành loại hình bài dạy để cải thiện chính mình đem lại lợi ích cho người học. 7 \ I. Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Dạy học sinh THPT hệ ngoài công lập theo chương trình sách giáo khoa chuẩn- (7 năm) - Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để Giáo viên có thể áp dụng khi tổ chức hoạt động dạy kĩ năng nói trên lớp hiệu quả. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THPT “Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh phổ thông của ta còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc , viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên. Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học.thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ: Ôn cũ - luyện mới . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã được học ở bài trước (lesson: Reading )làm cho học sinh không sợ bài mới (lesson: Speaking). “Học thầy không tày học bạn” , trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo. Thông qua thực hành nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do 8 \ PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh. giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói cho học sinh a/ Thuận lợi Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Công nghệ thông tin đang rất phát triển ở Việt nam, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây. Ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những cách dễ cuốn hút học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, làm cho bài dạy kĩ năng sinh động hơn qua tranh ảnh sống động, âm thanh rõ nét và tiết kiệm thời gian trình bày. Từ đó học sinh được luyện tập nhiều hơn. b/ Khó khăn Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ. Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự, đặc biệt đối với những đơn vị lớp có biên chế 45 học sinh. Thầy , Cô giáo không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng tiếng việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh (vì lớp đông, thời gian có hạn). Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. 3 .Phương pháp tổ chức thực hiện kỹ năng nói 3.1 Chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói 9 \ Không nên bám sát các hoạt động nói giống như các chủ điểm trong sách giáo khoa vì e rằng sẽ làm cho học sinh cứng nhắc và khô khan, không phát huy hết khả năng tìm tòi và tính sáng tạo trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Bởi tình huống dễ các em không nói được thì là sao nói các tình huống khó được. Do đó chúng ta nên hướng dẫn học sinh bám sát các chủ đề trong sách giáo khoa sau đó tự thực hiện hoặc cùng nhóm thực hiện các chủ đề trên thành đoạn hội thoại, tự luận … phù hợp với khả năng của mình, sau đó thực hiện lại tại lớp(có thể mỗi em, mỗi nhóm thực hiện nhiều bài khác nhau). Qua cách làm này tôi nhận thấy các em đã suy nghĩ, tìm tòi và nói ra được mọi điều mà các em cần nói. Các em cũng rất thích thú phấn khởi trong học tiết nói đó, mong muốn sớm có chủ đề mới và tiết nói tiếp theo bởi lúc đó các em có cơ hội để thể hiện bài học và đặc biệt để thể hiện chính mình. Làm như thế không những tạo điều kiện để học sinh giỏi thể hiện chính mình mà còn giúp tất cả các học sinh trong lớp đặc biệt là các học sinh yếu, rụt rè, ít giao tiếp có thể nói được Tiếng Anh. Bởi vì các em đã được các học sinh giỏi hơn cố vấn, được chuẩn bị ở nhà và thực hành nhuần nhuyễn nên các em đó đã không bỡ ngỡ, có thể tự tin trong việc nói và giao tiếp trước công chúng mà bấy lâu các em chưa có điều kiện để thể hiện. 3.2 Hình thức và cách thức tổ chức nói Đây cũng chính là kĩ năng chính quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động giao tiếp. Nếu lớp học không sôi động, ít học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như chưa thành công. Nếu lớp học rôm rả, sôi động, không bị ức chế và được nhiều học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như đã thành công. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên tổ chức “Lớp học mở”- có thể cho học sinh ra khỏi vị trí ngồi quen thuộc của các em để tìm bạn nói ưng ý hoặc có thể đứng tại chổ để thực hiện việc nói theo cặp hoặc nhóm là rất hay (không nên ngồi). Bởi lúc đó học sinh sẽ rất thoải mái để thực hiện hoạt động nói cũng như dễ “múa tay, hoa mắt” diễn đạt ý nghĩa của từng câu nói cho người nghe. 10 \ Trong khi đó, nếu sợ lớp ồn ào mà để học sinh ngồi tại chổ quen thuộc của mình thì học sinh sẽ rất thụ động và ức chế về tâm lý. Do đó học sinh không thể phát huy hết “vốn từ” mà các em có, bởi cử chỉ, ánh mắt, hành động cũng là “vốn từ” trong giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà làm cho người nghe có thể hiểu được. Hơn nữa nếu ngày nào các em cũng chỉ được nói với người ngồi bên cạnh mình thì việc giao tiếp đó sẽ rất nhàm chán và lại không biết hết tính cách của từng người bạn trong lớp. Nếu vậy thì lớp học sẽ rất ồn ào khó quản lý và kiểm soát? Đây là câu hỏi rất nhiều giáo viên băn khoăn đặt ra mà đặc biệt là các giáo viên trẻ. Tuy nhiên tôi cũng mạnh dạn nói rằng học tiết học nói thì đừng sợ ồn ào trong lớp bởi có sự “ồn ào trong sự điều khiển” sẽ làm cho lớp học trở nên sôi động thêm. Bởi sau khi thực hiện xong chúng ta yêu cầu học sinh về lại chổ hay ngồi xuống chổ của mình thì các em theo “quán tính” trở nên trật tự. Sau đó chúng ta có thể đánh giá nhận xét góp ý cho các hoạt động nói mà chúng ta đã đề ra. Trong suốt quá trình nói chúng ta nên khuyên học sinh như sau: - Nói thật chậm (Always speak slowly) Bởi vì hầu hết học sinh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Nên khuyên học sinh cố gắng nói thật chậm và chính xác. Nếu như học sinh nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn. - Nói đủ lớn (Speak loudly enough) Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Bởi dù bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra? 11 \ Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau. Nên tốt nhất mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh. Nếu học sinh thực hành thường xuyên hàng ngày trong vòng 3 tháng thì cơ miệng của bạn sẽ phát triển phù hợp cho việc nói một ngôn ngữ mới. Có thể ghi âm lại giọng nói của bạn và nghe lại những từ mình phát âm sai. Mọi người thường ghét phải nghe giọng của chính mình và thường có xu hướng tránh nghe giọng mình nói. Tuy nhiên, đây là một cách thực hành khá quan trọng vì bằng cách này bạn có thể nhận ra những lỗi mà mình thường mắc phải. - Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) Như đã được đề cập ở trên, luyện nói Tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, khuyên học sinh nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào đặc biệt là âm những âm cuối của từ như “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v - Nên sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản ( Using simple structures) Bởi khi nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Nên hãy sử dụng cấu trúc và mẫu câu đơn giản triệt để để thuận tiện cho việc giao tiếp. - Suy nghĩ bằng tiếng Anh, không nên dịch từ tiếng Việt Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng 12 \ ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry. I'm not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v. - Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình Ví dụ: Khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa. 3.3 Chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống Có rất nhiều nguồn kiến thức mà học sinh có thể sưu tầm nhưng vấn đề là các em có vận dụng và tích luỹ được chừng nào? Nếu chúng ta không hướng dẫn các em thì có thể các em sẽ nói mà không có mục đích. Do đó, trước hết chúng ta nên đưa ra những câu giao tiếp, những đoạn hội thoại, những tình huống đơn giản, ngắn gọn để học sinh dể dàng vận dụng và hứng thú trong việc nói. Sau đó dựa vào các mẫu câu, đoạn hội thoại đó để áp đặt vào các chủ đề trong sách giáo khoa để học sinh đỡ bỡ ngỡ. Nên chúng ta phải biết cách chế biến các kiến thức cho phù hợp với khẩu vị của học sinh. Chúng ta phải dày công sưu tầm những hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đề hoặc từ mới trong bài học: Những bức hình đó chúng ta có thể phóng to thành một hình lớn hoặc thu nhỏ nhiều hình khác nhau để chèn vào một tờ giấy nhỏ để phát cho học sinh thực hành. Theo cách này chúng ta không cần mất nhiều thời gian cho việc giải thích từ mới mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh. Bởi khi học sinh nhìn vào các bức hình đó, học sinh sẽ không quan tâm đến các từ mới nữa. Trong đầu luôn nghĩ cách nào để diễn đạt được các bức hình đó cho đúng. Từ đó tâm lý học sinh sẽ không còn nặng nề về vốn từ nên sẽ kích thích được kỹ năng nói hơn. 3.4 Phải làm thế nào để kích thích học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói từ đầu tiết học cho đến cuối tiết? Nếu không chuẩn bị tốt các tiết học nói thì các tiết học thường rất rời rạc và gây cảm giác mệt mõi cho người học cũng như người dạy. Nên giáo viên phải chuẩn bị một 13 \ [...]... nhiệm Lớp 10A4 ,Giảng dạy môn Tiếng Anh 12,10 I Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 29 \ 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT 2 Cấp học THPT 3 Mã lĩnh vực theo cấp học 61 4 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 /2014 đến tháng 3/2015 5 Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Duy Thì 6 Đối tượng nghiên cứu: H ọc sinh Trường THPT Nguyễn Duy Thì... kinh nghiệm từ việc giảng dạy thực tế để đúc rút ra một số phương pháp dạy kĩ năng nói Tiếng Anh ở cấp THPT hiệu quả, nhưng tôi nhận thấy rằng một số vấn đề nêu trong đề tài còn chưa sâu, ví dụ minh hoạ còn chưa nhiều Tuy nhiên vấn đề đưa ra trong đề tài này là rất phổ thông và sát thực, gây niềm đam mê lớn cho học sinh về môn Tiếng Anh Có thể nói đây là một tài liệu bổ ích đối với mỗi thầy cô giáo, giúp... sinh thực hiện liên tục trong một tiết học để học sinh hứng thú thực hiện từ đầu đến cuối 23 \ 24 \ PHẦN IV: KẾT QUẢ DẠY THỰC NGHIỆM Khi làm đề tài này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở một số lớp 12A1, 12A4 Kết quả cho thấy chất lượng giờ dạy cao hơn, số lượng học sinh hiểu , tiếp thu bài và thực hiện kĩ năng giao tiếp tăng lên đáng kể Đa số các em đều thấy giờ học kĩ năng nói không còn căng thẳng, các... đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó 4.7 Groupings + Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm Phát cho mỗi nhóm trưởng một. .. ảnh thể hiện -> học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói + Disapearing dialogue : Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ ) Ví dụ : S1 : What like ? S2 : I very much -> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ... mỗi thầy cô giáo, giúp quí thầy cô (đặc biệt đối với những thầy cô giáo mới vào ngành) thêm phong phú về phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh trong tiết dạy nói hơn 2 Kiến nghị: • Đối với giáo viên: - Tiếp tục tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo - Luôn học hỏi kinh nghiệm từ các bậc thầy cũng như chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp - Không ngừng tự học tập, bồi dưỡng thường xuyên qua nhiều... động dạy học sẽ để mất cơ hội luyện nói cho học sinh vì yêu cầu của nhiệm vụ chỉ là nối mỗi nghề nghiệp ở cột A với 2 miêu tả về nghề đó ở cột B sao cho phù hợp Theo đó giáo viên sẽ dừng lại khi cho học sinh nối hoàn thiện như: A doctor nối với miêu tả là take of people’s health + help save people’s lives Nhưng theo tôi thì chúng ta nên thiết kế hoạt động dạy học như sau: 17 \ - hướng dẫn học sinh. .. tạo thành câu mới 4.5 Chain drills + Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập + Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học 15 \ sinh tiếp theo Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục + Các câu hỏi theo chủ... có hướng giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh - Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập và nâng cao trình độ, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở tổ chức - Tạo điều kiện để học sinh có điều kiện tham gia vào các họat động ngoại khóa, các hội thi do sở, ngành tổ chức 26 \ - Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi về nói tiếng Anh theo chủ đề đã học, ít nhất mỗi năm tổ chức một lần Hoạt... Hoạt động này sẽ kích thích việc học tiếng Anh của học sinh hơn • Đối với ngành giáo dục: - Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề theo cụm, tỉnh để mở rộng cơ hội chia sẻ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cho toàn thể giáo viên Tiếng Anh hoặc đại diện của mỗi trường tham dự, sau đó về triển khai áp dụng trong tổ - Xây dựng cổng thông tin về nguồn tài liệu giảng dạy như: Các bài sáng kiến kinh nghiệm . cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp dạy kĩ năng nói hiệu quả thông qua đề tài: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ. TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ X; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT . Tiếng Anh cho học sinh THPT Nói là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh phổ thông

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I

    • Kết quả dạy thực nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan