1. Khám phá
Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở cho học sinh: Là học sinh phổ thông em thấy mình có những quyền tự do nào theo qui định của pháp luật?
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Mục tiêu:
- Học sinh cần nắm được thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi:
1. Em hiểu quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là gì?
2. Vì sao chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát?
3. Tại sao có thể bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang?
Học sinh lần lượt phát biểu ý kiến.
Giáo viên tóm tắt ý kiến của học sinh và ghi lên bảng. Học sinh thống nhất ý kiến.
Giáo viên kết luận:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Tòa án và Viện Kiểm sát là những cơ quan đại diện cho pháp luật và được bắt người theo qui định của pháp luật.
Trong trường hợp phạm tội quả tang thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Mục tiêu:
Học sinh nắm được nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Rèn luện kĩ năng xử lí tình huống
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu tình huống: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông A khẳng định anh M là người lấy cắp. Dựa vào lới khai của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh M.
Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu hỏi sau tình huống: Tại sao việc bắt người của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Học sinh trao đổi, trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận: Theo nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì không ai được tự tiện bắt người, hành vi tự tiện bắt người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Khi nào pháp luật cho phép bắt người? Học sinh trao đổi, đàm thoại và trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận: Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người đó là:
- Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo qui định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng
tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được.
+ Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn
- Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 3. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu:
- Luyện tập kiến thức đã học
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán.
Cách tiến hành: Giáo viên nêu tình huống thường xảy ra trong đời sống
Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn.
Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao.
Giáo viên nhận xét và kết luận: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã là bị vi phạm pháp luật vì:
- Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam. - Bắt giam người nhưng không có quyết định bằng văn bản.
- Không cho người bị giam ăn uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Trưởng công an xã đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
4. Vận dụng
Giáo viên định hướng cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống.
2. Bài 12 Lớp 11): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nhận xét được thực trạng tài nguyên, môi trường.
- Nêu được phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kĩ năng
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường.