1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng tự lập cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

22 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Và một trong những đức tính tốt đó chính là tính tự lập cho trẻ ngay từ khicòn bé, giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻkhả năng tự lập trong sinh ho

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp rèn kĩ năng tự lập cho trẻ 5-6 tuổi

ở trường mầm non

Lĩnh vực: Giáo dục Mẫu giáo Cấp học: Mầm non

MÃ SKKN

Trang 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp rèn kĩ năng tự lập cho trẻ 5-6 tuổi

ở trường mầm non

Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáoTên tác giả : Vương Thùy LinhChức vụ : Giáo viên

NĂM HỌC 2017 – 2018

MÃ SKKN

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

1 Lý do chọn đề tài:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sứccủa mình” Điều đó được nhấn mạnh ở một trong năm điều Bác Hồ dạy

Như chúng ta đã biết, xã hội đang ngày càng phát triển, đất nước cũng đang

đi vào xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy, việc giáo dục kỹnăng sống là một việc hết sức quan trọng Giáo dục kỹ năng sống cần phải bắt đầu

từ lứa tuổi mầm non bởi ở lứa tuổi này, những hành vi cá nhân, tính cách và nhâncách của trẻ đã dần dần được bộc lộ và hình thành Một số dấu hiệu của bắt đầu sựhình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện Trẻ muốn tựlàm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày

Nhưng muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn ấy thì nhà trường cũng như giađình chính là cây cầu đưa trẻ em đến với bến bờ của tình yêu, sự quan tâm, chămsóc và kích thích đầu tiên của chúng, đặc biệt, trong gia đình thân thương cha mẹlại là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất Bên cạnh đó, cô giáo luônluôn là người mẹ thứ hai của trẻ phải làm sao để hình thành cho chúng bước đầu

có một đức tính tốt để sau này chúng có thể trở thành những công dân tốt, gópphần xây dựng nước nhà giàu mạnh

Và một trong những đức tính tốt đó chính là tính tự lập cho trẻ ngay từ khicòn bé, giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻkhả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiệnquan trọng để hình thành nên sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở giúp trẻhình thành các kĩ năng sống sau này

Thật vậy, trẻ cần tập sống độc lập dần dần cho đến lúc bước vào tuổi thiếuniên Sự hào hứng tự nhiên này của bé cần được khuyến khích một cách tích cực

để chúng học được những kĩ năng sống tự lập như tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh hay

tự mặc quần áo Từ đó, bé có ý thức trách nhiệm việc vệ sinh cá nhân của mìnhhơn Nếu cha mẹ chịu khó dạy trẻ một cách tích cực ngay từ những năm đầu đờithì tính tự lập sẽ dần được hình thành trong suy nghĩ của trẻ

Thực tế hiện nay cho thấy, đối với các gia đình, chủ yếu là các bậc cha mẹcòn nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập nói riêng Thứnhất là nuông chiều con quá mức khiến cho trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này sẽ sinh

ra tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống Thứ hai là không tin vào khảnăng của trẻ, con trẻ muốn làm những điều mà mình muốn thì cha mẹ lại nói rằng

nó quá sức với trẻ và không cho chúng có cơ hội được làm, từ đó dẫn đến việc trẻ

có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo sự ỉ lại, lười biếng và mất tự tin ở trẻ

Trang 4

Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạnchế Nhiều giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điềuquan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian vì khi trẻ thực hiện trẻ hay lúngtúng vụng về nên nhiều giáo viên hay làm hộ cho xong, cho nhanh Vì vậy, đểhình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ thì giáo viên phối kết hợp với bố mẹ trẻ.

Để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập cho trẻlàm cơ sở phát triển nhân cách cho trẻ sau này Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề

tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự lập cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non ”.

2 Thời gian nghiên cứu.

Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi

4 Phạm vi nghiên cứu:

Trẻ mẫu giáo bé 5- 6 tuổi, trong năm học 2017 – 2018

Trang 5

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Cơ sở lý luận

Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những

đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà khôngcần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác Cóđược khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hútđược sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơhội để trẻ thể hiển mình Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanhnhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác Còn đối với trẻ mầm nonrất nhiều trẻ không có tính tự lập luôn dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cáchthái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không tự xúc cơm,không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thíchđược người lớn bế ẵm… Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữgìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác Có rất nhiều nguyên nhân dẫnđến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất.Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếpxúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt Ngược lại nếu trẻ

em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực Do

đó, việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và làphương pháp rất quan trọng và cần thiết Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ cóhướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề củamình Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin

II Cơ sở thực tiễn

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận

……, Uỷ ban nhân dân phường tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vậtchất… để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành

Đội ngũ Ban giám hiệu năng động, có năng lực quản lý Nhà trường đã xâydựng được nề nếp chuyên môn tương đối quy củ, tập thể sư phạm nhà trường hầuhết có tinh thần tự giác chấp hành tốt các quy định chuyên môn của ngành, trường

Trang 6

đề ra, có phẩm chất đạo đức tốt, đa số có tinh thần trách nhiệm trong dạy học vàgiáo dục

Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâmphấn đấu xây dựng trường tiên tiến Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏilàm nòng cốt, các đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ,

có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Công tác sinh hoạt chuyên môn được duy trì đều đặn theo định kỳ nhằmtriển khai kịp thời các nhiệm vụ chuyên môn của cấp trên và nhà trường chỉ đạocũng như trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm những thiếu sót trong nghiệp vụ củađồng nghiệp, triển khai sinh hoạt các chuyên đề có chất lượng

3 Khó khăn:

Số trẻ trong lớp đông do đó việc rèn tính tự lập cho trẻ gặp khó khăn

Tài liệu hướng dẫn về các phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm noncòn hạn chế

Nhiều trẻ được phụ huynh chiều quá mức trở nên thụ động dẫn tới sinh ratính ích kỉ, vụng về, không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơthể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo

Hầu hết trẻ trong lớp có cha mẹ làm nghề nông và làm việc tự do nên chưaquan tâm đến việc dạy trẻ kĩ năng tự lập, nhiều phụ huynh thường làm thay conquá nhiều việc (VD: xúc cơm, mặc quần áo, lấy nước cho con uống, xếp hình,…)khiến trẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo sự lười biếng, ỉ lại ở trẻ Một số trẻ

còn hay nghỉ học chưa đi học đều nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức III Giải quyết vấn đề:

3.1 Nêu tên các biện pháp:

1 Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá trẻ về kỹ năng tự phục vụ

2 Biện pháp 2: Tính kiên trì của giáo viên rèn kỹ năng tự phục vụ

3 Biện pháp 3: Luyện tập kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong hoạt động hàng ngày.

4 Biện pháp 4: Giáo viên luôn động viên khuyến khích trẻ tự lập

5 Biện pháp 5: Tạo môi trường tự lập cho trẻ ngay khi còn bé.

6 Biện pháp 6: Luôn tạo điều kiện để trẻ được chơi, hoạt động với đồ vật, đồ chơi và được chơi với bạn.

7 Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh rèn tính tự lập cho trẻ 3.2 Tác dụng của các biện pháp

Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biệnpháp để giúp trẻ rèn luyện kĩ năng tự lập

Trang 7

Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng đượcnhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tàinghiên cứu nói riêng Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻthông qua các hoạt động trong ngày Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hànhđộng, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào khôngnên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần

có trong cuộc sống hàng ngày

1 Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá trẻ về kỹ năng tự phục vụ

Tổng số

trẻ ban

đầu

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ chưa tốt

- Hơn nữa, một số phụ huynh thì lại làm thay con quá nhiều việc (VD: xúccơm, mặc quần áo, lấy nước cho con uống, cất đồ chơi, đồ dùng thay con…) khiếntrẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo sự lười biếng và mất sự tự tin vốn có ở trẻ

- Ngoài ra, một phần nhỏ cũng là do môI trường sống và học tập của các bécũng khiến cho tính tự lập không được phát huy một cách toàn diện, đầy đủ

2 Biện pháp 2: Tính kiên trì của giáo viên rèn kỹ năng tự phục vụ:

Ngay từ khi trẻ vào lớp, tôi đã nhận thức được rằng ở lứa tuổi 5-6 tuổi bắtđầu hình thành và phát triển nên ý thức “cái tôi” của mình, trẻ tích cực tìm hiểucác sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc

để khẳng định mình ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động hằng ngày củatrẻ

Vì vậy, người lớn cần tôn trọng và thỏa mãn các nhu cầu tự lập của trẻ dùcho những công việc đó dù rất nhỏ như tự xúc ăn, tự đi dép, tự đánh răng… Ngoài

ra người lớn cần phải có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lý củatrẻ để có những đối xử đúng mực với hành vi và việc làm của trẻ

Trang 8

(Ảnh MH Trẻ tự xếp dép lên giá)

Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc và có lúc tỏ rabướng bỉnh, cho nên người lớn cần hiểu và thông cảm được tính “bướng bỉnh” ởlứa tuổi này để không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ

Chẳng hạn, nếu như trong thời tiết buổi sáng lạnh, bố mẹ trẻ đưa trẻ đếntrường và mặc cho trẻ một cái áo khoác rất to Đến lớp, cô giáo cởi bớt áo cho trẻnhưng trẻ nhất định không cho cởi thì đầu tiên cô giáo động viên trẻ tự cởi áo chobớt nóng, nếu trẻ vẫn nhất quyết không cởi áo hãy để trẻ mặc - đến một lúc nào đótrẻ sẽ thấy quá nóng và tự nhận ra rằng phải cởi bớt áo để cho đỡ nóng Bằng cách

để trẻ được tự trải nghiệm và rút ra kết luận cho mình, các bậc phụ huynh hãy chotrẻ cơ hội học hỏi, khám phá, từ đó trẻ sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống

Trang 9

(Ảnh MH Trẻ tự mặc áo)

Khi trẻ thực hiện công việc có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, không theomong muốn của người lớn đôi khi bừa bãi thậm chí còn hỏng việc Song, ngườilớn cần hiểu, thông cảm, có cách đối xử đúng mực và tạo điều kiện để trẻ được tựlàm, tự trải nghiệm công việc, người lớn không nên sột ruột hoặc làm thay trẻ

Ví dụ như: Trong khi tổ chức cho trẻ uống sữa, có những trẻ rất muốn xếpcốc từ giá ra bàn giúp cô, điều đó là rất tốt, tuy nhiên, trẻ chưa biết xếp cốc ngayngắn gọn gàng, còn nghiêng ngả

Chính lúc này, cô giáo là người động viên và hướng dẫn trẻ xếp cốc chongay ngắn Nhờ vậy mà trẻ cảm thấy vui hơn khi giúp đỡ được cô, cứ như vậy, dầndần hình thành ở trẻ tính tự lập và có thể giúp đỡ cô được nhiều công việc hơnnữa

(Ảnh MH Trẻ giúp cô bê cơm về bàn)

Trang 10

3 Biện pháp 3: Luyện tập kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong hoạt động hàng ngày.

Trong quá trình giáo dục trẻ cần phải hình thành ở trẻ kĩ năng và thói quen

tự lập, trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số việc đơn giản Trẻcũng đã có ý thức được về điều đó và mong muốn được làm

Giáo dục tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen vệ sinh cá nhân đòi hỏi phảitác động đến trẻ một cách lâu dài, có hệ thống và nhất đoán vì trẻ chóng nhớnhưng cũng chóng quên Vì vậy việc luyện tập thường xuyên các công việc tựphục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết

Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ nên ở lứa tuổi này trẻ còn mải chơi, chúng luôn

có nhu cầu thay đổi hoạt động mà lại chưa có thói quen, chưa biết tổ chức, sắp xếpcác công việc của mình như: giữ ngăn nắp, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hợp lý

Vì vậy, người lớn cần phảI làm cho trẻ chú ý giữ gìn và sắp xếp đồ chơi mộtcách ngăn nắp, gọn gàng, hướng dẫn cho trẻ tự biết cất mũ, giày dép trước khi vàolớp, cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi, để bát thìa cẩn thận trên bàn, hoặc xếp vào

rổ sau khi ăn

VD: Đầu năm học, bé Nguyễn Quốc Trung mới vào lớp nhưng do ở nhà bố

mẹ nuông chiều nên sinh ra tính ỷ lại, mỗi lần ăn cơm xong thì không có thói quencất bát thìa vào rổ, hay khi chơi đồ chơi xong thì lại bày bừa khiến cho cô giáophải nhắc nhở

Nhưng sau một thời gian giáo viên khích lệ, động viên trẻ, cháu đã có ý thứccất dọn các đồ dùng, đồ chơi rất ngăn nắp, làm cho cô giáo và bố mẹ bé rất hàilòng

(Ảnh MH Trẻ cất đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong)

Trang 11

Thường xuyên nhen nhóm hứng thú, lòng ham thích “tự mình làm lấy” củatrẻ, giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân mình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa các giai đoạn tuổi tiếp theo.

Trước khi đạt được việc tự lập hoàn toàn của trẻ trong một việc nào đó cầncho trẻ trảI qua quá trình “cùng hành động” như: cùng dọn đồ chơi, cùng đi giày,cùng rửa tay, cùng xếp ghế với cô

Ví dụ: Khi đến giờ ăn, cô động viên, hướng dẫn trẻ cùng xếp ghế vào trongbàn ăn Khi tổ chức cho trẻ hoạt động này, tôi cảm nhận được trẻ rất thích giúp đỡ

cô, điều đó khiến cho tôi có thêm động lực để cố gắng rèn luyện cho trẻ tính tự lậpvới các trẻ ở độ tuổi này Đồng thời điều đó còn gây sự hứng thú của trẻ trongcông việc được giao

(Ảnh MH trẻ giúp cô kê bàn chia ăn)

Khi làm một việc gì cùng trẻ, tôi đều nên phân tích, giảng giải cho trẻ biết lý

do và cách thức hành động sao cho đúng Việc giải thích được lý do ấy đã giúpcho trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của những hành động này cũng như kết quả của nó đốivới trẻ

Trang 12

(Ảnh MH Trẻ giúp cô phơi khăn)

Ví dụ: Đơn giản nhất, khi trẻ có mũi, tôi hướng dẫn trẻ cách tự lau mũi vàgiải thích lý do của việc lau mũi đúng cách rằng làm như vậy để cho khuôn mặtcũng như cơ thể được sạch sẽ, giảm thiểu được những tác nhân gây hại xâm nhậpvào cơ thể của trẻ

Hơn nữa, việc tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào bất kỳ việc gì mà trẻmuốn như: phơi khăn mặt cùng cô hay xếp các đồ chơi ngay ngắn, gọn gàng cũngquan trọng không kém Tuy có mất thời gian một chút, nhưng sự kiên nhẫn của côgiáo sẽ là chìa khóa để mở ra con đường thành công của trẻ sau này

Việc cô giáo thường tạo các cơ hội sai vặt trẻ sẽ dạy cho trẻ kĩ năng tự lậpđược tốt hơn Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, sai trẻ làm việc vặt là mộttrong những phương cách tốt nhất, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tự lập, tạo dựngđược tính chủ động, tự tin Hầu hết trẻ đều tò mò, thích được sai vặt, thích đượclàm việc cùng người lớn Vì vậy, cô giáo nên coi đây là một cơ hội tốt để giáo dụctrẻ Hãy mạnh dạn giao cho trẻ công việc vừa sức với trẻ để trẻ tập làm

Ví dụ: Mang bát, thìa để vào rổ sau khi ăn xong, cất dọn đồ chơi, vứt rácvào thùng… Cô giáo động viên, khuyến khích bé tham gia

Ở lứa tuổi này trẻ còn non nớt, vì vậy trong quá trình này, cô giáo cậnhướng dẫn, hỗ trợ bé kịp thời, nếu bé không làm được Khi làm việc giúp cô, bé sẽcảm thấy vui thích, tự tin hơn; cũng qua đó, cô giáo có thể phát hiện được tiềmnăng hay thiếu hụt của bé để giáo dục

Ngày đăng: 10/06/2020, 07:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w