28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam chúng ta, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở nơi trực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Các nội dung công việc của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực tài chính đáp ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính vì thế việc quản lý ngân sách và tài chính xã một cách tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết hơn bao giờ hết. Luật ngân sách nhà nước ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996 có hiệu lực năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 5/1998 cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên trước sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, tại kỳ họp thứ hai của Quốc Hội khó XI ngày 16/12/2002, Luật NSNN Việt Nam đã được thay đổi và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002 đến nay đã chứng tỏ được tính khoa học, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn với vai trò thúc đẩy vỉ mô nền kinh tế. Từ khi thực hiện Luật ngân sách đến nay Chính phủ và chính quyền địa phương đã làm nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nhiều địa phương đã không thực hiện tốt những nội dung mà Luật ngân sách quy định, đặc biệt là việc thời gian lập dự toán, quyết toán và thực hiện việc công khai minh bạch, chính PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 2 xác khách quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những cấp còn tồn tại chủ yếu lại là từ ngân sách cấp cơ sở - Ngân sách xã. Là ngân sách cấp cơ sở ngoài việc chấp hành theo luật ngân sách Nhà nước, ngân sách xã còn được hướng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các nghị quyết và chính sách của nhà nước cấp Tỉnh. Do vậy, công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn được thực hiện tốt, đặc biệt là tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối là góp phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước địa phương nói chung. Đối với Quảng Trị, một tỉnh đang còn bị động nguồn lực tài chính từ ngân sách Trung ương, thì vấn đề giải quyết nguồn lực tài chính cho ngân sách cấp xã còn đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy với bản thân phát triển nội lực cần phải có những giải pháp để tăng cường chủ động cho ngân sách cấp cơ sở, khai thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, hàng hoá công cho người dân. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của tỉnh cũng nêu lên những vấn đề cần tập trung giải quyết: - Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, cả về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tài chính công. Trước hết là cải cách thủ tục hành chính phù hợp với mục tiêu, yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai minh bạch trong quản lý, điều hành. - Đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương để phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo và chịu trách nhiệm của từng ngành, các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách, tài chính. PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 3 Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và khu vực dịch vụ công cộng, đồng thời thực hiện công khai, dân chủ minh bạch về tài chính ngân sách. Từ những lý do trên cho nên đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thi trấn theo hướng tự cân đối” ra đời. 2.Mục tiêu của nghiên cứu Bất kỳ một chính quyền nào, đặc biệt là chính quyền cấp xã thì việc xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tiến tới tự cân đối ngân sách (cân đối toàn phần hoặc không toàn phần). Điều đó tạo cho chính quyền địa phương cơ bản hoàn toàn chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý thu – chi ngân sách; lập ngân sách sát với người dân và nhu cầu phát triển của địa phương; tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý ngân sách. Có thể nói ngân sách xã là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các cấp ngân sách của địa phương, vì thế công tác điều hành ngân sách xã tốt giúp cho công tác điều hành ngân sách địa phương đó tốt hơn. Như vậy mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xây dựng mô hình quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn mà trong đó chính quyền cấp xã thực sự chủ động về nguồn lực tài chính, tăng cường sự phối hợp chia sẽ thông tin kinh tế - xã hội giữa chính quyền cấp xã và người dân. Để dịch vụ, hàng hoá công cung cấp cho xã hội đạt hiệu quả cao nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu diễn dịch và phân tích thống kê. Quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau: PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 4 Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tình hình quản lý và phân cấp ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn tại Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2007. 5. Nội dung và kết cấu Đề tài đưa ra một số vấn đề nhằm tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại Quảng Trị theo hướng từng bước tự cân đối. Phương pháp nghiên cứu khảo sát trên mẫu - Tình hình quản lý ngân sách cấp xã. - Phân cấp ngân sách cấp xã. - Mức độ hài lòng của người dân đối với chính quyền cấp xã Tiếp cận với lý thuyết phân cấp và quản lý của chính quyền địa phương Thu thập các tài liệu thứ cấp Mô hình phân cấp ngân sách cấp xã PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 5 Kết cấu đề tài gồm 5 phần, gồm: - Phần mở đầu. - Chương 1: Tổng quan về quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị. - Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối. - Phần kết luận. Việc phân định rõ nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương, tạo chủ động nguồn lực tài chính cho chính quyền địa phương, nhất là cấp xã là một vấn đề phức tạp. Đồng thời vừa liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các cấp Chính quyền trong quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn. Vì vậy luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định kính mong các thầy, cô đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ 1.1 – Khái niệm ngân sách Nhà nước cấp xã Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Điều này có nghĩa sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước gắn liền với sản xuất hàng hoá, với sự ra đời của nhà nước. Ở Việt Nam ngân sách xã, phường, thị trấn là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam. Vì vậy ngân sách xã, phường, thị trấn là toàn bộ những khoản thu chi của Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cấp xã, phường, thị trấn. Như vậy ngân sách xã, phường thị trấn có những đặc trưng của ngân sách Nhà nước, đó là : - Thứ nhất: ngân sách là một bảng liệt kê trong đó có dự kiến và cho phép thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của một chủ thể nào đó. - Thứ hai: ngân sách tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Đối với ngân sách nhà nước, các biểu hiện của nó rất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn các doanh nghiệp và người dân nộp thuế cho nhà nước góp phần PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 7 hình thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời doanh nghiệp và người dân được Nhà nước trợ cấp, đầu tư, tài trợ vốn (nếu có), được hưởng các lợi ích gián tiếp khác (cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực) và được nhà nước bảo đảm về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và các phúc lợi công cộng khác. Việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước phản ánh luật pháp hoá các hoạt động của nhà nước bởi dự toán thu – chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật. Bằng quyền lực chính trị và quyền lực chủ sở hữu, qua việc chủ động tăng hoặc giảm quy mô, điều chỉnh kết cấu, mức độ bội chi và biện pháp bù đắp bội chi ngân sách mà Nhà nước tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Việc bố trí ngân sách Nhà nước thể hiện rất rõ nét tính ưu tiên chiến lược để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế chính trị do thực tế đặt ra. Như vậy bản chất của Ngân sách Nhà nước là hệ thống những mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường thứ nhất ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thứ hai ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự thay đổi trong chính sách thu chi có thể hướng vào mục tiêu ổn định hay tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong hệ thống tài chính, ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và tổ chức các hoạt động của hệ thống tài chính. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội . PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 8 Trong quá trình quản lý ngân sách Nhà nước, vấn đề quan trọng là quản lý thu, thực hiện nhiệm vụ chi và cân đối ngân sách. Trong thực tế, quá trình thu, chi ngân sách Nhà nước luôn biến đổi không ngừng và có sự chuyển hoá theo chu kỳ kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước là toàn bộ khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách nhà nước để thoả mản các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, về thực chất thu ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách Nhà nước mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các khoản thu ngân sách Nhà nước đều mang tính chất bắt buộc, chủ yếu dưới hình thức thuế. Thu ngân sách Nhà nước có vai trò đảm bảo các nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Thông qua thu ngân sách Nhà nước, Nhà nước thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy việc tăng thu ngân sách Nhà nước được xem là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô. Chi ngân sách Nhà nước là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi ngân sách Nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi ngân sách Nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách Nhà nước. Ngược lại sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để chi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng thu nhập của ngân sách Nhà nước. PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 9 Cân đối ngân sách Nhà nước là một trong bộ phận của chính sách tài khoá phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn một nền kinh tế nguồn lực tài chính cung ứng để thoả mản các nhu cầu là có giới hạn, nên cân đối ngân sách Nhà nước cần phải thiết lập và tôn trọng kỷ luật tài khoá tổng thể, để ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả. Nghĩa là quá trình lập và phân bổ ngân sách Nhà nước cần phải đánh đổi và lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Có nhiều quan điểm về cân đối ngân sách Nhà nước, như: Quan điểm ngân sách cân bằng, quan điểm ngân sách chu kỳ, quan điểm ngân sách thâm hụt, quan điểm ngân sách duy nhất, quan điểm hai ngân sách… Theo quan điểm hai ngân sách, ngân sách nhà nước nên chia làm hai bộ phận là: Ngân sách điều hành (ngân sách thường xuyên) để đảm bảo hoạt động của guồng máy nhà nước và ngân sách đầu tư để tham gia vào các lĩnh vực sản xuất đặc biệt của nhà nước. Ngân sách điều hành sẽ thực hiện theo nguyên tắc “nhất niên” còn ngân sách đầu tư có thể thực hiện theo nguyên tắc “đa niên”. Về nguồn tài trợ ngân sách đầu tư có thể được tài trợ bằng các khoản vay trong hay ngoài nước. Trong mỗi quốc gia ngân sách Nhà nước được tổ chức và quản lý theo hệ thống gồm nhiều cấp ngân sách. Có thể quan niệm hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách. Hệ thống ngân sách Nhà nước được tổ chức tương ứng với hệ thống Chính quyền Nhà nước. Ở Việt Nam hệ thống ngân sách Nhà nước hiện nay bao gồm PDF Create! 4 Trial www.nuance.com 10 ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách các đơn vị hành chính có cấp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Sơ đồ 1.1 Cơ cấu hệ thống ngân sách Nhà nước hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau: Ở Việt Nam, quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc: - Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGÂN SÁCH TỈNH- NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ - NGÂN SÁCH THỊ XÃ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN THUỘC TỈNH NGÂN SÁCH CẤP XÃ – NGÂN SÁCH THỊ TRẤN NGÂN SÁCH PHƯỜNG PDF Create! 4 Trial www.nuance.com [...]... 11 9 2003 2004 2005 Thu ngân sách 2006 -18 -22 Chi ngân sách Thâm hụt ngân sách -23 -28 -29 -34 -40 Năm BIỂU ĐỒ THU – CHI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG TRỊ 27 2.3 -Tình hình quản lý ngân sách xã phường thị trấn tại Quảng Trị 2.3.1- Đánh giá chung về khuôn khổ pháp lý Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai công tác quản lý ngân sách xã theo yêu cầu của Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 dần... được ngân sách 50% trở lên chiếm 25%, còn lại 45% đơn vị cân đối ngân sách chi thường xuyên dưới 50% Cww Tại huyện Hải Lăng F Đây là một huyện đồng bằng nằm phía nam của tỉnh Quảng Trị gồm có 20 D P xã và một thị trấn Theo số liệu điều tra, khảo sát thu chi ngân sách xã, thị trấn năm 2007 tại Phòng Tài chính huyện (Tại phụ lục số 1c, 2c) và bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ % thu ngân sách xã, thị trấn theo. .. 95/139 xã, chiếm 69,1% Cww Đã tiến hành điều tra, khảo sát số liệu thu chi ngân sách xã, phường, thị trấn 04/10 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Trị Bao gồm: Thị xã Đông Hà, huyện F Vĩnh Linh, huyện Hải Lăng, huyện Hướng Hoá Lý do chọn 04 đơn vị này để D P khảo sát là : + Các đơn vị này đều có xã, phường, thị trấn tự cân đối được nguồn thu + Nguồn thu phát sinh trên địa bàn tương đối lớn + Năng lực quản lý. .. dân tỉnh so với chi thường xuyên năm 2007 (Tại phụ lục số 3c và 4c) thì không có xã nào tự cân đối được ngân sách : Thu ngân sách trên địa bàn không đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của xã, thị trấn Có 8 xã và 01 thị trấn cân đối được ngân sách trên 50%, 35 chiếm 42,8% , 12 xã còn lại cân đối ngân sách dưới 50%, chiếm 57,2% Phần còn lại được bổ sung từ ngân sách cấp huyện Nếu thực hiện phân cấp ngân. .. phân cấp ngân sách xã, thị trấn 100% đối với các khoản thu xã, thị trấn hưởng theo tỷ lệ 70% và 30% (theo số liệu tính toán tại phụ lục số l a 5c), thì có 11 xã và thị trấn, chiếm 57,2% có khả năng tự cân đối ngân sách : Thu ri T ngân sách trên địa bàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và có thể dành một phần chi cho đầu tư phát triển Có 4 xã, chiếm 19% cân đối được ngân sách trên 50%,... 65% ngân sách của tỉnh được bổ sung từ ngân sách trung ương, chính vì vậy cấp tỉnh vẫn chưa chủ động l a trong điều hành và quản lý ngân sách Đặc biệt đối với cấp xã thì vấn đề quản lý ngân sách còn nhiều vấn đề bất cập: ri T - Việc thảo luận xác định các chỉ tiêu trong dự toán còn mang tính áp đặt từ trên xuống (Từ tỉnh xuống huyện, thị xã; từ huyện, thị xã xuống xã, phường, 4m ! thị trấn; từ xã, phường,. .. dựng dự toán ngân sách Điều này dẫn đến việc soạn lập ngân sách thiếu mối liên kết chặt chẽ với các mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung hạn của địa phương 28 2.3.2 Tình hình phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị Quảng Trị là một tỉnh có dân số ít có khoảng 630.000 người, địa bàn rộng nên việc áp dụng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách theo quyết... 8.2/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 Theo tỷ lệ điều tiết trên thì tại Quảng Trị chỉ có được 06/139 xã phường 4m ! thị trấn tự cân đối được (chiếm 4,3%) Bao gồm: phường 1, phường 5, phường Đông Lương, phường Đông Lễ thuộc thị xã Đông Hà, thị trấn Lao Bảo huyện ece.co t Hướng Hoá và thị trấn Hồ Xá huyện Vĩnh Linh Các xã, phường, thị trấn thu đáp ứng từ 50% đến 80% nhu cầu chi 38/139 xã, chiếm 27,3% auan e r w.n... thiểu số Theo số liệu khảo sát thu chi ngân sách xã, thị trấn năm 2007 tại huyện Hướng Hoá (Tại phụ lục số 1d và 2d) F và bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ % thu ngân sách xã theo tỷ lệ điều tiết các khoản D P thu của Nghị Quyết số 8.2/2006/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh so với chi thường xuyên trong năm 2007 (tại phụ lục số: 3d và 4d), thì chỉ có duy nhất thị trấn Lao Bảo có khả năng tự cân đối ngân sách: ... Thu ngân sách trên địa bàn bảo đảm đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, chiếm 5,3% Có 05 xã dọc hai bên đường chín và thị trấn khe sanh có khả năng cân đối ngân sách trên 50%, chiếm 32% Còn lại 62,7% Số xã của huyện Hướng Hoá (là vùng đồng bào dân 36 tộc thiểu số) thu ngân sách không đáng kể mà chủ yếu dựa vào bổ sung cân đối của ngân sách huyện Nếu thực hiện phân cấp ngân sách xã, thị trấn 100% đối . cấp ngân sách xã, phường, thị trấn để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại Quảng Trị theo hướng từng bước tự cân đối. Phương. tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối. - Phần kết luận. Việc phân định rõ nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách