Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho cấp xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu 28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối (Trang 54 - 55)

III Cấp xã, phường, thị trấn 1 Cán bộ chuyên trách và công chức xã

3.2.4Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho cấp xã, phường, thị trấn

phường, thị trấn

Chi đầu tư phát triển được xem là một khoản chi nhằm đáp ứng cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiện nay. Trong chi đầu tư phát triển khoản chi đầu tưxây dựng cơbản chiếm tỷ trọng lớn. Chủ yếu tập trung vào các dự án về giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, thể dục thể thao và các chương trình giáo dục – văn hoá – xã hội ở các vùng sâu vùng xa. Tại Quảng Trị việc chi đầu tư xây dựng cơ bản đang tập trung cho các Ban quản lý dự án cấp tỉnh, hoặc một số ít cấp huyện. Đa số các công trình xây dựng cơ bản vừa và nhỏ tại địa phương các xã, phường, thị trấn, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phươngđều do các ban quản lýcủa tỉnh và huyện làm chủ đầu tư. Tuy nó cóưu điểm đảm bảo được trình độ năng lực quản lý dự án và trình độ chuyên môn. Nhưng điều này không đảm bảo được sự gắn kết giữa đầu tư và mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội của từng địa phương. Không đảm bảo được phù hợp giữa công tác đầu tư với mục tiêu chiến lược ưu tiên, không gắn kết được giữa việc thiết lập chương trình công và kế hoạch chi thường xuyên để sử dụng nguồn lực tài chính công hiệu quả. Dẫn đến việc phân bổ chi đầu tư của ngân sách Nhà nước chưa hiệu quả. Mặt khác các ban quản lý dự án cấp tỉnh thường tập trung cho các dự án lớn, các dự án đầu tưvừa và nhỏ thiếu vốn, công tác kiểm tra giám sát lỏng lẻo, người sử dụng, người dân không được tham gia vào quá trình giám sát nên chất lượng công trình kém, giá trị sử dụng thấp.

PDF Create! 4 Trial

Để công tác đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng của địa phương mang lại hiệu quả cao. Tránh các tình trạng các hàng hoá công cung cấp cho xã hội phát huy hiệu quả thấp. Nên tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản các dự án vừa và nhỏ cho chính quyền cấp xã. Điều này gắn liền với phân cấp các nguồn thu cho ngân sách cấp xã, phường, thị trấn nguồn tăng thu và tiết kiệm chi thường xuyên tập trung cho chi đầu tư xây dựng cơ bản gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các công trình được đầu tư có chất lượng tốt hơn, thời gian hoàn thành nhanh hơn, và tạo điều kiện cho việc công khai, minh bạch, giám sát cộng đồng, trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng thực hành tiết kiệm. Hơn thế nửa đối với các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nên để hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Bởi vì nhiệm vụ chi này không thuộc nội dung phân cấp của chính quyền cấp trên, đồng thời nó có tác dụng khuyến khích động viên người dân tham gia đầu tưphát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Từ các điều kiện nêu trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối.

Một phần của tài liệu 28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối (Trang 54 - 55)