HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG TRỊ THEO HƯỚNG TỰ CÂN ĐỐ

Một phần của tài liệu 28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối (Trang 45 - 48)

III Cấp xã, phường, thị trấn 1 Cán bộ chuyên trách và công chức xã

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG TRỊ THEO HƯỚNG TỰ CÂN ĐỐ

THỊ TRẤN TỈNH QUẢNG TRỊ THEO HƯỚNG TỰ CÂN ĐỐI 3.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã

Đảm bảo việc xác định các chỉ tiêu trong dự toán có căn cứ khoa học, thực tiễn và việc chấp hành, quyết toán ngân sách giảm được các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết.

Tăng cường sự phối hợp chia sẽ thông tin về Kinh tế - Xã hội và tài chính ngân sách giữa các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, kho bạc nhà nước, các ban ngành,đoàn thể và người dân trong quá trình quản lý ngân cấp sách xã.

Nâng cao quyền tự chủ thực sự cấp xã trong công tác quản lý ngân sách, Chủ động về nguồn lực tài chính, trao quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp xã. Thiết lập dự toán ngân sách căn cứ trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn hướng tới tự cân đối ngân sách, trên cơ sở đẩy mạnh vai trò kiểm tra , kiểm soát của cơquan tài chính - kế hoạch cấp trên.

Từng bước xây dựng một dự toán ngân sách đơn giản hoá, công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý ngân sách. Hướng tới tự cân đối ngân sách cấp xã.

Tăng cường phân cấp hơn nữa nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, phường, thị trấn, để khai thác tốt nguồn thu, tăng thu bảo đảm công bằng khi thực hiện công tác thu thuế và quản lý chi tiêu công cấp cơsở mang lại hiệu quả cao hơn. Đảm bảo người dân hài lòng với việc chia sẽ chi phí thuế khi được thụ hưỡng hàng hoá, dịch vụ công mà chính quyền cấp xã cung cấp.

Động viên khuyến khích được người dân, các tổ chức tham gia đóng góp nguồn lực tài chínhđể đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng trênđịa bàn.Đồng thời tạo

PDF Create! 4 Trial

điều kiện cho khu vực tư tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hoá công cho địa phương.

3.2 – Các điều kiện phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối hướng tự cân đối

Ở Việt Nam theo tinh thần của Luật ngân sách Nhà nước đã ban hành thì: Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chiđầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chiđầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách Nhà nước. Bội chi ngân sách Nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.

Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: Tổng số chi ngân sách Nhà nước không vượt quá tổng số thu NSNN; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng nămđể chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dưnợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tưXDCB trong nước của ngân sách cấp tỉnh.

Phân cấp quản lý ngân sách xã theo hướng tự cân đối là giao cho chính quyền cấp xã hoàn toàn chủ động tất cả các khoản thu và chi trong thời kỳ ổn định ngân sách theo nguyên tắc cân đối thu - chi, tạo điều kiện cho cấp xã tăng

PDF Create! 4 Trial

thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu và quyết định các nội dung chi phù hợp với địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghĩa là phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí. Trên cơ sở đó tạo ra một nguồn thu mới bền vững. Từ việc tăng thu và tiết kiệm chi được ưu tiên vào chủ yếu vào lĩmh vực sự nghiệp kinh tế, chi đầu tư phát triển để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời qua nội dung này thực hiện được dân chủ, công khai, trách nhiệm giải trình trong việc thực thi quản lý ngân sách.

Với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị, để cấp xã hoàn toàn chủ động các khoản thu chi trong thời kỳ ổn định ngân sách nhằm từng bước tiến tới tự cân đối một phần, hoặc toàn bộ ngân sách cần phải có nhữngđiều kiện sau:

Thứ nhất: Ngân sách địa phương phải chủ động nguồn lực để phân bổ ngân sách. Muốn thực hiện được điều này phải hình thành công thức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương và được các nhà lãnh đạo cấp cao cam kết và hỗ trợ và tham gia vào quá trình thực hiện.

Thứ hai: Tăng cường phân cấp một số nguồn thu ngân sách từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, thị xã để cấp huyện, thị xã chủ động được nguồn lực để phân cấp nguồn thu cho xã, phường, thị trấn.

Thứ ba: Phân cấp 100% các khoản thu cho ngân sách xã, phường, thị trấn để chính quyền cấp xã chủ động được nguồn thu, tăng thu cho ngân sách. Xây dựng cơ chế khoán chi hành chính, phần tiết kiệm được nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và ưu tiên chi sự nghiệp phát triển kinh tế, chiđầu tưphát triển.

PDF Create! 4 Trial

Thứ tư: Tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các dự án vừa và nhỏ cho cho chính quyền cấp xã, để động viên khuyến khích tăng thu ngân

Một phần của tài liệu 28 Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)