212 Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Từ khi bước vào nền kinh tế thị trường nền kinh tế Việt Nam có nhiều tiến bộ vượt bậc, các ngành sản xuất trong nước ngày càng được cải biến và phát triển do mở rộng quan hệ làm ăn với nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều ngành đã có những bước phát triển nhảy vọt và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong đó có thể kể tới những đóng góp to lớn của ngành dệt may Việt Nam vì vậy trong thời gian qua đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong các doanh nghiệp may hàng đầu của Việt Nam về xuất khẩu hàng may mặc không thể không kể đến Công ty cổ phần may Chiến Thắng - một trong những cánh chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam. Trong gần 40 năm hoạt động và phát triển Công ty đã đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Có được những kết quả đó là do sự nỗ lực cố gắng không ngừng của hơn 3000 cán bộ công nhân viên của Công ty nhưng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác của Việt Nam hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này có thể xuất phát từ trong hoạt động nội bộ của may Chiến Thắng cũng có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài tuy nhiên chúng đều gây cản trở đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng, được trực tiếp tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Công ty thấy được những thuận lợi và những vấn đề đang đặt ra mà ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đang nỗ lực khắc phục. Để ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn em mạnh dạn trọn đề tài: Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng làm nội dung nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quản lý marketing để thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Nội dung nghiên cứu: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU; Đưa ra các giải pháp quản lý marketing đối với Công ty và những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh… Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương: - Chương I: Tổng qua về quản lý marketing đối với xuất khẩu hàng may mặc. - Chương II: Thực trạng quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. - Chương III: Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Trong thời gian thực tập và làm chuyên đề do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các cô chú trong Công ty và của cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp của các cô chú làm việc tại Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MARKETING ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC. I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY. 1. Xuất khẩu hàng may đối với nền kinh tế xã hội. Xuất khẩu là hoạt động cơ bản và quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như hàng may mặc, hàng nông sản, thuỷ sản…xuất khẩu tạo ra nguồn vốn để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ( CNH – HĐH ) đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất có liên quan phát triển…Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc nước ta có lợi thế rất lớn đó là có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ chính vì vậy sản phẩm may Việt Nam sản xuất ra có giá thành thấp hơn so với các nước khác vì vậy có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp may đang nỗ lực tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường thế giới nhằm tăng thu ngoại tệ, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, tìm kiếm các bạn hàng mới…Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế xã hội và đối với các doanh nghiệp may mặc là rất lớn và nó được thể hiện cụ thể như sau: 1.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. CNH – HĐH là một bước đi tất yếu để phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Muốn cho sự nghiệp CNH – HĐH được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại . Nguồn vốn để phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH có thể được huy Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp động từ nhiều nguồn như nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn nhận viện trợ, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu…Tuy nhiên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là rất hạn hẹp do cùng một lúc Nhà nước vừa phải đầu tư cho sự nghiệp CNH – HĐH đồng thời lại phải đầu tư cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng… Còn các nguồn vốn huy động do đi vay, nhận viện trợ, đầu tư của nước ngoài… là rất khó khăn do khi sử dụng vốn phải gắn với trách nhiệm trả nợ và đôi khi có cả ảnh hưởng về chính trị do nước viện trợ yêu cầu…Vì vậy nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tiến hành sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Từ sau khi tiến hành đổi mới kinh tế đất nước đến nay, hàng dệt may nói chung và hàng may mặc nói riêng luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước và thu về một lượng ngoại tệ lớn để đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Những đóng góp đó được thể hiện như sau: - Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 3,39 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 18,3% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vượt ngưỡng 3 tỷ USD. - Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 4,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2003. - Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trên 4,67 tỷ USD tăng trưởng 14% so với năm 2004 Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển tạo điều kiện để các ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển. Để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm may mặc đem xuất khẩu các công ty may phải sử dụng rất nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như bông, vải, các phụ liệu như cúc, fecmơtuya; giấy để phục vụ cho việc cắt bản mẫu, đóng thùng cáctông; sản phẩm của các ngành in, nhuộm…Vì vậy khi ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp in, nhuôm, ngành công nghiệp sản xuất giấy, ngành công nghiệp sản xuất nhựa… phát triển theo. Hơn nữa khi ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển ngày càng cao thì đòi hỏi ngày càng nhiều máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu, phế phẩm…từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy. Hàng may mặc thường được xuất khẩu với khối lượng lớn nên các công ty may thường lựa chọn phương tiện vận chuyển bằng đường biển do ưu điểm của nó là có thể vận chuyển được khối lượng hàng lớn và chi phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện khác do vậy đòi hỏi phải có sự phát triển song song ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và ngành hàng hải. 1.3. Góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Không có lao động không thể sản xuất được các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước vì vậy để có được các sản phẩm may mặc xuất khẩu không thể không kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn của lực lượng lao động. Mặt khác đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đặc biệt là xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết việc làm. Xuất khẩu hàng may mặc phát triển các doanh nghiệp may mặc sẽ tiến hành mở rộng cơ sở sản xuất góp phần duy trì sự ổn định công việc cho các công nhân hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp đồng thời tạo thêm chỗ làm cho Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp những người còn đang thất nghiệp hay có chỗ làm chưa ổn định. Bên cạnh đó thì lực lượng lao động trong các ngành sản xuất các mặt hàng phụ trợ cho ngành công nghiệp dệt may cũng được đảm bảo hơn về khối lượng công việc và ổn định về chỗ làm. Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động nhất do yêu cầu đối với người lao động làm trong ngành phù hợp với đặc điểm của người lao động Việt Nam là không đòi hỏi trình độ văn hoá cao, công tác đào tạo người lao động cũng tốn ít thời gian và chi phí…chính vì vậy ngành công nghiệp dệt may đã thu hút hàng triệu lao động làm việc trong các công ty, các xí nghiệp may trên khắp cả nước. Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc đòi hỏi người lao động phải khéo tay, cần cù do đó công việc này rất phù hợp với lực lượng lao động nữ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động thất nghiệp của nước ta. Khi người công nhân có chỗ làm đảm bảo, những người thất nghiệp có công việc phù hợp thì thu nhập của họ sẽ ổn định và ngày càng gia tăng khi đó đời sống của bản thân người công nhân và gia đình họ sẽ được cải thiện và hạn chế các tệ nạn xã hội. 1.4. Xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vào nhau, mặt khác xuất khẩu cũng chính là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, do vậy xuất khẩu hàng may mặc phát triển cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Thông qua hoạt động xuất khẩu các công ty may có cơ hội tiếp thu được những kiến thức mới, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, nắm bắt được xu thế thời trang trên thế giới… đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng may mặc góp phần quảng bá thương hiệu may Việt Nam trên thế giới điều này là có ý nghĩa Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của từng công ty may xuất khẩu nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung. 2. Xuất khẩu hàng may đối với ngành dệt may Việt Nam. Mở rộng thị trường là nhu cầu tất yếu của bất kì một doanh nghiệp nào muốn có vị thế trên thị trường và phát triển bền vững, việc mở rộng thị trường được thực hiện phần lớn thông qua hoạt động xuất khẩu. Nhận thức được điều này các công ty may Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường nhằm giới thiệu hàng may mặc của công ty với các bạn hàng trên thị trường thế giới. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với ngành dệt may được biểu hiện cụ thể: - Thông qua hoạt động xuất khẩu các công ty may tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm qua đó doanh nghiệp sẽ hình thành một cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi các công ty may phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm các biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, phát triển mạng lưới kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing… - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các công ty may mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt độnh kinh doanh, tăng cường uy tín của công ty. - Xuất khẩu giúp các công ty may bù đắp chi phí sản xuất thu lãi và có tích luỹ để tiếp tục hoạt động sản xuất, cải tạo và xây dựng mới cơ sở vật chất, bảo dưỡng, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. - Các bạn hàng luôn đòi hỏi cao về chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm do đó các công ty may phải từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, nâng cao khả năng thiết kế, marketing… - Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty may có thể sử dụng được những khả năng vượt trội của mình mặt khác đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giảm được chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất, góp phần nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp mình đồng thời giảm được rủi ro do tối thiểu hoá dao động của nhu cầu. - Tiến hành hoạt động xuất khẩu giúp cho các công ty kinh doanh hàng may mặc tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường. 3. Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng may. 3.1. Khái niệm xuất khẩu. Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Xuất khẩu hàng may là công ty may tiến hành sản xuất các sản phẩm rồi bán ra thị trường thế giới nhằm mục đích thu ngoại tệ. 3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng may. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, mỗi hình thức xuất khẩu có một đặc điểm kỹ thuật riêng và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá thường gặp bao gồm: - Xuất khẩu trực tiếp. - Xuất khẩu gián tiếp. - Xuất khẩu theo nghị định thư. - Gia công quốc tế. - Buôn bán đối lưu. Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Xuất khẩu uỷ thác. - Giao dịch qua trung gian. - Tái xuất khẩu. … Các công ty may Việt Nam chủ yếu sử dụng ba hình thức xuất khẩu hàng may mặc đó là gia công quốc tế ( CMP ), xuất khẩu trực tiếp ( FOB ) và buôn bán đứt đoạn. 3.2.1. Gia công quốc tế ( CMP ). Xuất khẩu hàng may theo phương thức gia công quốc tế ( CMP ) là hình thức được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có lợi thế về nhân công nhưng lại chưa có khả năng tạo lập thương hiệu có uy tín để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường nước ngoài. Thực chất của xuất khẩu theo phương thức gia công quốc tế là quan hệ kinh doanh giữa một công ty và một công ty thuộc quốc gia khác, nội dung của quan hệ này được tóm tắt như sau: * Bên đặt gia công: - Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản lượng, yêu cầu về chất lượng, chi phí gia công, thời hạn giao hàng và các điều kiện khác. - Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu. - Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. - Kiểm định chất lượng và nhận hàng. - Trả tiền gia công. * Bên nhận gia công. - Cân đối khả năng sản xuất của công ty ( máy móc thiết bị, lao động, khả năng sản xuất…) theo yêu cầu đặt hàng của bên đặt gia công. - Tự đảm bảo một số phụ liệu. - Tổ chức quá trình sản xuất. - Giao hàng. - Nhận tiền gia công. Phân loại các hình thức gia công quốc tế: Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm: - Hình thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công, bên nhận gia công chỉ tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên nhận gia công chỉ có quyền quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu đã nhận để tiến hành sản xuất dưới sự giám sát của bên đặt gia công. - Hình thức mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: công ty may sử dụng vốn lưu động của mình để mua nguyên phụ liệu chủ yếu từ bên đặt gia công và tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công theo hợp đồng đã kí kết. - Hình thức hỗn hợp: Công ty may sẽ mua một số nguyên phụ liệu từ bên đặt gia công số còn lại có thể mua từ các chủ thể kinh tế khác ở trong hoặc ngoài nước. Sản phẩm sản xuất ra được bán toàn bộ cho bên đặt gia công. * Theo số lượng chủ thể kinh tế tham gia vào quan hệ gia công: - Gia công hai bên:Bên đặt gia công đặt gia công tại công ty may, công ty sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. - Gia công nhiều bên: một công ty may nhận gia công cho một hãng nước ngoài và giao lại một phần việc cho công ty may khác thực hiện. Trong trường hợp này mọi việc giao dịch với bên đặt gia công do công ty may nhận gia công chính thức đảm nhận và cũng chính công ty đó phải chịu trách nhiệm với bên đặt gia công về những cam kết được ghi trong hợp đồng gia công. Hình thức này còn được gọi là gia công chuyển tiếp. 3.2.2. Xuất khẩu trực tiếp ( FOB ). Khác với phương thức gia công quốc tế ( CMP ) trong phương thức xuất khẩu trực tiếp ( FOB ) công ty may sẽ chủ động mua các nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất thay vì được cung cấp bởi người mua nước ngoài. Vì vậy theo phương thức xuất khẩu trực tiếp công ty may được thanh toán toàn bộ giá trị của sản phẩm may mặc xuất khẩu. Tuỳ thuộc vào Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 10 [...]... những sai sót và đảm bảo đạt mục tiêu của marketing Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 29 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨU XUẤT KHẨU HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần may Chiến Thắng tên viết tắt: Chigamex Tên giao... giữ cổ phần chi phối và đổi tên thành Công ty cổ phần may Chiến Thắng Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Công ty 2 Chức năng và nhiệm vụ Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một Công ty cổ phần hoá theo hình thức Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Theo quy định tại điều lệ Công ty, Công ty cổ phần may. .. chọn thị trường mục tiêu là một vấn đề rất phức tạp và quan trọng trong quá trình quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của các công ty may Nó liên qua trực tiếp đến sự thành công của công ty và cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu Mục đích của việc lựa chọn thị trường mục tiêu là xác định số lượng các thị trường triển vọng để công ty. .. các xí nghiệp may, xưởng cơ khí, các đại lý II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 1 Khái quát về thị trường hàng may EU EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 25 quốc gia thàng viên Mỗi quốc gia có đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng khác nhau vì vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá và dịch vụ Giữa các nước thành viên EU có sự khác... thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang EU và khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng mạnh * Giai đoạn 1980 – 2004, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký ngày 15/12/1992 có hiệu lực ngày 1/1/1993 đã tạo điều kiện cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. .. động xuất khẩu của mình trên các thị trường có sự tương đồng với thị trường nội địa Thực chất của phương thức này là phát triển thị trường bành trướng về mặt địa lý + Phương thức thu hẹp: Các công ty may tiến hành xuất khẩu vào một hay một số thị trường có triển vọng nhất và loại bỏ những thị trường ít hấp dẫn hơn Kết hợp phương thức thị trường mở rộng hay thu hẹp các công ty may lựa chọn thị trường. .. điều hành và quản lý Công ty Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Chiến Thắng gồm: 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc, 4 giám đốc điều hành ( kỹ thuật, liên doanh giữa Công ty cổ phần may Chiến Thắng với Tỉnh Bắc Kạn, kế hoạch xuất nhập khẩu, tổ chức sản xuất ) và 33 phòng ban trực thuộc như phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh tiếp thị, phòng tạo mẫu, phòng quản lý chất lượng,... trung thị trường hay chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu: Các công ty may chỉ lựa chọn và áp dụng các chính sách marketing trên một số ít thị trường Chiến lược này sẽ làm cho việc phân chia thị trường của công ty rõ nét hơn và củng cố được vị trí cạnh tranh của công ty trên các thị trường đó Ưu điểm của chiến lược này là tận dụng được thế mạnh của chuyên môn hoá, tích luỹ kiến thức về thị trường. .. trương của Nhà nước về công tác sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước năm 2000, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định cổ phần hoá Xí nghiệp may Lê Trực và đổi tên thành Công ty cổ phần may Lê Trực Kể từ khi cổ phần hoá Công ty hoạt động khá hiệu quả với mức phân phối lợi nhuận hàng năm cho các cổ đông khoảng 18% Tiếp đó năm 2004, Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục tiến hành cổ phần hoá Công ty may Chiến Thắng. .. này Công ty may mua nguyên phụ liệu từ nhiều nước khác nhau sau đó tiến hành sản xuất các sản phẩm may mặc Sản phẩm hoàn thành sẽ được bán cho nước thứ ba rồi tiếp tục được các nước này xuất khẩu sang các thị trường khác II QUẢN LÝ MARKETING ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY 1 Khái niệm marketing Mặc dù khái niệm marketing đã xuất hiện từ rất lâu song cho đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng marketing . marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. - Chương III: Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc. mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ