MỤC LỤC
Tuy nhiên xét về mặt tổng thể của ngân sách địa phương thì ngân sách xã phụ thuộc vào hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, như: Quyđịnh về nguồn thu và nhiệm vụ chi và điều chỉnh tỷ lệ % phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương trong từng thời kỳ; quy định hướng dẫn quản lý sao cho phù hợp với từng địa phương;. Đây là vai trò quan trọng nhất, bởi vì mọi hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn xã đều dựa chủ yếu vào nguồn lực tài chính ngân sách xã.Đồng thời ngân sách xã còn tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và tài trợ thích hợp cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế góp phần nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Thứ hai: Việc phân bổ ngân sách từ chính quyền cho các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá công phải theo một kế hoạch phân bổ hợp lý, giúp cho ban tài chính cấp xã kiểm soát được các khoản chi, ngăn ngừa tình trạng tham nhũng và duy trì được khoảng cách thâm hụt ở mức còn kiểm soát được. Hơn thế nữa tiến trình cải cách ngân sách phải tập trung vào kết quả thực hiện, hướng đến sự hài lòng của người dân trong quá trình cung cấp dịch vụ hàng hoá công, chứ không dừng lại ở việc mua sắm các yếu tố đầu vào.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TẠI QUẢNG TRỊ.
Các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày đã phát triển thành những vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, Quảng trị vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm và chưa vững chắc; kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển yếu, các khu công nghiệp mới hình thành và chưa được phát triển; sự phát triển vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các huyện, các xã và giữa các nhóm người, nhóm gia đình về thu nhập; Hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, bưu điện, trường học, bệnh viện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống xã hội; đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùngđồng bào dân tộc thiểu số.
Nên địa phương phân bổ ngân sách dựa trên tiêu thức cũ đó là phân bổ ngân sách theo tiêu thức biên chế, đồng thời căn cứ các chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu của Nhà nước ban hành, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các hoạt động cần thiết cấp bách để bố trí ngân sách. - Việc thảo luận xác định các chỉ tiêu trong dự toán còn mang tính áp đặt từ trên xuống (Từ tỉnh xuống huyện, thị xã; từ huyện, thị xã xuống xã, phường, thị trấn; từ xã, phường, thị trấn xuống các ban ngành), mà chưa được xác định dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn của các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, vì thế chưa phát huy được tính dân chủ, công khai trong công tác soạn lập ngân sách. Theo số liệu điều tra, khảo sát thu chi ngân sách xã, thị trấn năm 2007 tại Phòng Tài chính huyện (Tại phụ lục số 1c, 2c) và bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ % thu ngân sách xã, thị trấn theo tỷ lệ điều tiết các khoản thu của Nghị quyết số 8.2/2006/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh so với chi thường xuyên năm 2007 (Tại phụ lục số 3c và 4c) thì không có xã nào tự cân đối được ngân sách : Thu ngân sách trên địa bàn không đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của xã, thị trấn.
Nếu thực hiện phân cấp ngân sách xã, thị trấn 100% đối với các khoản thu xã, thị trấn hưởng theo tỷ lệ 70% và 30% (theo số liệu tính toán tại phụ lục số 5c), thì có 11 xã và thị trấn, chiếm 57,2% có khả năng tự cân đối ngân sách : Thu ngân sách trên địa bàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và có thể dành một phần chi cho đầu tư phát triển. Theo số liệu khảo sát thu chi ngân sách xã, thị trấn năm 2007 tại huyện Hướng Hoá (Tại phụ lục số 1d và 2d) và bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ % thu ngân sách xã theo tỷ lệ điều tiết các khoản thu của Nghị Quyết số 8.2/2006/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh so với chi thường xuyên trong năm 2007 (tại phụ lục số: 3d và 4d), thì chỉ có duy nhất thị trấn Lao Bảo có khả năng tự cân đối ngân sách: Thu ngân sách trên địa bàn bảo đảm đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, chiếm 5,3%. tộc thiểu số) thu ngân sách không đáng kể mà chủ yếu dựa vào bổ sung cân đối của ngân sách huyện. Như vậy để tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã hoàn toàn chủ động trong tất cả các khoản thu, chi trong thời kỳ ổn định ngân sách (3-5 năm); tăng thu ngân sách cấp xã, quyết định các nội dung chi phù hợp với địa phương, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ưu tiên cho đầu tư và lĩnh vực sự nghiệp kinh tế để phát triển Kinh tế-Xã hội; để cho người dân tiếp cận được với các hàng hoá, dịch vụ công một cách có hiệu quả, cần thiết phải tăng cường phân cấp hơn nữa nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Trị.
Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc: Tổng số chi ngân sách Nhà nước không vượt quá tổng số thu NSNN; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng nămđể chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Đồng thời giảm được những chi phí giao dịch không cần thiết (Chi phí đi lại, lập dự toán bổ sung, trình cấp Trung ương bổ sung ngoài kế hoạch chi ngân. sách thường xuyên của tỉnh …) trong công tác xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương, xoá bỏ dần cơ chế xin – cho trong việc quản lý và điều hành ngân sách góp phần đẩy mạnh phân cấp ngân sách hơn nữa cho ngân sách cấp dưới đặc biệt là ngân sách cấp xã. Trong khi đó tổng thu của các sắc thuế (thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, hợp tác xã; thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã; thuế thu nhập đối với người thu nhập cao; thu tiền thuê đất của các doanh nghiệp đóng trênđịa bàn huyện, thị xã) và các khoản thu khác trên địa bàn rất nhỏ khoảng trên 100 tỷ đồng (Có phụ lục chi tiết số : 06 kèm theo).
Bởi vì các đơn vị có nguồn thu lớn hơn chi chủ yếu tập trung ở các phường và thị trấn nên nguồn thu các sắc thuế này tương đối lớn, nhất là thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nên việc tăng tỷ lệ điều tiết 02 sắc thuế này Từ đó ta có thể bố trí ngân sách để chi cho đầu tưtheo các mục tiêu ưu tiên phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp này, sau khi xácđịnh được tổng chi ngân sách, tăng tỷ lệ điều tiết lên 100% cho ngân sách xã, phường, thị trấn các khoản thu phân chia theo tỷ lệ : Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế GTGT, thuế môn bài thu từ hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ, … thì các đơn vị nàyđảm bảo được cân đối ngân sách. Điều quan trọng ngay bây giờ là chính quyền cấp xã cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình; cải tiến các thủ tục hành chính; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để đảm bảo tiếp cận các vấn đề mới trong thời kỳ hội nhập; thực hiện tốt Luật NSNN năm 2002 và các hướng dẫn về chế độ chính sách của chính quyền địa phương.