giải bài tập tài chính hành vi

55 7.1K 50
giải bài tập tài chính hành vi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN TÀI CHÍNH HÀNH VI « Nhóm thực hiện: Giảng đường TC123K35 GIẢI BÀI TẬP TÀI CHÍNH HÀNH VI 1 MỤC LỤC 2 Chương 1: LÝ THUYẾT HỮU DỤNG KỲ VỌNG Câu 1: a. Triển vọng và phân phối xác suất. Triển vọng là một chuỗi các kết quả về mức giàu có, mỗi kết quả sẽ có 1 xác suất xảy ra. Phân phối xác suất là qui luật cho biết xác suất mà đại lượng đang xét bằng 1 giá trị nào đó (phân phối xác suất rời rạc) hay thuộc 1 khoảng giá trị (phân phối xác suất liên tục) của tập số thực. b.Rủi ro và sự không chắc chắn Rủi ro: theo quan điểm TCHV thì rủi ro là tình huống mà trong đó bạn biết các kết quả là gì và ứng với mỗi kết quả xác suất là bao nhiêu. Rủi ro có thể đo lương được bằng xác suất. Sự không chắc chắn xảy ra khi bạn không thể tính toán, phân chia các xác suất xảy ra các kết quả, kể cả khi có một danh sách các kết quả có thể xảy ra. Sự không chắc chắn thì không thể đo lường được. c.Hàm hữu dụng và hữu dụng kỳ vọng Hàm hữu dụng được dùng để mô tả sư ưa thích ứng với 1 kết quả thông qua mức hữu dụng. Trong trường hợp có 1 hàng hóa duy nhất, hàm hữu dụng thường được mô tả trong mối quan hệ với sự giàu có. Hàm hữu dụng kì vọng thể hiện mức hữu dụng ứng với 1 triển vọng (1 chuỗi kết quả với xác suất. Nó bằng giá trị kì vọng có trọng số sác xuất ứng với các mức hữu dụng kì cọng khác nhau Hàm hữu dụng kì vọng: U= pr x u1 + (1-pr) x u2 d.Ngại rủi ro, tìm kiếm rủi ro và thờ ơ rủi ro Ngại rủi ro là ưa thích sự chắc chắn. Một người ngại rủi ro sẽ có hàm hữu dụng lõm, nghĩa là u(E(P)) > U(P). Điều này hàm ý rằng mức hữu dụng của giá trị kỳ vọng của 3 triển vọng thì lớn hơn mức hữu dụng kỳ vọng của triển vọng đó. Người này sẽ thích giá trị kỳ vọng của triển vọng đó đi kèm với sự chắc chắn hơn là việc có một kết quả không chắc chắn. Tìm kiếm rủi ro là ưa thích rủi ro. Trái ngược với những người ngại rủi ro, một người tìm kiếm rủi ro sẽ có hàm hữu dụng lồi: U(E(P)) < U(P). Điều này hàm ý rằng mức hữu dụng của giá trị kỳ vọng của triển vọng thì nhỏ hơn mức hữu dụng kỳ vọng của triển vọng. Người này sẽ thích mạo hiểm với một trò chơi với kết quả không chắc chắn hơn giá trị kỳ vọng của triển vọng chắc chắn. Thờ ơ rủi ro:mộ cá nhân bị coi là thờ ơ với rủi ro sẽ có dạng hàm hữu dụng U(E(P)) = U(P). Điều này hàm ý rằng mức hữu dụng của giá trị kỳ vọng của triển vọng sẽ bằng mức hữu dụng kỳ vọng của triển vọng. Những người này chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng, và rủi ro không phải vấn đề quan trọng. Câu 2: Sắp xếp theo thứ tự Rory ưa thích (mức hũu dụng giảm dần) Pizza > Spaghetti > mì ống + phomat > hamburger. Rory có thể so sánh tất cả các món ăn và đưa ra quyết định ưa thích hơn. Ngoài ra, sự lựa chọn (ưa thích) của cô ấy còn thỏa tính bắc cầu. Do đó, dự lựa chọn của cô ấy có phù hợp với tính hợp lý kinh tế. Câu 3: a. Giá trị giàu có kỳ vọng của người này E(P)= 0.4*50000 + 1000000*0.6 = 620000. 4 b. Đồ thị hàm hữu dụng u(w)=e w c. Ta có: Vì hàm hữu dụng có dạng lồi nên người này tìm kiếm rủi ro. Cụ thể, xét P(0.4, 50000, 1000000). Đơn vị là 100000. U(P)=0.40*u(0.5) +0.60*u(10) =0.40*(e 0.5 ) +0.6*(e 10 ) = 13216.5 U(E(P)) =u(6.2)= e 6.2 = 492.749 Vì U(P) > U(E(w)) => người này tìm kiếm rủi ro d. Ta có U(w) = U(P) = 13216.5  e w = 13216.5  w =9.48922 (tương đương với 948922 $) Sự tương đương chắc chắn của người này ứng với triển vọng trên là 948922 $ Câu 4: u(w)=w 0.5 a. Ta có U(P1)=0.8*u(1000)+0.2*u(600) =30.197 U(P2)=0.7*u(1200)+0.3*u(600)=31.597 U(P3)=0.5*u(2000)+0.5*u(300)=31.02 Dựa theo số liệu tính được ta có thể sắp xếp thứ tự các triển vọng P như sau: 5 P2>P3>P1 (theo thứ tự từ ưa thích nhất đến kém ưa thích nhất) b. Ta có U(w)=U(P2)=31.597  w 0.5 =31.597  w=998.37 Vậy giá trị tương đương chắc chắn ứng với triển vọng P2 là 998.37 c. Vì hàm hữu dụng của người này là 1 hàm lồi => người này ngại rủi ro => giá trị tương đương chắc chắn < kì vọng của triển vọng. Câu 5: * Vấn đề 1: U(A) < U(B)  0.33*u(2500) + 0.66*u(2400) + 0.01*u(0) < u(2400)  0.33*u(2500) + 0.01*u(0) < 0.34*u(2400) (1) * Vấn đề 2: U(C) > U(D)  0.33*u(2500) + 0.67*u(0) > 0.34*u(2400) + 0.66*u(0)  0.33*u(2500) + 0.01*u(0) > 0.34*u(2400) (2) (1) và (2) mâu thuẫn => trái với thuyết hữu dụng kì vọng Do quyết định của con người không giống nhau ứng với các mẫu hình khác nhau. Mẫu hình bị ảnh hưởng của cách trình bày và khả năng nhận biết câu hỏi của cá nhân. 6 Chương 2: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN, THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ ĐẠI DIỆN Câu 1: a. Rủi ro hệ thống và phi hệ thống: 1 - Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) là rủi ro chung cho tất cả tài sản rủi ro, không thể đa dạng hóa được. Thường xuất phát từ những nguyên nhân mang tính vĩ mô như thay đổi lãi suất, lạm phát hay thay đổi kỳ vọng của các nhà đầu tư. - Rủi ro phi hệ thống là rủi ro đặc trưng của từng loại tì sàn, có thể giảm thiểu được nhờ vào đa dạng hóa, thường là xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của công ty (như năng lực quản lý, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và kinh doanh, các quy định về ngành…) a. Hệ số Beta và độ lệch chuẩn 2 - Beta là hệ số đo lường rủi ro trong mô hình CAPM nhằm xác định độ nhạy cảm của một tài sản đối với thị trường, hay nói cách khác là đo lường rủi ro hệ thống. - Độ lệch chuẩn là thước đo độ biến động của tỷ suất sinh lợi của một tài sản, được dùng để đo lường rủi ro tổng thể, tức là bao gồm cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống b. Chi phí đại diện trực tiếp và gián tiếp 3 - Chi phí đại diện trực tiếp là những chi phí có lợi cho người quản lý nhưng không mang lại lợi ích cho công ty như mua máy bay sang trọng phục vụ cho những chuyến du lịch; các chi phí trực tiếp khác phát sinh từ sự cần thiết phải giám sát hoạt động của nhà quản lý, bao gồm chi phí thuê kiểm toán viên bên ngoài. 1 Tham khảo chương 4, Tài chính doanh nghiệp hiện đại 2 Mục “Mô hình định giá tài sản”, chương 2, Tài chính hành vi 3 Mục 2,4 “Lý thuyết đại diện” 7 - Chi phi đại diện gián tiếp là chi phí xuất phát tự sự đánh mất cơ hội (rất khó đo lường), ví dụ: người quản lý của công ty mục tiêu trong một thương vụ mua lại & sáp nhập có thể chống lại các nổ lực thâu tóm vì họ e ngại sẽ mất việc, bất kể việc sáp nhập này có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông c. Thị trường hiệu quả 4 - Dạng yếu: giá cả phản ánh tất cả thông tin có trong tỷ suất sinh lợi quá khứ. - Dạng vừa: giá cả phản ánh tất cả thông tin đại chúng, bao gồm thông tin về thu nhập quá khứ và các dự báo thu nhập, tất cả thông tin báo cáo tài chính được công bố đại chúng (trong quá khứ và gần đây). - Dạng mạnh: giá cả thậm chí phản ánh cả những thông tin không công bố công khai, chẳng hạn thông tin nội gián. Câu 2: a. Áp dụng CAPM, ta có: r = r f + β(r m – r f ) = 4% + 1.2*5% = 10% b. Tỷ suất sinh lợi của danh mục: r p = 50% x 10% + 50% x 4% = 7% Độ lệch chuẩn của danh mục: s p = = 12.5% c. Theo như câu a. thì tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu đó là 10%, và cũng theo EMH, tỷ suất sinh lợi thặng dư là không thể đoán trước được hay không một nhà đầu tư nào có thể đánh bại tỷ suất sinh lợi của thị trường, do đó việc nhà phân tích tài chính dự báo TSSL của cổ phiếu đó là 12% cần phải xem xét. Nếu nhà phân tích đó dựa trên những thông tin phù hợp (không có những thông tin sai lệch hay mục đích nhầm đánh lừa thị trường) thì chúng ta nên mua cổ phiếu này vì sẽ tạo ra TSSL thặng dư (so với kỳ vọng 10%). Ngược lại, chúng ta nên xem xét khẩu vị rủi ro của mình trước khi quyết định mua hay không. Câu 3: 5 Kiểm định bác bỏ EMH có thể là do EMH không tồn tại hay do chúng ta không thể đo lường chính xác tỷ suất sinh lợi vượt trội. Vấn đề ở đây là cần 1 mô hình định giá tài sản phù hợp (điều chỉnh rủi ro chính xác để xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu). 4 Mục 2.3 “Thị trường hiệu quả” 5 Mục “Vấn đề giả thuyết không thể kiểm chứng” 8 Vai trò của vấn đề này là quan trọng bởi vì hầu như chúng ta không thể đo lường chính xác tỷ suất sinh lợi vượt trội (hay giá trị này không thể đoán trước được), bên cạnh đó, tồn tại những kết quả thực nghiệm không thể giải thích được bằng cả EMH và CAPM (các mô hình này không thể tính toán một các đầy đủ). Do đó, chúng ta có thể nói rằng các mô hình nhìn chung là không phù hợp. Câu 4: 6 Điều này không làm giảm giá trị của EMH. Theo EMH, thông tin đúng nghĩa là không thể dự đoán trước, nên sự thay đổi giá cổ phiếu (nếu chỉ được điều chỉnh bởi yếu tố thông tin) là không thể dự báo. Nói cách khác, giá cổ phiếu nên tuân theo bước đi ngẫu nhiên – random walk, dẫn đến tỷ suất sinh lợi thặng dư là không thể tiên đoán được, không nhà đầu tư nào có thế chiến thắng được thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường chưa chắc là hoàn hảo. Hơn nữa, giá cổ phiếu còn được điều chỉnh bởi các yếu tố khác (hành động quản trị, đầu tư và lựa chọn tài trợ của công ty…). Do đó, việc ước tính giá trị tài sản của Warren Buffett rồi kết luận EMH không đúng là không có tính thuyết phục. Câu 5: a. Chúng ta xem xét các chứng khoán được đặt trong danh mục, mà beta đo lường rủi ro hệ thống (không thể giảm thiểu bằng đa dạng hóa được). Do đó, chúng ta có thể kết luận chứng khoán A (β=1.15) có rủi ro cao hơn chứng khoán B (β=0.84) b. Sử dụng CAPM ta tính được tỷ suất sinh lợi của A & B lần lượt là: r A = 13.2% r B = 10.72% Từ đó, tỷ suất sinh lợi của danh mục là: r P = 0.6 x 13.2% + 0.4 x 10.72% = 12.208% c. = 0.097 Nên s P = 31.2% 6 Mục “Những hàm ý từ thị trường hiệu quả” 9 Chương 3: LÝ THUYẾT TRIỂN VỌNG Câu 1: a. Vé số và bảo hiểm (SGK/66) Vé số: phần thưởng kỳ vọng từ tấm vé số thực chất nhỏ hơn rất nhiều so với giá của tấm vé đó và tỷ lệ thắng thì rất nhỏ đối với người nắm giữ tấm vé. Điều này thể hiện sự ưa thích rủi ro Bảo hiểm: người đó trả khoản tiền bào hiểm để giảm rủi ro phải đối mặt. Điều này thể hiện sự e ngại rủi ro b. Tách biệt và tích hợp (SGK/78) Tách biệt xảy ra khi mỗi tình huống được xem là một lần. Cụ thể là tách biệt các vị thế (kết quả) trong quá khứ với vị thế sắp xảy ra, điểm tham chiếu mới không phụ thuộc vào các kết quả trong quá khứ. Tích hợp xảy ra khi các vị thế (kết quả) được cộng lại với nhau, hình thành điểm tham chiếu mới khác biệt so với điểm tham chiếu trong trường hợp tách biệt. c. Ngại rủi ro và ngại thua lỗ (SGK/64) Ngại rủi ro là sự e ngại (không thích) các kết quả không chắc chắn. Ngại thua lỗ: “mất” thì “đau” hơn là “được”. Ảnh hưởng của việc “mất mát” lón hơn ảnh hưởng của việc “được” với cùng 1 lượng. d.Hàm tỷ trọng và xác suất sự kiện Xác suất sự kiện là khả năng xảy ra các kết quả. Hàm tỷ trọng: xác định tỷ trọng (mức ảnh hưởng) của quyết định. Các tỷ trong quyết định này là 1 hàm của xác suất. Xác suất thấp có trọng số tương đối cao hơn và sự chắc chắn có trọng số cao hơn so với sự gần chắc chắn. 10 [...]... mình mà không bận tâm đến những bằng chứng khác Câu 5 Câu này ai có thể giúp nhóm mình giải vs 21 Chương 8: TÁC ĐỘNG CỦA KINH NGHIỆM VÀ CÁC LỆCH LẠC ĐỐI VỚI VI C RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH Câu 1: a Công ty tốt là công ty có chất lượng quản lý tốt, khả năng tài chính đảm bảo, sử dụng tài sản hiệu quả, có đội ngũ nhân vi n giỏi, có sự đổi mới,… Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận cao qua... chứng khoán và quỹ đầu tư cơ bản dựa trên thành quả trong quá khứ và hiệu quả đầu tư trong thời gian gần đây sẽ đại diện cho hiệu quả đầu tư trong tương lai Người đi ngược quán tính giá là những nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán và quỹ đầu tư cơ bản không dựa vào thành quả trong quá khứ mà dựa vào yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như chính sách tài khóa của chính phủ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước…... trị”, không có lợi ích lâu dài từ vi c sát nhập 31 Câu 2: Q: Một trong những kết luận của John Lintner trong nghiên cứu kinh điển của ông về chính sách cổ tức là các nhà quản lý dường như không thay đổi chính sách cổ tức để đáp ứng yêu cầu vốn cho vi c đầu tư mới Hãy xem xét phát hiện này dựa trên các thảo luận của chương A: Giải thích các hoạt động quản lý tận dụng vi c định giá sai bằng mô hình cổ... độ chi trả cổ tức tổng thể chứ không phải là phần trăm các công ty chi trả cổ tức Vi c đáp ứng Tối đa hóa (giá trừ giá trị, thể hiện cho vi c định giá sai tạm thời) Các nhà quản lý nhạy cảm với vi c đáp ứng khi nào nó có thể đem lại lợi ích cho các cổ đông hiện tại của công ty khi cổ phần được phát hành hay mua lại (phát hành cổ phần khi nó được định giá cao và mua lại khi nó được Chi trả cổ tức định... nhất trong vi c giái đầu tư thích mô hình cổ tức Tâm lý dẫn đến định giá sai, sự gia tăng tỷ lệ chi trả ban đầu dự báo một sự sụt giảm trong tỷ suất sinh lợi trung bình của những công ty chi trả so với công ty không chi trả cổ tức, hàm ý vi c định giá cao các công ty chi trả dẫn đến một sự gia tăng trong chi trả ban Sự bất hợp lý đầu Là tính lệch lạc trong hành vi của của các nhà đều tư dẫn đến vi c định... và lợi ích cá nhân của chính họ trong ngắn hạn Chẳng han thay đổi tên công ty để lôi cuốn hơn với các nhà đầu tư và đáp ứng các Sự hợp nhất ưu tiên trong chính sách chi trả cổ tức Sát nhập và mua lại, xảy ra vi c định giá sai bổ sung cho lý thuyết Theo lý thuyết chuẩn tắc, nó có ý nghĩa ngay cả đối với các công ty được định giá đúng tiến hành kếp hợp, khi tồn tại sự hiệp lự, với vi c cả hai công ty cùng... 26 Chương 9: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ QUÁ TỰ TIN TRONG VI C THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH Câu 1: ai thuyết trình chương 9, giúp nhóm mình giải cho các bạn trong GĐ nhen^^ Câu 2: A: P= 100 – q B: P=150 – 2q a A: qA = 100 – p B: qB = 75 – ½ p Tại mức giá $50, qA = 50; qB = 75 – ½ *50 =50 b Nếu giá chỉ còn $30, qA = 70 ; qB = 60 Cả 2 nhà đầu tư sẽ gia tăng vi c nắm giữ bởi vì lúc này giá thị trường của cổ... độ hấp dẫn cao, vi c làm này sẽ thu hút các nhà đầu tư ngắn hạn đầu tư vào tên công ty thông qua đó sẽ làm trầm trọng hơn vi c định giá sai (ở đây là định giá cao) Ngoài ra còn trường hợp, các công ty sẽ lợi dụng vi c định giá sai này để tiến hành sát nhập và mua lại (công ty bị định giá cao sẽ mua lại bằng cổ phần đối với công ty định giá cao nhưng ít hơn) và trong trường hợp này, vi c mua lại với... hiện lúc này là mua lại cổ phần của công ty theo như những phân tích đã được đề cập trong nội dung chương này 34 Chương 16: TÀI CHÍNH HÀNH VI TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Câu 1: Hoàn vốn NPV Một chỉ tiêu đơn giản, dễ xử lý dùng để Là quy tắc ra quyết định tối ưu đối với đánh giá vi c lựa chọn dự án Nhà đầu những mục tiêu của hoạch định ngân tư chỉ cần cộng tổng dòng tiền dự kiến sách vốn NPV... phạm vi lý thuyết đại diện, điều tâm lý quá tự tin này có thể làm giảm bớt vấn đề rủi ro đạo đức bởi vi tính không thể quan sát trong nỗ lực của người đại diện) Tâm lý quá lạc quan trong quản trị tương quan thuận với vi ̣c phát hành nợ, bởi vi lạc quan về dòng tiền trong tương lai có thể dẫn đến một niềm tin rằng sẽ có rất ít vấn đề trong vi ̣c . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN TÀI CHÍNH HÀNH VI « Nhóm thực hiện: Giảng đường TC123K35 GIẢI BÀI TẬP TÀI CHÍNH HÀNH VI 1 MỤC LỤC 2 Chương 1: LÝ THUYẾT HỮU. bao gồm chi phí thuê kiểm toán vi n bên ngoài. 1 Tham khảo chương 4, Tài chính doanh nghiệp hiện đại 2 Mục “Mô hình định giá tài sản”, chương 2, Tài chính hành vi 3 Mục 2,4 “Lý thuyết đại diện” 7 -. dụng đòn bẩy tài chính và kinh doanh, các quy định về ngành…) a. Hệ số Beta và độ lệch chuẩn 2 - Beta là hệ số đo lường rủi ro trong mô hình CAPM nhằm xác định độ nhạy cảm của một tài sản đối

Ngày đăng: 12/02/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan