QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 39)

Câu 1: Lý thuyết về đặc tính quản lý đưa ra những quan điểm mới nào đối với các quyết định tài trợ đơn thuần?

• Lý thuyết đặc tính quản lý là 1 yếu tố bổ sung của lt cấu trúc vốn truyền thống. nó cho thấy cả mức độ lẫn sự kết hợp của những lệch lạc trong quản lý đều có vai trò quyết định đến việc ưa thích nợ hay vốn cổ phần.

• lt đặc tính quản lý phù hợp với lt trật tự phân hạng nếu các nhà quản lý quá lạc quan nhưng lại ko đúng đối với nhà quản lý quán tự tin.

Cụ thể

- Các nhà quản lý lạc quan thường lựa chọn

Kết quả là các nhà quản lý lạc quan luôn tìm cách làm giảm sự phụ thuộc của công ty vào thị trường vốn bên ngoài vd như giữ lại thay vì giải ngân nguồn tiền mặt trong công ty , tránh các nợ cao và phòng ngừa rủi ro thanh khoản để tránh nguy cơ thâm hụt tài chính

- Các nhà quản lý quá tự tin:

Nhà quản lý quá tự tin, vốn ít nhận thấy rủi ro của công ty, cực kỳ thích tài trợ bằng vốn cổ phần hơn tài trợ nội bộ trong trường hợp có sử dụngđòn bẩy. nhà quản lý quá tự tin tiếp tục chi rằng vốn chủ sỡ hữu được định giá cao và nợ vay được định giá thấp .

Nếu doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy, thì một nhà quản lý quá tự tin thấy rằng Vốn chủ sở hữu được định giá hợp lý và không có sự khác biệt giữa tài trợ bằng vốn CSH và tài trợ nội bộ

Tuy nhiên 1 nhà quản lý quá tự tin luôn thích tài trợ nội bộ hơn là phát hành nợ có rủi ro.

Câu 2: Với những điều kiện nào thì sự lệch lạc trong quản lý sẽ cải thiện giá trị cổ đông?

Sự lệch lạc trong quản lý sẽ cải thiện giá trị cổ đông đối với TH sau: nhà quản lý lạc quan hoặc quá tự tin nhận ra rằng : chi phí phá sản dự kiến thấp hơn bởi vì họ đánh giá thấp khả năng vỡ nợ. do đó họ chon 1 mức nợ cao hơn và vô tình làm giảm nguồn vốn cho các mục tiêu chệch hướng tiềm năng. Cơ chế này gọi là “ hiệu ứng đòn bẩy”. điều này làm giảm bớt chi phí đại diện, tăng lợi ích từ tấm chắn thuế tới 1 mức tối ưu và do đó làm tăng giá trị công ty. Hay nói cách khác, lệch lạc vừa phải thì có lợi cho tài sản của cổ đông. Ngược lại, những lệch lạc cực đoan có thể gây hạ vì chúng có thể dẫn đến chi phí phá sản quá mức, làm giảm giá trị tích cực của chúng trong việc hạn chế mâu thuẫn đại diện.

Câu 3. Sự lạc quan và sự tự tin thái quá có thể được đo lường bằng các phương pháp thực nghiệm như sau: bảng 21.3.

Câu 4. Các cơ chế nội bộ có thể tạo thuận lợi cho các nhà quản lý lý trí trở nên lạc quan và tự tin thái quá:

Những lệch lạc trong quản lý trong một môi trường:

- Các nhà quản lý lệch lạc lựa chọn mức nợ cao hơn bởi vì cả nhà quản lý lạc quan và nhà quản lý tự tin thái quá đều tin rằng họ ít có khả năng bị kiệt quệ tài chính và đánh giá cao lợi ích của tấm chắn thuế. Một nhà quản lý lạc quan nghĩ rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn thực tế, do đó tin rằng công ty này ít có khả năng bị kiệt quệ tài chính. Trong khi một người quản lý quá tự tin lại đánh giá thấp rủi ro của công ty và vì vậy cũng đánh giá thấp khả năng phá sản. Kết quả là một nhà quản lý lạc quan và hoặc quá tự tin sẽ lựa chọn một mức nợ cáo hơn sơ với môt nhà quản lý lý trí. Cơ chế này tạo nên một hiệu ứng đòn bẩy của những lệch lạc trong quản lý. Mặc dù lựa chọn một mức nợ cao hơn nhưng một người quản lý quá tự tin vẫn nhận thấy vốn chủ sở hữu được định giá quá cao.

- Những nhà quản lý lệch lạc không nhất thiết phải tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng. Trong một môi trường đánh đổi thuần nhất khi giá trị công ty chỉ bao gồm các giá trị của tài sản không có đòn bẩy, lợi ích từ thuế và các chi phí phá sản, những lệch lạc trong quản lý dẫn đến những quyết định cấu trúc vốn sai lệch so với cấu trúc vốn

cấn bằng tối ưu giữa lợi ích từ thuế và các chi phí phả sản. Như vậy, những lệch lạc trong quản lý đã dẫn đến tổn hại đến tài sản cổ đông.

- Xem xét trên quan điểm gía trị cổ đông những nhà quản lý lệch lạc cũng có thể làm giảm giá trị của công ty do quyết định đầu tư không hiệu quả, nhà quản lý lạc quan có thể đầu tư vào những dự án có hiện giá thuần NPV âm. Nếu tài trợ bên ngoài được cho là quá tốn kém còn nguồn vốn nội bộ lại không có sẵn, các nhà quản lý lạc quan có thể từ chối không thực hiện các dự án có NPV dương. Nếu tài trợ nội bộ khả thi, các nhà quản lý lạc quan có thể thực hiện các dự án có NPV âm mà họ cho là hiệu quả.

-Mâu thuẫn lợi ích giữa các bên có quyền lợi:

Mâu thuẫn giữa người quản lý và cổ đông phát sinh khi người quản lý không sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị cổ đông mà sử dụng chúng cho các mục đích cá nhân hoặc các mục tiêu không có lợi cho cổ đông. Các khoản lỗ của cổ đông xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông được gọ là chi phí đạ diện.

-Mâu thuẫn giữa trái chủ và cổ đông:

Các đặc tính quản lý cũng có liên quan đến một mẫu thuẫn khác giữa các bên có quyền lợi, đó là mâu thuẫn giữa trái chủ và cổ đông. Mâu thuẫn này nảy sinh nếu công ty phát hành nợ có rủi ro và các nhà quản lý chỉ tập trung tối đa hóa giá trị của vốn chủ sở hữu thay vì giá trị của công ty.

-Những lệch lạc trong quản lý đã ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư dưới mức thông qua hai tác động đối lập: hiệu ứng thời gian làm giảm bớt vấn đề đầu tư dưới mức và hiệu ứng đòn bẩy là trầm trọng thêm vấn đề. Theo hiệu ứng thời gian, một nhà quản lý lệch lạc - lạc quan và/ hoặc quá tự tin - sẽ đầu tư sớm hơn so với nhà quản lý không lệch lạc. Có hai loại lệch lạc dẫn đến việc đầu tư sớm hơn, nghĩa là chi phí khác được bỏ qua, các nhà quản lý lệch lạc sẽ lựa chọn những chính sách đầu tư không hiệu quả và do đó làm giảm giá trị của cổ đông.

- Sự tước đoạt tài sản:

Hiện tượng này tạo thành một mâu thuẫn khác giữa trái chủ và cổ đông, chỉ khả năng của người quản lý trong việc tước đoạt một số tài sản của công ty để chi trả cổ tức cho cổ đông trong khi công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Câu 5: Những lợi thế và hạn chế của sự lạc quan và tự tin quá mức của nhà quản lí:

*Lợi thế:

-Nhà quản lí lạc quan hoặc quá tự tin thấy rằng chi phí phá sản dự kiến thấp hơn do họ đánh giá thấp khả năng vỡ nợ. Do đó, họ chọn một mức nợ cao hơn và vô tình làm giảm nguồn vốn cho các mục tiêu chệch hướng tiềm năng, gọi là “hiệu ứng đòn bẩy”; điều này giúp giảm bớt chi phí đại diện, tăng lợi ích từ thuế tới một mức tối ưu và do đó làm tăng giá trị công ty. Nói cách khác, lệch lạc vừa phải thì có lợi cho tài sản của cổ đông.(*).

*Hạn chế:

-Ngược lại với (*), những lệch lạc cực đoan có thể gây hại vì chúng có thể dẫn đến chi phí phá sản quá mức, làm giảm giá trị tích cực của chúng trong việc hạn chế mâu thuẫn đại diên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cả hai loại lệch lạc đều dẫn đến quyết đinh đầu tư sớm hơn, nghĩa là chi phí đầu tư sẽ tăng theo cách tính NPV; nếu các chi phí khác bỏ qua thì đây sẽ là chính sách đầu tư không hiệu quả và do đó làm giảm giá trị cố đông.

-Nà quản lí lệch lạc có thể làm giảm giá trị công ty do quyết định đầu tư không hiệu quả; nhà quản lí lạc quan có thể đầu tư vào những dự án mà NPV âm. Nếu tài trợ bên ngoài được cho là quá tốn kém còn nguồn vốn nội bộ thì không có sẵn, các nhà quản lí lạc quan có thể từ chối không thực hiện các dự án có NPV dương (Heaton ,2002); Hơn nữa, nếu nguồn vốn nội bộ khả thi, các nhà quản lí lạc quan có thể thực hiện các dự án có NPV âm mà họ cho là có hiệu quả (Gervias, Heaton, Odean, 2009).

-Theo Gramham (2000), nhà quản lí lạc quan sử dụng nợ không đúng mức so với lợi ích từ thuế nó mang lại , lợi ích từ thuế chưa được khia thác hết.

Chương 22:

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 39)