ĐẦU TƯ KHÁC
Câu 1. Tại sao các nhà quản lý doanh nghiệp quá tự tin khi họ đưa ra các quyết định hoạch định ngân sách vốn?
- Các quyết định hoạch định ngân sách vốn có thể phức tạp. Các nhà quản lý thường phải dự tính dòng tiền trong tương lai của các dự án có các kết quả không chắc chắn. Và con người thường quá tự tin vào những vấn đề khó khăn như thế.
- Các quyết định hoạch định ngân sách vốn không thích hợp cho việc học hỏi. Trong hầu hết các công ty, nhà quản lý không thường xuyên đối mặt với các quyết định đầu tư lớn, phải trải qua một thời gian dài trước khi biết được các kết quả của dự án, và thường nhận được những phản hồi không rõ ràng. Hơn nữa, các nhà quản lý thường cho rằng mọi tình huống đều là mới ở những góc độ khác nhau, điều này cho phép họ bỏ qua những thông tin phản hồi từ các quyết định ở quá khứ. Học hỏi kinh nghiệm là rất khó trong những tình huống này (Einhorn và Hogarth, 1978; Brehmer, 1980)
- Các nhà quản lý không thành công ít có khả năng duy trì công việc của họ và được thăng tiến. Những người thành công trở nên quá tự tin do lệch lạc khi đánh giá cao chính mình . Và hầu hết, mọi người đánh giá quá cao mức độ đóng góp của bản thân cho những thành công của mình (Miller và Ross, 1975; Langer và Roth, 1975; Nisbett và Ross, 1980). Lệch lạc khi tự đánh giá cao chính mình là nguyên nhân khiến các nhà quản lý thành công quá tự tin (Daniel, Hirshleifer, và Subrahmanyam, 1998; Gervais và Odean, 2001).
- Các nhà quản lý quá tự tin hơn so với người bình thường nói chung bởi vì sự lệch lạc trong việc lựa chọn. Những người quá tự tin và lạc quan về triển vọng tương lai như các nhà quản lý có nhiều khả năng ứng cử vào các công việc này. Hơn nữa, như Goel và Thakor (2008) cho thấy, các công ty có thể đã lựa chọn và thăng chức
trên nền tảng của sự quá tự tin, vì các cá nhân quá tự tin có nhiều khả năng tạo ra những kết quả rất tốt trong quá khứ. Gervais, Heaton, và Odean (2009) đã lập luận rằng các nhà quản lý quá tự tin có thể dễ dàng có động lực hơn so với các nhà quản lý và công ty sẽ sẵn sàng thuê họ hơn.
Câu 2. Giải thích tại sao sự quá tự tin và quá lạc quan của nhà quản lý đều dẫn đến đầu tư quá mức trong hoạch định ngân sách vốn.
Mặc dù thực tế là sự quá tự tin và sự lạc quan có khác biệt về mặt ngữ nghĩa, song hai dạng lệch lạc này thường được sử dụng với nghĩa tương đương nhau trong các tài liệu tài chính. Trong bối cảnh hoạch định ngân sách vốn, điều này lại càng hợp lý, vì chỉ có các thông tin dẫn đến các khoản đầu tư mới mới có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
Theo Larrick, Burson và Soll (2007), khi các cá nhân phải đối mặt với một nhiệm vụ tương đối khó khăn, mức độ quá tự tin của họ tương quan cao với suy nghĩ cho rằng họ làm tốt hơn mức trung bình. Nghĩa là đối với những nhiệm vụ như vậy, sự quá tự tin có thể được xem như là việc đánh giá quá cao kỹ năng của một người. Vì vậy, sự quá tự tin của nhà quản lý được mô phỏng như là xu hướng họ ước lượng quá cao kỹ năng của bản thân. Khi nhà quản lý ước lượng quá cao mức độ chính xác của thông tin mà anh ta có và đặt tỷ trọng quá lớn vào đó, anh ta sẽ ước lượng quá cao dòng tiền tương lai của dự án (so với người quản lý hợp lý), từ đó dẫn đến đầu tư quá mức vào dự án.
Ngoài ra, sự quá tự tin và sự lạc quan của nhà quản lý dẫn đến đầu tư quá mức không chỉ thông qua việc thổi phồng các dòng tiền mà còn thông qua một kênh khác là xu hướng các nhà quản lý đánh giá thấp chi phí của các dự án cũng như thời gian hoàn thành dự án. Theo Buehler, Griffin, và Ross (1994, 2002), các cá nhân thường đánh giá thấp một cách hệ thống thời gian hoàn thành một công việc. Đối với các nhà quản lý, sai lầm này trong việc lập kế hoạch sẽ làm giảm giá trị dự án và giá trị công ty vì 2 lý do. Thứ nhất, chi phí của dự án cao hơn bởi vì một số các chi phí tỷ lệ thuận với thời gian hoàn thành. Thứ hai, việc hoàn thành chậm có nghĩa là dòng tiên dương đến
từ các hoạt động của dự án cũng bị chậm trễ, và vì vậy giá trị chiết khấu của chúng ta sẽ ít hơn giá trị dự tính ban đầu của người quản lý.
Câu 3: Các phương pháp thực nghiệm nào được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường mức độ quá tự tin của nhà quản lý?
Cách 1: Malmendier và Tate (2005a, 2008) sử dụng dữ liệu cổ phiếu, quyền chọn cổ phiếu và lựa chọn dữ liệu cổ phiếu để làm đại diện cho sự tự tin thái quá của nhà quản trị. Các tác giả phân loại các CEO là quá tự tin khi họ tiếp tục nắm giữ các quyền chọn cổ phiếu sau thời gian thực hiện tối ưu, và khi họ gia tăng độ nhạy cảm đối với rủi ro đặc trưng của công ty bằng cách thường xuyên mua lại cổ phiếu của công ty.
Cách 2 cũng có thể được cho là của Malmendier và Tate (2005b, 2008). Các tác giả xem xét các bài viết về các CEO trên ấn phẩm nổi tiếng (The Economist, Bussiness Week, và The New York) để suy ra liệu CEO có quá tự tin không. Họ so sánh số lượng các bài báo miêu tả một giám đốc điều hành như là "tự tin" hay "lạc quan" so với các bài báo miêu tả một CEO đó là "thận trọng", "bảo thủ", "không tự tin" hoặc "không lạc quan". Các tác giả phân loại một giám đốc điều hành là quá tự tin trong một năm khi các bài viết về CEO đó thuộc nhóm đầu vượt quá số bài viết thuộc nhóm sau trong năm đó.
Cách 3: Ben-David và cộng sự (2008), Sautner và Weber (2009) xây dựng và tiến hành các cuộc khảo sát từ đó suy ra những đặc điểm hành vi của người trả lời. Chẳng hạn, Ben-David và cộng sự thăm dò ý kiến của các nhà quản lý tài chính cấp cao (phần lớn là CFO) với một loạt các câu hỏi về phân bố các dự báo tỷ suất sinh lợi của họ đối với chỉ số S&P500. Các tác giả này giải thích sự phân bố hẹp như là một dấu hiệu của sự tự tin quá mức và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao như là một dấu hiệu của sự lạc quan.
Cách 4: Lin, Hu và Chen (2005) ước lượng sự tự tin quá mức của các nhà quản lý bằng cách sử dụng dữ liệu về dự báo của họ về thu nhập của công ty. Họ suy ra rằng một CEO là quá tự tin khi ông ta có xu hướng phóng đại dự báo thu nhập của công
ty, sau khi kiểm soát những động cơ kinh tế để thổi phồng những côn số đó của CEO này.
Câu 4:
Giải thích cách kiểm định tác động của sự quá tự tin của nhà quản lý lên độ nhạy của các chiến lược đầu tư từ dòng tiền của công ty và thảo luận kết quả đạt được.
Malmendier và Tate (2005a) đã thực hiện một loạt các phép hồi quy của đầu tư đối với các biến khác nhau đã biết trước để giải thích cho những quyết định đầu tư của các công ty bao gồm Tobin's Q và dòng tiền. Để kiểm định dự đoán cho rằng mức độ quá tự tin của CEO làm gia tăng sự ảnh hưởng của dòng tiền lên đầu tư, họ đã đưa thêm một thành phần tương tác giữa dòng tiền và thước đo mức độ quá tự tin của CEO vào trong hồi quy.
Kết quả của họ khẳng định những kết quả nghiên cứu hiện hữu về độ nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền (các doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn và phụ thuộc ít hơn vào việc vay nợ có xu hướng đầu tư nhiều hơn các công ty khác); các hệ số của dòng tiền thì dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả của họ cũng chỉ ra rằng, như dự đoán của Heaton (2002), sự tác động ngược lại của đầu tư lên dòng tiền ở các CEO quá tự tin cũng mạnh hơn. Trong tất cả các hồi quy của họ, hệ số của thành phần tương tác này thì dương và có ý nghĩa thống kê.
Để cải tiến các thử nghiệm bằng mô hình Heaton (2002), Malmendier và Tate (2005a) kiểm điịnh dự đoán cho rằng các công ty bị hạn chế tài chính sẽ bị ảnh hưởng từ sự quá tự tin của các CEO nhiều hơn so với các công ty khác. Sau khi phân loại mẫu các công ty theo thước đo hạn chế tài chính của Kaplan và Zingales's (1997), Malmendier và Tate khẳng định tác động của sự tự tin quá mức của CEO lên mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền bị giới hạn ở những công ty gặp khó khăn trong việ tiếp cận thị trường vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Một số tác giả khác đã xác nhận kết quả của Malmendier và Tate (2005a) (phần thảo luận)
- Campbell, Johnson, Rutherford, và Stanley (2009) sử dụng dữ liệu đầu tư của công ty để làm đại diện cho sự quá tự tin của CEO.
- Malmendier và Tate (2005b), Lin và cộng sự (2005) sử dụng một chiến lược hồi quy tương tự với các thước đo khác về sự quá tự tin của CEO, và đã xác nhận rằng độ nhạy cảm của đầu tư đối với dòng tiền trở nên mạnh mẽ hơn cùng với sự tự tin quá mức của CEO.
- Glaser, Schafers, và Weber (2008) mở rộng nghiên cứu của Malmendier và Tate (2005a) với một tập hợp lớn hơn những người ra quyết định trong công ty, bao gồm các giám đốc tài chính và các thành viên của ban điều hành và ban kiếm soát. Bên cạnh việc xác nhận kết quả của Malmendier và Tate về tác động của sự quá tự tin của CEO lên đầu tư, Glaser và cộng sự cũng tìm thấy rằng sự quá tự tin của CFO có ít hoặc không có ảnh hưởng đến đầu tư, nhưng sự tự tin thái quá của ban điều hành đóng góp một phần vào sự ảnh hưởng của sự quá tự tin lên hoạt động đầu tư.
- Ben-David và cộng sự (2008) tuy không nói về độ nhạy cảm của dòng tiền đối với đầu tư, nhưng họ chỉ ra rằng các công ty mà giám đốc tài chính đánh giá quá cao khả năng của họ trong việc dự đoán tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500 thì có chi tiêu vốn cao hơn 8% so với các công ty trung bình. Kết quả cũng cho thấy chỉ có sự quá tự tin trong phân phối tỷ suất sinh lợi trong dài hạn (tỷ suất sinh lợi 10 năm), chứ không phải sjw quá tự tin về phân phối tỷ suất sinh lợi trong ngắn hạn (tỷ suất sinh lợi 1 năm), mới giải thích được mức độ chi tiêu vốn, mà phần lớn những chi tiêu này là những khoản đầu tư dài hạn.
Câu 5.
Giải thích cách thức sự quá tự tin của nhà quản lý có thể mang lại hiệu quả khi doanh nghiệp cung cấp các quyền lợi hợp đồng cho nhà quản lý.
Trong những nghiên cứu của Goel và Thakor (2008) và Gervais và cộng sự (2009), các cổ đông trung lập về rủi ro của công ty thuê một quản lý sợ rủi ro để đại diện cho cổ đông đưa ra quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến hai kết quả chính. Đầu tiên, sự quá tự tin của nhà quản lý sẽ làm giảm rủi ro đạo đức mà tâm lý sợ rủi ro của họ tạo ra. Nghĩa là, tâm lý sợ rủi ro của nhà quản lý khiến họ đưa ra các quyết định đầu tư quá thận trọng (vì quá thận trọng nên không thể tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông), nhưng sự quá tự tin lại bù đắp một cách tự nhiên cho điều này bằng cách làm cho
người quản lý nghĩ rằng thông tin và kĩ năng của mình có thể giúp họ kiểm soát rủi ro tốt hơn thực tế. Kết quả chính thứ hai thu được từ quan sát này và từ các thỏa thuận chia sẻ rủi ro tối ưu. Khi các quyền lợi hợp đồng phải đi kèm với sự chuyển giao rủi ro từ các công ty trung lập rủi ro sang người quản lý sợ rủi ro, chúng sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn nếu các nhà quản lý ngại rủi ro này có thể cam kết một chiến lược đầu tư càng gần với việc thỏa mãn những điều kiện hiệu quả càng tốt.
Chương 23: