ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ QUÁ TỰ TIN TRONG VIỆC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 27)

TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH

Câu 1: ai thuyết trình chương 9, giúp nhóm mình giải cho các bạn trong GĐ nhen^^

Câu 2: A: P= 100 – q B: P=150 – 2q a. A: qA = 100 – p B: qB = 75 – ½ p Tại mức giá $50, qA = 50; qB = 75 – ½ *50 =50 b. Nếu giá chỉ còn $30, qA = 70 ; qB = 60

Cả 2 nhà đầu tư sẽ gia tăng việc nắm giữ bởi vì lúc này giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá trị nội tại.

c. Mức thay đổi của cầu theo giá: q’A = -1; q’B = -1/2

Tức là khi giá tăng (giảm) 1 đơn vị thì cầu cổ phiếu của nhà đầu tư A giảm (tăng) 1 đv; còn khi giá tăng (giảm) 1 đơn vị thì cầu cổ phiếu của nhà đầu tư B giảm (tăng) ½ đơn vị. Như vậy, với sự thay đổi của giá, thì nhà đầu tư A phản ứng 1 cách mạnh mẽ hơn nhà đầu tư B, nên nhà đầu tư A tự tin hơn nhà đầu tư B.

Câu 3. Thảo luận những bằng chứng (sử dụng dữ liệu thị trường, dữ liệu khảo sát, dữ liệu từ thí nghiệm) ủng hộ mối quan hệ giữa quá tự tin, hoạt động giao dịch, và hiệu quả của danh mục.

Bằng chứng thực tế: Barber và Terrance Odean đã tiến hành 1 cuộc điều tra với mục tiêu xem xét liệu các giao dịch của những nhà đầu tư này có hợp lý hay không, xét theo góc độ các quyết định giao dịch này có giúp nhà đầu tư cải thiện hiệu quả đầu tư trong danh mục của mình?

Và kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, giao dịch tăng thêm chỉ dẫn đến một sự gia tăng rất nhỏ trong lợi nhuận gộp trong khi lợi nhuận ròng thì giảm sút => các giao dịch không dựa trên cơ sở thông tin quan trọng, mà thường bị ảnh hưởng bởi sai lệch thông tin => hoài nghi: Sự quá tự tin là thủ phạm.

Bằng chứng từ khảo sát và thực nghiệm:

-Markus Glaser và Martin Weber kết hợp các dữ liệu tự nhiên với thông tin suy luận ra từ khảo sát

 Không có những bằng chứng chắc chắn cho thấy những người phụ thuộc vào hiệu ứng “tốt hơn trung bình” tiến hành giao dịch nhiều hơn, nhưng có 1 ít bằng chứng tương ứng đối với những người tự tin nhất dựa trên các bài kiểm tra “ước lượng sai”.

-Mark Grinblatt và Matti Keloharju điều tra xem liệu hoạt động giao dịch, dựa trên 1 nguồn dữ liệu toàn diện về giao dịch cổ phiếu ở Phần Lan, có liên quan với sự quá tự tin và xu hướng tìm kiếm cảm giác hay không?

=> Hoạt động giao dịch có tương quan dương với cả sự quá tự tin và xu hướng tìm kiếm cảm giác.

-Bruno Biais, Denis Hilton, Karine Mazuier và Sebastien Pouget xem xét tầm ảnh hưởng của 2 đặc điểm tâm lý học-quá tự tin và tự kiểm soát.

=> Sự quá tự tin không dẫn đến sự tăng có ý nghĩa trong cường độ giao dịch, nhưng nó dẫn đến sự giảm sút đáng kể trong lợi nhuận. Sự tự kiểm soát cao, ngược lại, mang lại lợi nhuận giao dịch tương đối cao hơn.

Câu 4. Đâu là bằng chứng mọi người không đa dạng hóa đủ? Tại sao nó xảy ra? Đâu là cách đơn giản nhất để mua 1 danh mục vốn cổ phần được đa dạng hóa ở mức cao?

Bằng chứng: trong 1 cuộc nghiên cứu xem xét tập hợp danh mục đầu tư của hơn 3,000 nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ. Hầu hết không nắm giữ cổ phiếu nào. Tác giả nhận thấy rằng số lượng mã chứng khoán trung vị trong danh mục đầu tư của họ chỉ là 1. Và chỉ có khoảng 5% các nhà đầu tư nắm giữ 10 cổ phiếu trở lên. Hầu hết các nhà đầu tư cá nhân có mức đa dạng hóa danh mục thấp.

-Đa dạng hóa thấp gia tăng cùng thu nhập, tài sản và độ tuổi. -Những người giao dịch nhiều nhất và những người quá tự tin.

-Nhạy cảm với khuynh hướng giá cả và bị ảnh hưởng bởi ưu tiên sân nhà.

Để mua 1 danh mục vốn cổ phần được đa dạng hóa ở mức cao: họ phải nắm giữ hơn 10 loại cổ phần khác nhau ( tốt nhất là trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau).

Câu 5. Nghiên cứu cho thấy rằng những nhà dự báo thị trường chứng khoán cũng tỏ ra quá tự tin. Họ có nhận thức được sai lầm của họ không? Thảo luận vấn đề này.

Một lợi thế của việc xem xét các chuyên gia là họ thường có những dự báo công bố. Điều này dẫn đến nghi vấn: có phải những chuyên gia nhận thức được từ sai lầm và cải thiện khả năng hiểu biết của họ qua thời gian? Sự thay đổi của sự quá tự tin rõ ràng là 1 nhân tố quan trọng. Trong 1 nghiên cứu đa thời kì của Simon Gervais và Odean,

những thành công trong quá khứ, thông qua cơ chế lệch lạc tự quy kết, làm tăng sự quá tự tin, trong khi những sai lầm trong quá khứ có khuynh hướng làm giảm tầm quan trọng. Như vậy, họ nhận thức được sai lầm của mình nhựng có 1 sự đánh giá không công bằng khi nhớ về thành công và thất bại trong quá khứ. Và những bài học kinh nghiệm cũng sẽ chỉ cho họ thấy điều gì là đúng,

Chương 15:

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 27)