QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 51)

Câu 1: Vấn đề cơ bản đối với các lý thuyết mô tả chẳng hạn lý thuyết hiệu ứng khách hàng và lý thuyết vòng đời là gì?

Lý thuyết hiệu ứng khách hàng cho rằng các nhà đầu tư có thể có nhiều lý do khác nhau đểthích cổ tức, các đặc điểm tổ chức là những yêu cầu bắt buộc hoặc sự khác biệtvề thuế, hoặc từ sự thích mang tính hành vi, thếnhưng cung cấp cho chúng ta ít hiểu biết về động cơ tại sao công ty trả cổ tức.Lý thuyết vòng đờiliên quan đến việc chi trả cổ tức theovòng đời doanh nghiệp, như nhiều tác giả đã nhận định rằng những công tytrưởng thành với dòng tiền bền vững thì sẽ bắt đầu phân phối cổ tức . Tuy nhiên,lý thuyết này cũng không giải thích tại sao những công ty trưởng thành chọn giải phápchi trả cổ tức mà không mua lại cổ phiếu.

Tóm lại, những lý thuyết mô tả (chẳng hạn lý thuyết hiệu ứng khách hàng và lý thuyết vòng đời) chỉ mô tả công ty chi trả cổ tức như thế nào và đặc điểm của nhà đầu tư màkhông cung cấp, làm rõ về lý do mà công ty lại trả cổ tức hoặc tại sao những nhà đầu tư lại thích chúng.

Câu 2:

Thách thức 1: Muốn kiểm định thực nghiệm về lý do tại sao chi trả cổ tức,thiết nghĩ chỉ có thể dùng 1 trong 2 cách sau:

- Một, tiến hành phỏng vấn, hoặc điều tra qua bảng câu hỏi với nhà quản lý các công ty có chi trả cổ tức. Như vậy, có thể biết động cơ mà các công ty này chi trả cổ tức. Nhưng liệu những tiết lộ của những nhà quản lý này có đúng sự thật không? Rất khó để xác nhận được có bao nhiêu phần trăm sự thật việc họ trả lời những câu như: công ty chi trả cổ tức để tuân theo quán tính hay vì sợ thị trường sẽ phản ứng tiêu cực ... (những ý có thể làm người phỏng vấn đưa ra kết luận không xác đáng chi trả cổ tức và qui tắc xã hội).

- Hai, nếu không tiến hành phỏng vấn, có thể quan sát các dấu hiệu về yếu tố kinh tế (lý do kinh tế) như giai đoạn trong vòng đời công ty, lượng tiền mặt, cơ hội đầu tư,... Nếu công ty không bị tác động bởi các lý do kinh tế mà đáng lẽ nếu có công ty phải chi trả cổ tức, mà công ty vẫn chi trả cổ tức thì sự tồn tại qui tắc xã hội là hợp lý. Nhưng vân đề là liệu có chắc chắn rằng chúng ta đã khảo sát tất cả lý do kinh tế, để đảm bảo rằng nếu chi trả cổ tức thì phải vì qui tắc xã hội. Chính vì vậy, thật khó để tách biệt được quyết định chi trả cổ tức là do lý do kinh tế hay qui tắc xã hội.

Thách thức 2: Xét công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong trường hợp này, nếu xét thấy công ty tiến hành chia cổ tức thì có khả năng đây là một quy tắc mang tính quán tính nếu trước đây công ty cũng chia cổ tức. Tuy nhiên, tại sao công ty lại chia cổ tức trong giai đoạn này, khi mà đáng lý ra công ty cần giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư? Liệu đây có phải đơn thuần là một hành vi truyền tải thông tin nào mà công ty muốn đến thị trường, hay đây thật sự là một hành vi mang tính xã hội?

Thách thức 3: Xem xét mục đích của nhà đầu tư khi yêu cầu công ty chi trả cổ tức. Theo như các lý thuyết dựa vào tính chất xã hội, cổ tức trở thành dấu hiệu bền vững của công ty và là công cụ định giá của các nhà đầu tư, vì vậy nhà đầu tư có nhu cầu về cổ tức và gây áp lực cho công ty phải chi trả nó. Tuy vậy, cũng có khả năng các nhà đầu tư yêu cầu chi trả cổ tức vì những lý do khác như để có dòng thu nhập ổn định, tránh chi tiêu quá lố do việc bán cổ phiếu... Do đó đây cũng là một thách thức cho việc tìm hiểu liệu đây có phải là qui tắc xã hội hay không.

Thách thức 4: Như những kiểm định thực nghiệm khác, kiểm định thực nghiệm chi trả cổ tức cũng vấp phải trở ngại về thời gian, không gian mẫu khảo sát. Bằng chứng của những kiểm định này cần sự đứng vững trong những thời gian, không gian khác nhau trước khi nhận được sự ủng hộ của công đồng nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, chi trả cổ tức là một phong tục thật khó để hoài nghi, phủ nhận. Cả 2 nhánh giải thích lý do chi trả cổ tức dù theo lối mô tả qua các mô hình tài chính hiện đại hay tài chính hành vi đều thống nhất xem cổ tức là kết quả của quá trình mang tính xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đồng thời, cổ tức từ lâu đã được xem là một chỉ tiêu để định giá, để so sánh theo PP định giá Gordon, nên tính

chất xã hội của nó là rất có thể.Những thách thức này chỉ là những động lực để mở đường cho những nghiên cứu mới, hơn là việc đóng vai “chướng ngại vật”.

Câu 3

Các lý thuyết về lệch lạc quản lý không giải thích được câu đố cổ tức . Những lý thuyết này chỉ giải thích tại sao một công ty chi trả cổ tức nhiều hơn những công ty khác và lý do tại sao một công ty tránh chi trả cổ tức .Những lý thuyết này không giải thích và không cố gắng để giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư thích cổ tức và chi trả cổ tức là phổ biến .Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này , có 3 xu hướng tiêu biểu :

• Nhà quản lý lạc quan chi trả cổ tức ít hoặc xác xuất chi trả thấp : Cordeiro (2009) ủng hộ cho giả thuyết về những nhà quản lý luôn lạc quan về dòng tiền công ty thì ít khả năng chi trả cổ tức ; Deshmukh , Goel,Howe (2009) nhận định mức độ chi trả cổ tức thấp hơn đối với những nhà quản lý lạc quan .

• Nhà quản lý lạc quan về tương lai thì phân phối cổ tức lớn hơn : Bouwman (2009)

• Không có bằng chứng cho thấy rằng giám đốc tài chính quá tự tin thì chi trả cổ tức ít : Ben Dvid , graham , Harvey (2009) .

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu xem xét phản ứng của thị trường đối với sự gia tăng cổ tức của các CEO .

• Bouwman (2009), cho rằng nếu kiểm soát những thay đổi bất thường trong thu nhập và những thay đổi cổ tức thì thị trường sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với sự thay đổi cổ tức của những nhà quản lý lạc quan.

• Deshmukh , và cộng sự nhận thấy phản ứng thị trường đối với sự thông báo gia tăng cổ tức từ những CEO lạc quan thì ít tích cực hơn CEO kém lạc quan .

Câu 4:

Những khó khăn về măt thực nghiệm trong việc kiểm định các lý thuyết “thích sự chắc chắn”, “tự kiểm soát” , và “tính toán bất hợp lý” là :

Có một số bằng chứng thực nghiệm giữa lệch lạc quản lý và chi trả cổ tức , đề suất rằng cổ tức là một quá trình mang tính xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp và các

nhà đầu tư . Hai tranh luận đã được đưa ra : thứ nhất là trong số những công ty trưởng thành thì cổ tức đã tạo thành một quy tắc xã hội , nó như một hành động không có mục đích . Thứ hai là cổ tức không chuyển tải thông tin về tương lai ( như nghiên cứu thực nghiệm mở rộng đã cho thấy ) . Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm định về đo lường và định hướng, thiếu tính tổng thể- xem xét dựa trên một nhóm các tông ty đai diện .

Bên cạnh đó việc kiểm định những lệch lạc hành vi nêu trên trong thực tế phải đối mặt với khó khăn thay đổi nhu cầu cổ tức của nhà đầu tư theo thời gian – đôi khi cho kết quả đối lập với kết luận nhà đầu tư thích chi trả cổ tức ( điều mà 3 lý thuyết trên cần làm sang tỏ ).

Những lý thuyết này giải thích lý do cơ bản nhà đầu tư thích cổ tức.Trong các những lý thuyết này nhà đầu tư không hành xử một cách tối ưu như theo mô hình tân cổ điển.Trong lý thuyết ưu thích sự chắc chắn , các nhà đầu tư không hiểu rằng cổ tức giống như là giá trị lợi nhuận do đầu tư của họ trong kỳ .Trong lý thuyết tự kiểm soát, nếu không có cổ tức nhà đầu tư phải bán cổ phiếu và sử dụng số tiến có được cho tiêu dùng , cổ tức giúp nhà đầu tư tránh hối tiếc sau này do việc tiêu sài quá mức của họ .Đối với thuyết tính toán bất hợp lý ,các nhà đầu tư thích cổ tức hơn bởi vì sự hữu ích của một khoản tiền lớn ít hơn từ một chuỗi các thu nhập nhỏ dựa trên tranh luận về lý thuyết triển vọng .Thách thức thực nghiệm trong thử nghiệm các giả thuyết này là đòi hỏi phải xác định chính xác quá trình tinh thần mà các nhà đầu tư trải để hiểu nguồn gốc của nhu cầu cổ tức.Điều này thường chỉ khả thi trong một phòng thí nghiệm nhưng khó có thể thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu sẵn có , ví dụ, đi vào quá trình suy nghĩ của nhà đầu tư là rất khó khăn.

Câu 5:

Thứ nhất, theo Grullon và cộng sự 2002, cố tức sẽ phát tín hiệu về sự trưởng thành của công ty hơn là tín hiệu lợi nhuận tương lai. Benartzi và cộng sự (1997), Grullon và cộng sự (2002) và Grullon và cộng sự (2005) cũng nhận thấy rằng không có mối liên hệ giữa sự thay đổi cổ tức và thu nhập hoặc tình hình kinh doanh tương lại. Thêm vào đó DeAngelo và cộng sự 1996, gia tăng cổ tức không dự báo cho sự gia tăng thu nhập,

các tác giả cho rằng cổ tức có thể chỉ là sự lạc quan về thu nhập tương lai mà thôi. Từ các lý thuyết này ta có thể thấy rằng thực sự cổ tức không có khả năng dự báo thu nhập trong tương lai.

Thứ hai, mặc dù cổ tức không chuyển tải thông tin về tương lai (như nghiên cứu thực nghiệm mở rộng đã cho thấy) nhưng các nhà đầu tư gây áp lực lên công ty phải trả cổ tức cho họ bởi vì chúng được sử dụng như là một công cụ định giá truyền thống. Frankurter và Wood, 1997 cũng cho rằng khi cổ tức trở thành công cụ chi trả thông dụng, thì việc trả cổ tức sẽ thành chỉ tiêu có tính xã hội, đặt áp lực những người quản lý trong việc tuân thủ nó. Để là một công cụ hưu hiệu cho việc định giá dựa trên các mô hình như mô hình Gordon (1959, 1962), các công ty nên duy trì việc chi trả cô tức Vì vậy dưới áp lực của các nhà đầu tư các nhà quản lý phải tuân thủ việc chi trả cổ tức như là một công cụ cho việc định giá

Thứ ba, giả thiết tiêu chuẩn định giá cho rằng những công ty quản lý cổ tức của ho để giúp các nhà đầu tư định giá dòng tiền của chúng và làm cho chúng có thể so sánh được với những công ty khác, thường trong cùng ngành.Theo Graham, Dodd và Cottle, 1943, Gordon 1959; Baskin 1988, Tỷ suất cổ tức (tỷ lệ cổ tức hằng năm trên một cổ phiếu chia cho giá cổ phiếu) là tiêu chuẩn để định giá, nghĩa là, một chỉ báo của giá trị. (Brennan, Chordia và Subrahmanyam (1998) trình bày các ủng hộ thực nghiệm tỷ suất cổ tức có thể được sử dụng như là nhân tố trong mô hình định giá tài sản. Bên cạnh đó, Gemmilll (2005) cũng chỉ ra rằng những cổ phiếu chia cổ tức được giao dịch ở mức giá khác với những cổ phiếu không chi trả cổ tức. Kết luận từ các giả thuyết này, mặc dù việc bắt đầu chia cổ tức không tiên đoán được sự thay đổi trong hiệu quả hoạt động nhưng nó có thể chuyển tải thông tin về việc định dưới giá công ty. Do đó, tiêu chuẩn định giá vẫn có thế có hiệu lực ngay cả khi cổ tức không có khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải bài tập tài chính hành vi (Trang 51)