Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
723,25 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Bài giảng NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU ThS. Lê Thị Thanh Ngà 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU (Contrastive linguistics) I. Khái quát chung về ngôn ngữ học đối chiếu 1. Đối chiếu là gì? Trong nhiều nghĩa thường dùng, hai từ “so sánh” và “đối chiếu” không khác nhau nhiều về ý nghĩa. “So sánh” là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất. “Đối chiếu” là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Thuật ngữ “đối chiếu, đối sánh” thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc đồng đại. 2. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? Như chúng ta đã biết, Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ cụ thể nói riêng. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên sử dụng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng nhằm phục vụ cho những mục đích lý luận và thực tiễn. 3. Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong hệ thống các bộ môn ngôn ngữ học Ngôn ngữ học NNH mô tả NNH so sánh NNH đại cương NNHSSLS NNHKV LHH PN NNHĐC Ngôn ngữ học Nghiên cứu so sánh Ngôn ngữ học 3 4. Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu 4.1. Đối với ngôn ngữ học đại cương Nhờ kết quả của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học đại cương trong nhiều trường hợp có thể điều chỉnh, bổ sung và kiểm chứng các khái niệm, phạm trù VD: phạm trù loại trong lịch sử nghiên cứu của ngôn ngữ học đối chiếu cho rằng phạm trù này đồng nhất với phạm trù logic ví như danh từ đồng nhất với phạm trù sự vật, động từ đồng nhất với phạm trù hành động Có thời kỳ, đồng nhất phạm trù này với phạm trù hình thái Có sự nhầm lẫn như vậy là vì tại từng thời kỳ các cứ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu chỉ khái quát hoá nên được những kết luận như vậy. 4.2. Đối với ngôn ngữ học mô tả Ngôn ngữ học mô tả có nhiệm vụ là nghiên cứu cấu trúc hệ thống của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng nhất định đối với ngôn ngữ học mô tả: - Cung cấp cứ liệu cần thiết cho ngôn ngữ học mô tả. - Kiểm định xem sự mô tả có chính xác hay không? Ví dụ những cứ liệu đối chiếu cho thấy trong các ngôn ngữ đơn lập, nhiều ngôn ngữ có thanh điệu nên khi ta được nghe một ngôn ngữ nào đó mới lạ, ta có thể pháp đoán ngôn ngữ đó có thanh điệu hay không? 4.3. Đối với loại hình học Nhiệm vụ của loại hình học là so sánh đối chiếu ngôn ngữ để phân loại về mặt loại hình còn ngôn ngữ học đối chiếu không có nhiệm vụ như vậy, nhưng trong nhiều trường hợp, các cứ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu cho phép kiểm chứng, bổ sung, làm sáng tỏ hơn những đặc điểm của loại hình học. Ví dụ nghiên cứu loại hình âm tiết của TV trong đối chiếu với ngôn ngữ châu Âu. Dù mục đích phải là phân loại loại hình học nhưng vẫn phải so sánh TV với ngôn ngữ châu Âu để nghiên cứu và đưa ra kết luận. 4.4. Đối với dịch thuật Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp những cơ sở dữ liệu về đối chiếu, những hiểu biết về mối quan hệ giữa tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ, những phương pháp, thủ pháp để chuyển đơn vị của ngôn ngữ này thành dạng thức tương đương trong ngôn ngữ khác. Mỗi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu là mối quan hệ tự nhiên. Dịch thuật tìm kiếm và xác lập mối quan hệ chuyển dịch đơn vị văn bản ở ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác. Dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu cùng làm việc với hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếu cũng dựa vào các cứ liệu dịch thuật để đối chiếu. 4.5. Đối với dạy học ngoại ngữ 4 Ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng giúp người dạy và học ngoại ngữ dễ dàng hơn trong việc định hướng giáo trình, giáo án, SGK, từ đó giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, NNHĐC còn giúp cho việc biên soạn từ điển đặc biệt là từ điển song ngữ. Nhờ có kiến thức của ngôn ngữ học đối chiếu, có thể phân tích, nhận diện và đề ra cách sửa chữa những lỗi mà người học ngoại ngữ thường gặp. Có hai loại lỗi: - Lỗi giao thoa (liên ngôn): interlingual error: người học ngoại ngữ đối chiếu tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ và áp dụng nó vào ngoại ngữ hai, tạo nhiều lỗi liên ngôn. - Lỗi nội ngôn (intralingual error) do chưa nắm vững cấu trúc hay từ vựng của ngoại ngữ. II. Sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu 1. Khái quát về sự ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là từ những năm 70 trở lại đây. Có hàng loạt nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau: 1.1. Nguyên nhân xã hội (nguyên nhân bên ngoài): Sự phát hiện ra các vùng đất mới, cộng đồng người mới, nhiều quốc gia độc lập được hình thành và đi kèm theo là nhiều ngôn ngữ mới được phát hiện. Lượng thông tin văn hoá và sự giao lưu của các nền văn minh, văn hoá thành văn tăng lên với tốc độ đáng kể. Điều này đưa đến đòi hỏi to lớn của việc dạy và học ngoại ngữ, của việc giải quyết tình trạng song ngữ, việc xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết công việc dịch thuật và hàng loạt công việc thực tế ngôn ngữ khác. 1.2. Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học (nguyên nhân bên trong) Khả năng to lớn của con người nói chung và các nhà ngôn ngữ học nói riêng đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau, tìm hiểu, giải quyết nó theo những mục đích, định hướng xác định. Các phân tích, lý giải “đơn ngữ luận”, dù đạt nhiều thành tựu to lớn, vẫn không thể tiến xa hơn nếu không phát triển các nghiên cứu lý luận “đa ngữ luận”, một hướng nghiên cứu lý giải có sức bao quát sâu rộng hơn nhiều. Nhu cầu kết hợp của những nghiên cứu lý luận và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học. Chính những nguyên nhân và cũng là những đòi hỏi chính yếu chỉ ra trên đây đã tạo ra những tiền đề thực tế cho sự ra đời và phát triển của 5 ngôn ngữ học đối chiếu. 2. Các thời kỳ phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể chia thành ba thời kỳ phát triển với những đặc điểm sau: 2.1. Thời kỳ đầu Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử ra đời và phát triển tập trung vào thế kỷ XIX nhưng thời kỳ đầu của ngôn ngữ học đối chiêú được coi là bắt đầu từ khoảng thế kỷ XIV và kết thúc vào khoảng thế kỷ XIX khi ngôn ngữ học so sánh-lịch sử ra đời. Thời kỳ này nghiên cứu chủ yếu: từ điển, các bộ sưu tập ngôn ngữ và một số công trình có định hướng so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Về từ điển đối chiếu: từ điển song, đa ngữ bắt đầu được biên soạn. Ví dụ: năm 1520, cuốn từ điển đối chiếu 7 ngữ của Capelimo (người ý), năm 138 Giextne (Thuỵ Sĩ) soạn từ điển 12 ngữ. Ngoài ra các bộ sưu tập đối chiếu ngôn ngữ: có một số bộ sưu tập ngữ liệu, có một số bộ còn so sánh giữa một số ngôn ngữ. Ví dụ: năm 1554, Caninurse: so sánh ngôn ngữ chính của họ Smith, năm 1564, Henry II phát triển công trình: “Sự khác biệt giữa tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp” Trong lĩnh vực ngữ pháp, có nhiều công trình đề cập đến so sánh đối chiếu ngôn ngữ như ngữ pháp phổ quát và duy lý của Port-Royal (1660) đề cập đến xác lập và xây dựng những quy tắc phổ quát của ngôn ngữ dựa trên tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin 2.2. Thời kỳ thứ hai (cuối thế kỷ VXIII đến cuối thế kỷ XIX) Đây là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn ngữ thế kỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu đối chiếu bị cuốn hút và hoà vào dòng thác nghiên cưú so sánh-lịch sử. Những nghiên cứu lý luận và những vận dụng thực tiễn rộng lớn của nó vẫn được tiến hành song chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Trong giai đoạn này, ranh giới giữa các loại nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình, đối chiếu chưa thực sự được phân biệt rạch ròi. Dần dần về sau người ta mới xác định được một sự phân giới có ý thức. Chính những tri thức về phân kỳ lịch sử ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, loại hình học nói riêng đã cho thấy điều đó. Chẳng hạn như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng đến nửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới được tách thành một ngành khoa học độc lập nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Song ngôn ngữ học so sánh-lịch sử cũng thể hiện sự khác nhau ở ba thời kỳ phát triển: thời kỳ đầu khoảng từ những năm 1816-1870, thời kỳ thứ hai khoảng từ những năm 1871-1916, và thời kỳ thứ ba từ năm 1917 đến nay. Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử mới xác định được phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng để trở thành một phân ngành độc lập theo như lời nhận xét của Enghen: “Ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh-lịch sử có được cái nền tảng lịch sử của nó”. Nghiên cứu đối chiếu trong quan hệ với nghiên cứu so sánh-lịch 6 sử và loại hình ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ học đã góp phần vào các nghiên cưú so sánh chung nhiều ngôn ngữ mà không phân biệt đó là so sánh phổ hệ, loại hình hay đối chiếu. 2.3. Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XX đến nay) Thế kỷ XX, ngôn ngữ học phát triển rực rỡ với nhiều khuynh hướng khác nhau không chỉ ở ngôn ngữ học mô tả mà cả ở ngôn ngữ học lý thuyết. Sau lý thuyết FDS, ngôn ngữ học truyền thống trở thành một ngành khoa học riêng, trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu. FDS là người đã nghiên cứu sự phân giới ngôn ngữ và lời nói, lịch đại và đồng đại, hệ thống và cấu trúc Đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Saussure, người ta nhận thấy cần phải tách biệt nghiên cứu đồng đại và lịch đại , cần tách ngôn ngữ học đối chiếu ra khỏi ngôn ngữ học. Sau chiến tranh thế giới thứ 1 và 2, nhiều quốc gia mới ra đời, nhu cầu giao lưu về kinh tế văn hoá phát triển mạnh và ngôn ngữ học đối chiếu đòi hỏi phải tách ra và trở thành một bộ môn lý luận riêng và có những nghiên cứu riêng của nó. Cùng với ngôn ngữ học đối chiếu, loại hình học cũng được tách ra từ ngôn ngữ học so sánh lịch sử. Đặc điểm của giai đoạn này: ngôn ngữ học đối chiếu phát triển đa dạng và theo nhiều hướng: - Tách ra khỏi ngôn ngữ học so sánh lịch sử và loại hình học. - Phát triển theo nhiều hướng, nhiều mục đích khác nhau. 5. Một số công trình tiêu biểu 3.1. Các công trình tiêu biểu Đối chiếu để mô tả làm rõ hơn đặc điểm của một ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác mà không nhằm mục đích so sánh: Ngôn ngữ học đối chiếu và một số vấn đề tiếng Pháp của S.Bally; Ngữ pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếng uzơbếch của Polivanov. Đối chiếu nhằm giải quyết những vấn đề về loại hình học, phân loại loại hình học: công trình của các nhà loại hình học, kết hợp đối chiếu để phân loại theo các đặc điểm nhất định: tác phẩm của Sapir, Skalitka, Greenberg. 3.2. Các công trình trong những năm gần đây Những năm 80 trở đi ngôn ngữ học đối chiếu phát triển mạnh mẽ, đề cập tới các lĩnh vực của ngôn ngữ từ những vấn đề chung nhất (tu từ, phong cách, văn hóa ngôn ngữ). Các công trình: - Jacek Fisiak: Constractive Linguistics 1984 - Carl James: Constractive Analysis 1986 - Karezowsleij: Constracting Languagé 4. Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam Ngôn ngữ học đối chiếu phát triển từ những năm 1960, đặc biệt là trong mấy chục năm trở lại đây. Các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy như các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Ngoại ngữ, 7 Phân viện Puskin ở Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng. Về lí luận gắn với hai giáo trình: - Lê Quang Thiêm: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ -1989; Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ - 2004. - Nguyễn Văn Chiến – Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á. Hiện nay, Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam tập trung vào đối chiếu: - Tiếng Việt và các ngôn ngữ Châu Âu. + Những năm 80: tiếng Việt và tiếng Đông Âu. + Những năm 90: tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp - Tiếng Việt và các ngôn ngữ khu vực (Nhật, Hàn ) - Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc. Câu hỏi thảo luận bài 1 1. Hãy nêu (phân tích) những đặc điểm của NNHĐC? - NNHĐC là gì? - Mục đích của NHĐC - Phạm vi, đối tượng Tất cả những điểm trên khác nghiên cứu khác như thế nào? 2. Phân tích những ứng dụng thiết thực của NCĐC vào ngôn ngữ. - tìm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ được đối chiếu - ứng dụng 3. Hãy nêu một ví dụ NCĐC về một hiện tượng từ đó nêu ích lợi của NCĐC (ĐC từ vựng, ĐC ngữ âm, ĐC ngữ pháp) 8 PHẦN II: ĐỐI CHIẾU NGỮ ÂM -ÂM VỊ Bài 1: Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh I.Khái quát chung về nguyên âm 1. Định nghĩa nguyên âm (vowel) Về mặt ngữ âm học (phonetics) nguyên âm (vowel) là âm được phát ra tiếng thanh, nghĩa là âm mà khi phát âm luồng hơi phát ra ngoài một cách tự do, có âm hưởng dễ nghe, êm ái. Nguyên âm có đặc trưng âm học với tần số xác định, ví dụ như âm [a] phân biệt với âm [e], âm [i]. Về mặt âm vị học (phonology) thì nguyên âm là đơn vị của hệ thống âm vị của ngôn ngữ. Nguyên âm có vai trò làm hạt nhân của âm tiết (syllable), ví dụ như trong từ một âm tiết “cat, but”. Cả hai âm bình diện ngữ âm học và âm vị học nguyên âm phân biệt với phụ âm (consonant). 2. Phân loại nguyên âm Nguyên âm có nhiều loại: - Nguyên âm đơn như: [a], [e], [e], [o], [u] - Nguyên âm đôi (dipthong) [ie], [uo] - Nguyên âm ba (triphthong) [ei], [ai] Trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ vừa có bán nguyên âm vừa có phụ âm thì cũng có âm kết hợp giữa hai loại ấy. Đó là bán nguyên âm (semi-vowel) hay bán phụ âm (semi-consonant) –(Bán nguyên âm là các nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “phi âm tiết tính” do đó được phát âm lướt đi và thành một âm nửa xát) Nguyên âm và nói chung hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ có đặc điểm gì là do phụ thuộc vào đặc điểm cách phát âm và hệ thống ngữ âm-âm vị của ngôn ngữ đó quy định. Dưới đây ta sẽ xác định cơ sở đối chiếu và thực hiện đối chiếu hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt với hệ thống nguyên âm trong tiếng Anh để thấy rõ những đặc điểm của chúng. 3. Cơ sở đối chiếu ngữ âm âm vị, cơ quan cấu âm (vocal apparatus) 3.1. Cơ quan cấu âm: Các âm của tiếng nói được phát ra nhờ cơ quan cấu âm bao gồm những bộ phận như hình dưới đây. Môi (lip) Yết hầu (pharynx) - môi trên (upper lip) Thanh quản (larynx) - môi dưới (lower lip) Ngạc cứng (hard palate) Răng (teeth) Ngạc mềm (soft palate) - răng trên (upper teeth) Lợi (alveolar ridge) - răng dưới (lower teeth) Lưỡi (tongue) - đầu lưỡi - mặt lưỡi - gốc lưỡi 3.2. Các bộ phận chính 9 1. Răng (teeth) gồm răng trên (upper teeth), răng dưới (lower teeth) chúng nằm ở mặt trước miệng. Khi phát âm lưỡi tiếp xúc với răng tạo ra nhiều âm, những âm này thường gọi là âm răng. 2. Lợi (alveolar ridge) đây là bộ phận giữa đỉnh răng và ngạc cứng. Có những âm phát được do lưỡi tiếp xúc với điểm này (đỉnh răng hoặc lợi) như [t] và [d] thường được gọi là phụ âm bật hơi. 3. Môi (lip) gồm môi trên (upper lip) và môi dưới (lower lip). Các bộ phận này giúp phát âm các âm như [b], [m], [f] thường gọi là âm môi. 4. Lưỡi (tongue) là cơ quan có nhiều bộ phận tham gia phát âm như đầu lưỡi (tip), mặt lưỡi (blade), lưỡi trước (front), lưỡi sau (back), gốc lưỡi (root), tiểu thiệt, nắp đóng ở thanh quản (epiglottis). Những bộ phận này cũng tham gia cấu tạo nhiều âm mà có thể hình dung như sơ đồ sau: 5. Ngạc mềm (soft palace hoặc velum) là vị trí có thể cho không khí qua mũi và qua miệng. Bình thường nó ở vị trí thông thoáng, nhưng khi nói nó có thể nâng cao lên làm cho không khí thoát qua mũi. Nó cũng làm bộ phận có thể tiếp xúc với lưỡi. Chẳng hạn khi ta phát các âm [k],[g] là phụ âm ngạc. Ngạc mềm (soft palace) phân biệt với ngạc cứng (hard palace). Ngạc cứng là bộ phận cao trong khoang miệng. Đây là bộ phận đối diện mặt trên của lưỡi. 6. Yết hầu (pharynx) là một ống phía trên thanh quản. Đối với người Anh: nữ dài khoảng 7 cm, nam 8 cm; người Việt Nam có thể ngắn hơn. Đỉnh của nó chia ra hai phần, một phần ra sau lên khoang mũi (nasal cavity) phần khác dẫn vào khoang miệng (mouth cavity). Sáu bộ phận chính miêu tả trên là cơ quan chủ yếu tạo ra âm thanh lời nói của con người. Người bình thường, người Việt hay người Anh cũng dùng những bộ phận này để cấu âm (articulation) để phát ra các âm lời nói. Trong các bộ phận đó có 3 khoang quan trọng cần chú ý: - Khoang mũi dùng tạo ra âm mũi - Khoang miệng cũng có vai trò tạo ra âm thanh khi mở rộng, hẹp nhưng bản thân nó không làm thành một bộ phận tự tiếp xúc với bộ phận khác, tức bộ phận cấu âm. - Khoang thanh hầu (pharyngeal cavity) được xem như một bộ phận cấu âm độc lập hay tổ hợp tạo ra nhiều âm lời nói. 6. Cơ sở xác định nguyên âm về mặt ngữ âm học 4.1. Cơ sở của sự phân loại Để miêu tả nguyên âm cần xác định hộp cộng hưởng miệng (khoang miệng), cũng đồng thời xác định hộp cộng hưởng yết hầu (khoang yết hầu). Đây là nguồn gốc thay đổi âm sắc (timbre) của tiếng thanh (voice) do dây thanh tạo nên. Sự khác nhau giữa nguyên âm này với nguyên âm khác là sự khác biệt về âm sắc của cùng một tiếng thanh. Khái niệm âm sắc: âm thanh ngôn ngữ cũng như hầu hết các âm thanh tự nhiên đều là phức hợp của một âm trầm nhất (có tần số thấp nhất) - âm cơ bản và một loạt âm cao hơn (có tần số bằng bội số lần âm cơ bản) –hoạ âm. Âm sắc được tạo nên do mối tương phản giữa âm cơ bản và các hoạ âm về cao độ và cường độ. Tập hợp các âm này khi đi qua 10 các khoang ở phía trên thanh hầu sẽ chịu sự cộng hưởng. Như đã thấy trong hình 1, các khoang miệng và khoang yết hầu là nơi do sự hoạt động của lưỡi, của môi nên luôn có khả năng thay đổi hình dáng, thể tích, lối thoát của không khí; và vì vậy có khả năng cộng hưởng khác nhau. Mỗi lần thay đổi mối tương quan giữa âm cơ bản với các hoạ âm về cao độ và cường độ là một lần thay đổi âm sắc, là một lần ta có một nguyên âm khác. Sự khác nhau của các nguyên âm như vậy rốt cuộc là bị phụ thuộc vào các nhóm hoạ âm khác nhau do nhận được sự cộng hưởng khác nhau của các khoang trên thanh hầu. Mỗi nguyên âm có những đặc điểm riêng về mối tương quan giữa âm cơ bản với các hoạ âm tức là âm cơ bản với âm sắc. Khi phân tích các âm cần tìm cách xác định hộp cộng hưởng (khoang) miệng và cộng hưởng (khoang) yết hầu. Cụ thể hơn, người ta dựa vào độ mở của miệng, vị trí của lưỡi và hình dáng của môi để miêu tả nguyên âm. 4.2. Các tiêu chuẩn để phân loại nguyên âm Tiêu chuẩn 1: Độ nâng của lưỡi (độ mở của miêng)- lưỡi nâng cao hay thấp/miệng mở hay khép quyết định quan trọng đến thể tích hộp cộng hưởng. Căn cứ vào độ mở (độ nâng) khác nhau mà ta có các nguyên âm khác nhau. Nguyên âm rộng (hoặc cao) như [a], [e], nguyên âm hẹp (hoặc thấp) như [i], [u]. Tiêu chuẩn 2:Vị trí của lưỡi- lưỡi đặt trước, giữa hoặc sau cho ta biết hình dáng hộp cộng hưởng như thế nào. Tuỳ theo sự xê dịch, tức là phần trước lưỡi đưa lên ra phía trước hoặc phần sau lưỡi nâng lên lùi về phía sau, mà ta có nguyên âm khác nhau. Đó là phân biệt giữa nguyên âm trước như [i], [ê], [e]; nguyên âm sau như [u], [ô] hay [o]; nguyên âm giữa như [ư] trong “từ” hay [ ] trong “bird” tiếng Anh, “tơ” trong tiếng Việt. Tiêu chuẩn 3: Hình dáng của môi – môi tròn hay không tròn quyết định đến lối thoát của không khí của hộp cộng hưởng. Khi hai môi chúm tròn và nhô ra phía trước ta có nguyên âm với âm sắc trầm. Đó là những âm tròn môi như [u], [o]; ngược lại hai môi ở thế bình thường hoặc nhành ra khi phát âm thì ta có những nguyên âm không tròn môi như [a], [i], [e] Cách miêu tả và tên gọi như trên là nêu những đặc trưng nguyên âm về mặt cấu âm, tức là về mặt sinh lý học. Khi so sánh các nguyên âm người ta cũng nêu lên những đặc trưng âm thanh của chúng, ví dụ như nguyên âm bổng, nguyên âm trầm, nguyên âm trung hoà. Đây là cách nêu đặc trưng nguyên âm xét về mặt âm học. Cách này không chú ý đến cách cấu âm mà chỉ tập trung vào hiệu quả của âm học để phân loại. Cách chú ý mặt đặc trưng âm học cũng có nhiều cái lợi. Có khi hai âm có cách cấu âm khác nhau mà đem lại hiệu quả âm học như nhau. Trong ngôn ngữ nào có sự phân biệt 3 loại âm sắc: bổng,trầm, và trung hoà thì chỉ cần nêu lên những đặc trưng ngữ âm là đủ. Trường hợp nếu [...]... âm vị học 5.1 Nói đến sự khu biệt âm vị học, nét khu biệt âm vị học là nói về mặt xã hội do từng cộng đồng ngôn ngữ quy định Mặt cấu âm-âm học (mặt tự nhiên) của ngữ âm do con người phát ra ngôn ngữ nào cũng có, còn cái nào trong mặt tự nhiên đó được dùng vào để biểu nghĩa, để phân biệt đơn vị có nghĩa (từ, hình vị) là mặt xã hội lại do từng ngôn ngữ quy định và có tính quy luật Cái đặc trưng ngữ âm... uo 12 NA đơn 5 NA dài Nguyên âm Anh 7 NA ngắn 15 8 NA đôi 5 NA ba 2 Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh về đặc điểm Nguyên âm và nói chung hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ có đặc điểm gì là do phụ thuộc vào đặc điểm cách phát âm và hệ thống ngữ âm-âm vị của ngôn ngữ đó quy định Dưới đây ta sẽ xác định cơ sở đối chiếu và thực hiện đối chiếu hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt với hệ thống nguyên âm trong... thuộc trong ngôn ngữ họ biết 2 Vị trí của âm tiết trong hai ngôn ngữ Âm tiết cũng là khúc đoạn lời nói có khả năng mang các hiện tượng ngôn điệu (prosodic facts) như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu Ví 31 dụ như trong tiếng Việt mỗi âm tiết cũng được phát ra với một thanh điệu Đặc điểm về cấu tạo, chức năng, vai trò âm tiết trong các ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau Đối với tiếng... vị của một ngôn ngữ chính là phát hiện cho ra những nét khu biệt đã được sử dụng trong ngôn ngữ đó Tổng hợp những nét đó ở từng âm vị để xác định âm vị, rồi hệ thống âm vị của các ngôn ngữ là công việc của âm vị học miêu tả 5.2 Âm vị có tính chất trừu tượng còn âm tố (sound) có tính chất cụ thể vì nó bao gồm cả những nét khu biệt lẫn nét không khu biệt Âm vị là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ còn âm tố... thúc không căng, biên là ranh giới âm tiết Trong thực tiễn, việc vạch ranh giới âm tiết không dễ dàng Đối với tiếng Việt, âm tiết thường viết rời nên dễ nhận diện Đối với tiếng Anh và nói chung ngôn ngữ đa tiết tính, ngôn ngữ khác loại hình tiếng Việt vấn đề thật rắc rối, đặc biệt là đối với ngôn ngữ mà âm vị có vai trò kép (như nói trên) và âm vị có sự phức tạp như âm đôi, âm ba trong từ có nhiều... Trong một số ngôn ngữ nhất định tiêu chí bật hơi/không bật hơi, quặt lưỡi/không quặt lưỡi, cứng/mềm… cũng là những tiêu chí quan trọng để khu biệt các phụ âm Vậy là khi phân tích đối chiếu phụ âm, ta vừa phải dựa vào phương thức cấu âm vừa phải dựa vào sự định vị để xác định.Việc luyện tập phát âm, sửa lỗi phát âm cũng cần căn cứ vào các cơ sở cụ thể đó II Đối chiếu phụ âm Việt-Anh 1 Đối chiếu phụ âm... nguyên âm ba (triphthongs), đây là trường hợp hai, hoặc ba âm tố mới ứng với một âm vị Nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba cũng cần phân biệt mặt âm vị học và mặt ngữ âm học, tức là có nguyên âm đôi, ba ngữ âm học Nói đến âm vị là nói đến đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ cụ thể Chẳng hạn như hiện tượng nguyên âm đôi, chỉ có trong tiếng Việt, tiếng Anh mà lại không có trong tiếng Pháp, hoặc là nguyên âm ba chỉ... với tiếng Việt cương vị ngôn ngữ học của âm tiết là rất đặc biệt Âm tiết tiếng Việt vừa là đơn vị phát âm vừa là đơn vị hình thái học (hình vị) lại cũng tương đương với đơn vị âm vị học (âm vị) của ngôn ngữ ấn Âu Đây là điểm đặc trưng quan trọng cần chú ý Chính vì vị trí âm tiết trong tiếng Việt như vậy mà vai trò của âm vị (như nguyên âm, phụ âm ở tiếng Việt chỉ có vai trò âm vị học đơn thuần trong lúc... lúc đó các đơn vị âm vị ngôn ngữ ấn-âu lại có cương vị kép Vừa là cương vị âm vị học đã đành mà cả cương vị hình thái học (hình vị) và vai trò âm vị học (âm vị) tức là một thể (âm tiết) ba cương vị (đơn vị phát âm, âm vị, hình vị) 3.Bản chất của âm tiết 3.1 Bản chất âm tiết Nhất quán với cơ sở xác định âm vị ở âm tiết chúng ta cũng xét mặt ngữ âm học (phonetically) và mặt âm vị học (phonologically) của... phụ 7 Cơ sở xác định các âm về mặt âm vị học Âm vị là đơn vị có chức năng khu biệt nhỏ nhất của mặt biểu đạt của ngôn ngữ Nó là đơn vị trừu tượng được ghi thành chữ viết Phần trên chúng ta đã nêu một số đặc điểm cấu âm-âm học như vô thanh, hữu thanh, âm sắc, hoạ âm, tròn môi, không tròn môi, dài, ngắn Những đặc trưng này ngôn ngữ nào cũng có Song trong mỗi ngôn ngữ, mỗi cộng đồng xã hội thì đặc trưng . bản ở ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác. Dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu cùng làm việc với hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếu cũng dựa vào các cứ liệu dịch thuật để đối chiếu. 4.5. Đối. chiếu các ngôn ngữ -1989; Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ - 2004. - Nguyễn Văn Chiến – Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á. Hiện nay, Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt. học đối chiếu là gì? Như chúng ta đã biết, Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ cụ thể nói riêng. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn của ngôn ngữ học