Vị trí của âm tiết trong hai ngôn ngữ

Một phần của tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu (Trang 31)

Âm tiết cũng là khúc đoạn lời nói có khả năng mang các hiện

dụ như trong tiếng Việt mỗi âm tiết cũng được phát ra với một thanh điệu.

Đặc điểm về cấu tạo, chức năng, vai trò âm tiết trong các ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau. Đối với tiếng Việt cương vị ngôn ngữ học của âm tiết là rất đặc biệt. Âm tiết tiếng Việt vừa là đơn vị phát âm vừa là đơn vị hình thái học (hình vị) lại cũng tương đương với đơn vị âm vị học (âm vị) của ngôn ngữ ấn Âu. Đây là điểm đặc trưng quan trọng cần chú ý. Chính vì vị trí âm tiết trong tiếng Việt như vậy mà vai trò của âm vị (như nguyên âm, phụ âm ở tiếng Việt chỉ có vai trò âm vị học đơn thuần trong lúc đó các đơn vị âm vị ngôn ngữ ấn-âu lại có cương vị kép. Vừa là cương vị âm vị học đã đành mà cả cương vị hình thái học (hình vị) và vai trò âm vị học (âm vị) tức là một thể (âm tiết) ba cương vị (đơn vị phát âm, âm vị, hình vị).

3.Bản chất của âm tiết

3.1. Bn cht âm tiết

Nhất quán với cơ sở xác định âm vị ở âm tiết chúng ta cũng xét mặt ngữ âm học (phonetically) và mặt âm vị học (phonologically) của chúng.

Với tư cách đơn vị phát âm nhỏ nhất, về cơ chế cấu âm, âm tiết được xác định như một lần căng của cơ thịt bộ máy phát âm. Mỗi lần căng để phát âm một âm tiết được hình dung như sau: bắt đầu căng, căng lên đỉnh cao, chùng xuống, kết thúc. Như vậy, mỗi chuỗi âm căng theo 3 mức trên tạo thành một chuỗi các âm tiết. Ví dụ chuỗi 4 âm tiết: “Tôi học tiếng Anh”. Chuỗi này có 4 lần căng và chùng khi phát âm như nói trên và tạo thành 4 âm tiết riêng: tôi, học, tiếng, Anh. Lý thuyết xác định âm tiết về mặt ngữ âm học có nhiều , nhưng lý thuyết “độ căng” sơ bộ như vừa nói có sức thuyết phục hơn cả. Độ căng khi phát âm âm tiết nêu trên như: tôi, học. Bắt đầu là /t/ lên đỉnh /ô/ rồi kết thúc /i/, rồi lại bắt đầu âm tiết tiếp theo /h/ lên đỉnh /o/ kết thúc /c/. Cứ thế tiếp theo các âm tiết tiếng rồi âm tiết Anh.

Mt chui âm tiết được phát ra liên tiếp chính là kết qu ca những đợt căng lần lượt din ra ni tiếp nhau của cơ thịt trong b máy phát âm. Ranh gii ca âm tiết là điểm mà độ căng đạt ti mc thp nhất và sau đó bắt đầu tăng lên để cu to âm tiếp theo. Âm t nm đỉnh bao gi cũng được nghe thy trội hơn các âm tố khác.

Nói cách khác có thể hình dung khi phát âm một âm tiết thì có một trung tâm (centre) phân biệt với bộ phận âm mở đầu và âm tiết kết thúc âm tiết .Ví dụ như sơ đồ âm tiết “tôi”:

Trang 110

Đó là nói về đại thể, biểu hiện âm tiết đa dạng nhưng xác định đều theo nguyên tắc trên. Ví dụ như 2 âm tiết /mua/ /ô/ thì /m+ua/ một âm tiết và /ô/ một âm tiết khác. Khi kết thúc âm tiết 1 với /ua/ độ căng (trung tâm) rồi giảm xuống (biên) để lại bắt đầu và tăng khi phát âm tiết 2 là /ô/. ở đây âm tiết /ô/ có sự mở đầu nghẽn ở thanh hầu và kết thúc, sơ đồ như

sau:

Trang 111

Âm tiết loại như /ô/ (/mua/ô/ hoặc /a/ (nó tên là A) là âm tiết nhỏ nhất.

Trong tiếng Anh cũng có nhiều âm tiết nhỏ nhất (minimum syllable) như các nguyên âm đơn tách rời như dạng từ “are” /a:/, r/ /, hoặc có âm mở đầu rồi sau im lặng như âm “m” khi ta biểu diễn âm chỉ sự đồng ý... Những âm tiết loại còn lại có thể phức tạp khác nhau như: bar /ba:/, key /ki:/, ought /כ:t/ run /rΛn/...

Những âm tiết có cấu tạo phức tạp dễ dàng phân biệt trung tâm và biên, hay nói cách khác là đỉnh âm tiết và không đỉnh. Âm căng nhất, trung tâm là đỉnh âm tiết, âm khởi phát và âm kết thúc không căng, biên là ranh giới âm tiết.

Trong thực tiễn, việc vạch ranh giới âm tiết không dễ dàng. Đối với tiếng Việt, âm tiết thường viết rời nên dễ nhận diện. Đối với tiếng Anh và nói chung ngôn ngữ đa tiết tính, ngôn ngữ khác loại hình tiếng Việt vấn đề thật rắc rối, đặc biệt là đối với ngôn ngữ mà âm vị có vai trò kép (như nói trên) và âm vị có sự phức tạp như âm đôi, âm ba trong từ có nhiều âm tiết.

Trong tiếng Anh tuyệt đại bộ phận người nói tiếng Anh cảm thấy rằng từ “going’ /g∂uiŋ/ có 2 âm tiết. Vấn đề ở đây là âm tiết /u/ là bộ phận của âm đôi /∂u/. Nhưng thực tế âm vị này lại không trùng hợp với cấu trúc âm tiết thành thử phải chia ra /g∂-uiŋ/ hay /g∂u-iŋ/ đều rất khó xác định. Hoặc một thí dụ khác, từ extra /ekstr∂/. Vấn đề ở đây là /s/ giữa /k/ và /t/ sẽ được tính như một âm tiết, song đa số người nói tiếng Anh không đồng tình. Họ cảm nhận rằng từ “extra” có hai âm tiết nhưng khả năng lại khác nhau khi phân chia. Ví dụ như cách phân chia khác nhau sau:/e+kstr∂/, /ek+str∂/, /ekst +r∂/, /ekstr +∂/ (Dấu + là ranh giới âm tiết)

Việc xác định ranh giới âm tiết từ bình diện âm vị học cũng có nét khác. Cái gì liên quan cần xem xét về khả năng tổ hợp của âm vị để nhận ra ranh giới của âm tiết? Dường như đơn giản hơn là xem sự bắt đầu của âm tiết, tức là loại âm vị nào thường ở vị trí đầu âm tiết (initial position), đặc biệt là vị trí đầu âm tiết thứ hai, thứ ba sau âm tiết thứ nhất. Về điểm này cần phân biệt:

- Âm mở đầu âm tiết thứ 2 là nguyên âm hay phụ âm trong liên hệ với âm cuối âm tiết trước đó.

- Có bao nhiêu âm kết hợp (nguyên âm với nguyên âm hay phụ âm với phụ âm)

Chẳng hạn, trong tiếngViệt (không nói đến ranh giới chữ viết) nếu không biết gì về tiếng Việt và cách xác định âm tiết thì rất khó vạch ranh giới hai âm tiết khi phụ âm và nguyên âm hai âm tiết đi liền nhau. Ví dụ tổ hợp âm “y tá”, việc phân giới sẽ là “it á” hoặc “y tá”. Trường hợp “y tá” thì /t/ nhấn mạnh cuối, mà không phải “it tá” hay “it á”. Cũng như vậy

tổ hợp “êm ả” nếu mạnh đầu là “êm ả” (mạnh “m”) mà không phải là “ê mả hay êm mả)

Trong lý thuyết về loại hình phụ âm của Sherba vận dụng vào ví dụ tiếng Việt ta có các loại phụ âm sau:

1. phụ âm mạnh cuối như /c/, /p/ trong “học tập” 2. phụ âm mạnh đầu như /th/ /đ/ trong “thi đua”

3. phụ âm mạnh hai đầu như /t/ kép đứng giữa 2 âm tiết trong “quyết tâm”. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng trong phần bố trí và cách phát âm của âm tiết.

Trong lời nói các phụ âm được thể hiện theo loại nào là tuỳ từng trường hợp cụ thể và tuỳ theo tập quán ngôn ngữ xem xét. Ví dụ trong tiếng Anh, phụ âm mạnh đầu có thể gồm một hay hai, ba phụ âm; song không từ nào khởi đầu nhiều hơn ba phụ âm. Cũng theo cách như vậy ta xem xét phụ âm mạnh cuối. Từ trong tiếng Anh có thể kết thúc với 1,2,3 hoặc (một số ít) có đến 4 phụ âm, song không có từ kết thúc trên 4 phụ âm.

3.2. Phân loi âm tiết

Khi xem xét âm tiết về mặt âm hưởng thì sự phân biệt độ vang âm tiết bị quy định bởi các âm kết thúc nhiều hơn âm mở đầu. Căn cứ vào vai trò âm kết thúc trong tạo âm hưởng âm tiết người ta phân thành:

1. Âm tiết mở là âm tiết khi kết thúc giữ nguyên âm sắc của nguyên âm, ví dụ như: lô nhô, vo ve, thủ thỉ…

2. Âm tiết khép là các âm tiết kết thúc bằng phụ âm, ví dụ như: lấm láp, học tập tốt…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Âm tiết nửa khép là âm tiết có âm kết thúc là một loạt bán nguyên âm kiểu “i”, “u” hay “y” tiếng Việt như: đại nội, lâu nay 4. Âm tiết nửa mở thường là âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang /n,

ŋ, / như: bản thông tin, ánh trăng...

II. Đặc điểm cu trúc âm tiết Vit-Anh 1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu (Trang 31)