Mặc dù âm tiết tiếng Việt có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa như âm vị thì về mặt cấu tạo nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm vị học. Điều này có nghĩa là từ âm tiết ta có thể phân tách ra các âm tố (âm vị) cấu tạo nên nó và ngược lại một âm tiết được cấu tạo từ các âm tố(âm vị). Chẳng hạn âm tiết “ta” bao gồm 3 âm tố /t+a+thanh không/, còn tám bao gồm 4 âm tố /t+a+m+ thanh sắc/.
Trong tiếng Việt ranh giới âm tiết trùng với hình vị, và âm vị là đơn vị chỉ có giá trị phân biệt nghĩa nên khi phân tích hình vị ra thành âm vị hay ngược lại tổ hợp âm vị thành hình vị ta phải dựa vào hình vị làm khung như ví dụ vừa dẫn. Mà như đã chỉ rõ ở trên, hình vị tiếng Việt trùng với âm tiết nên cũng có nghĩa là dựa vào âm tiết làm khung vậy. Đó là nói về phân tích âm vị từ âm tiết. ở đây ta chỉ nói quá trình ngược lại: tổ hợp âm vị thành âm tiết (hình vị) và xác định cấu trúc âm tiết trong hai
ngôn ngữ Việt-Anh mà thôi.
Mặc dầu vị trí âm tiết trong tiếng Anh và tiếng Việt có khác nhau nhiều về cương vị ngôn ngữ học, nhưng không phải vì thế mà việc phân tích đối chiếu cấu trúc âm tiết Việt-Anh kém phần ý nghĩa. Hoàn toàn ngược lại, chính sự khác nhau lớn này được làm sáng tỏ chi tiết càng tăng thêm, đào sâu hơn ý nghĩa lý luận và đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn trong việc vận dụng vào dạy, học tiếng Việt và tiếng Anh như một ngoại ngữ.
Giả thuyết về cấu trúc âm tiết tiếng Việt được nhiều người thừa nhận là theo lược đồ sau:
Thanh điệu Âm đầu Phần vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Thanh điệu gồm 6 thanh: không dấu, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Âm đầu: do các âm vị phụ âm đảm nhiệm. Các âm tiết như: an, yên thì có phụ âm đầu là âm tắc thanh hầu/?/ (không có chữ cái biểu thị). Ví dụ /?an/ , /?yên/.
Âm đệm: do âm vị bán nguyên âm môi đảm nhiệm /u/: toàn, hoa quả hoặc âm đệm zêrô: ca hát.
Âm chính: do các nguyên âm đảm nhiệm. Ví dụ: tam, năm, ta, nó. Âm cuối: do các phụ âm đảm nhiệm: ví dụ “tam, năm, bán nguyên âm: tao, mau hoặc âm vị zêrô: tà, là...
Trong 5 thành phần dẫn trên có 3 thành phần luôn luôn có mặt trong âm tiết với nội dung tích cực là: thanh điệu âm đầu và âm chính của phần vần, chỉ có 2 thành phần của vần có thể do âm vị /zêrô/ đảm nhiệm là âm đệm và âm cuối.
Căn cứ vào mức độ độc lập và khả năng kết hợp của các thành phần cấu tạo âm tiết, người ta cho rằng âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc:
- Bậc 1: là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau lỏng lẻo, có tính độc lập cao. Đó là: thanh điệu, âm đầu và vần.
- Bậc 2: là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lập thấp. Đó là những yếu tố của phần vần: âm đệm, âm chính, âm cuối.
2. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh
Âm tiết tiếng Anh được cấu trúc như sau: Tiền phụ âm đậu (pre- initial) Phụ âm đầu (initial) sau phụ âm đầu (post initial) nguyên âm (vowel) tiền phụ âm cuối (pre- final) sau hậu 1 (post final 1) sau hậu 2 (post initial) sau hậu 3 (post initial)