II. Một số đặc trưng ngữ pháp danh từ Việt-Anh
b. Liên từ: Một số liên từ có thể cùng dạng với giới từ như: as (khi),
after (sau khi), before (trước khi), but (nhưng mà), for (bởi vì), since (từ khi), than (hơn), till (cho đến khi)… nhưng trong vai trò liên từ, những từ này nối liền hai từ, hai cụm từ hoặc hai mệnh đề có quan hệ liên hợp hay quan hệ qua lại với nhau.
Xét theo quan hệ giữa hai thành phần do liên từ nối lại, chúng ta có thể chia những liên từ trên ra làm hai tiểu loại sau:
+ Các liên từ đẳng lập (co-ordinating conjunction): but,for, till, until…
VD: The coat was thin but warm (Chiếc áo khoác mỏng nhưng ấm)
The car was quite old but in excellent condition (Chiếc ô tô cũ rồi nhưng còn rất tốt)
We had better close the door, for it is very cold. (Chúng ta nên đóng cửa lại thì hơn, vì trời lạnh lắm)
Những liên từ nêu trong các ví dụ trên nối liền những từ, cụm từ hay mệnh đề có quan hệ đẳng lập với nhau, mà không cái nào phụ thuộc vào cái nào.
+ Các liên từ phụ thuộc (subordination conjunctions): after, as, before, since, till, untill…Mặc dù cũng biểu thị quan hệ chính phụ như giới từ, nhưng những liên từ này không nối từ với từ, cụm từ với cụm từ mà chỉ nối mệnh đề phụ với mệnh đề chính trong câu phức hợp.
VD: After Don told me this, he spoke of his mother (Sau khi kể cho tôi nghe điều này, Don nói về mẹ của mình) The telephone began to ring as he unlocked the door. (Điện thoại bắt đầu reo khi anh ấy mở cửa)
(Ngài Major đã trình bày ngắn gọn với thủ tướng Kohl trước khi thủ tướng bay đi ấn độ)
2.2.Trong tiếng Việt 2.2.1.Về mặt hình thức
- Giới từ không có khả năng trực tiếp độc lập làm thành phần của cụm từ và câu mà chỉ có khả năng nối kết các thành phần của cụm từ và thành phần câu.
- Giới từ thường đặt trước danh từ (hoặc đại từ) để tạo thành giới ngữ.
2.2.2.Về mặt ý nghĩa
- Giới từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp.
- Giới từ không phải là một đơn vị định danh mà chỉ là một loại hư từ thể hiện mối quan hệ cú pháp chính phụ.
2.2.3.Phân biệt giới từ với một số từ loại khác
a. Phân biệt liên từ với giới từ: +chuyên nối các thành tố có quan hệ đẳng lập (và, với, hay, nhưng…tuy…/ tuy thông minh nhưng luời)
+ Liên từ có khả năng liên hợp các mệnh đề thành câu ghép hay câu phức hợp (vì…cho nên / nhỡ….thì/ nếu…thì)
Giới từ chuyên nối các thành tố có quan hệ chính phụ: bằng, về, do, để, của (sách của Hoa), về mặt kết nối, giới từ có xu hướng gắn với thành tố phụ hơn. Còn liên từ thường đứng trung lập không gắn với thành tố hay thành phần nào.
Điểm khác biệt giữa liên từ với giới từ là các thành tố đứng trước và sau liên từ có thể đảo vị trí một cách tự do. Ngoài khả năng kết nối cụm từ, liên từ còn có khả năng liên hợp các mệnh đề, các câu đơn thành các câu ghép hay câu phức hợp. Nhưng giới từ lại có khả năng giúp mở rộng các thành phần của cụm từ và câu đơn, còn liên từ không có khả năng này.
b. Phân biệt giới từ với từ chỉ hướng vận động: đáng chú ý nhất là sự phân biệt giới từ với từ chỉ hướng vận động như; ra, vào, lên, xuống, về…
Các từ trên chỉ được xem là giới từ, nếu:
+ chúng không có khả năng kết hợp với các phó từ của động từ như: đã,sẽ, chưa, nữa…
+ chúng có danh từ đi kèm phía sau và gắn chặt với danh từ này ngay cả khi đảo danh từ lên phía trước.
Căn cứ vào các tiêu chí trên thì:
+ Từ chỉ hướng đứng sau những động từ chỉ sự vận động (đi, chạy, bay, trèo, leo, lao, nhảy…). Ví dụ: chạy về nhà, bay lên trời, đi ra
này, các từ chỉ hướng trên vẫn giữđặc trưng của động từ.
+ Từ chỉ hướng đứng sau những động từ có bổ ngữ trực tiếp (mang, gánh, gửi, đặt, đẩy, quẳng, treo, đóng, dựng, đem…). Ví dụ: mang củi ra sân, gửi quà vào Sài Gòn, treo áo vào tủ, đặt lọ hoa lên bàn, đóng đinh vào tường, đem trâu ra đồng, đặt nồi lên bếp, bỏ rác vào thùng, gửi thư vào Nam, mang ra phường, đổ rác ra đường, vứt rác ra ngoài vỉa hè,
đặt sách lên tủ… trong trường hợp này các từ chỉ hướng vận động được
chuyển loại thành giới từ.
+ Từ chỉ hướng đứng sau các động từ cảm nghĩ nói năng (tin, nói, bàn, thú nhận, nghĩ, nhắc, thảo luận…), ví dụ:trông lên trời, cúi
xuống đất, nhìn lên núi, tin vào chính nghĩa, tin vào tử vi, thú nhận về tội lỗi, nói về giá, lương, tiền, nghĩ về tổ quốc, nhắc đến nhiệm vụ trước mắt, bàn về dân chủ…), trong trường hợp này các từ chỉ hướng chuyển loại thành giới từ.
+ Từ chỉ hướng đứng sau những động từ có ý nghĩa phát hiện,sáng tạo (tìm,sáng tạo, phát hiện, nhận thức…), ví dụ: tìm ra sự thật, sáng tạo
ra của cải vật chất, nhận thức ra vấn đề, sáng tạo ra một tác phẩm… + Từ chỉ hướng đứng sau những tính từ chỉ xúc cảm, trạng thái, phẩm chất, màu sắc (tươi,đẹp, khoẻ, ốm, giàu, nghèo, vàng, trắng,xanh,đỏ, rộng, hẹp…), ví dụ: cô ấy đẹp lên, anh ta khoẻ ra, cậu ấy ốm lại, nó nghèo đi, họ giàu lên nhanh chóng, da vàng ra, đường rộng ra, phố hẹp lại, trông trắng ra…trong trường hợp này, các từ chỉ hướng vận
động là phó từ.