1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo quản trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn trong khu dự trữ sinh quyền cần giờ

90 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Nghiên cứu các phương pháp bảo quản trụ mầm của 4 loài cây rừng ngập mặn: Đước, Đưng, Dà quánh, Dà vôi.... PHỤ LỤC Phụ bảng 1: Trọng lượng g các đoạn của trụ mầm Phụ bảng 2: Phân tích A

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -

BÁO CÁO NGHIỆM THU

QUẢN TRỤ MẦM CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG NGẬP MẶN TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

CẦN GIỜ”

Thành phố Hồ Chí Minh

5/2007

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

BÁO CÁO NGHIỆM THU

Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo quản trụ mầm của

một số loài cây rừng ngập mặn trong Khu Dự trữ sinh quyển

KS Nguyễn Sơn Thụy

KS Phan Văn Trung

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

Đặt vấn đề 1

Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Mục tiêu 3.2 Nội dung 10

3.3 Phương pháp nghiên cứu 11

3.3.1 Thông tin về trụ mầm của từng loài: Trụ mầm của Đước, Đưng, Dà vôi, Dà quánh 11

3.3.2 Điều tra sản lượng trái 12

3.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 12

3.2.2.4 Tỉ lệ sống ở các phần khác nhau của trụ mầm 15

3.2.2.5 Nghiên cứu các phương pháp bảo quản trụ mầm của 4 loài cây rừng ngập mặn: Đước, Đưng, Dà quánh, Dà vôi 17

3.4 Xử lý số liệu 18

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

4.1 Các thông tin về trụ mầm 19

4.1.1 Trọng lượng của các trụ mầm 19

4.1.2 Hàm lượng nước của trụ mầm 20

4.1.3 Trọng tâm của trụ mầm 22

4.1.4 Kích thước của các trụ mầm 23

4.2 Sản lượng trụ mầm rơi 26

4.2.1 Các thông tin về các ô thí nghiệm 26

4.2.2 Tổng lượng trụ mầm rơi theo vùng và vị trí 27

4.3 Phương pháp thu hái trụ mầm 31

Trang 4

4.3.1 Tỉ lệ nảy mầm 31

4.3.2 Tỉ lệ sống 34

4.3.2.1 Tỉ lệ sống sau 1 năm 34

4.3.2.2 Tỉ lệ sống sau 2 năm 35

4.3.3 Chiều cao cây 35

4.3.3.1 Chiều cao cây sau 1 năm 35

4.3.3.2 Chiều cao cây sau 2 năm 36

4.4 Tỉ lệ sống ở các phần khác nhau của trụ mầm Đưng 36

4.4.1 Tỉ lệ nảy chồi 36

4.4.2 Tỉ lệ số cây nảy chồi 38

4.4.3 Số lượng chồi trên cây 39

4.4.4 Sinh trưởng chiều cao chồi 40

4.5 Tỉ lệ sống ở các phần khác nhau của trụ mầm Đước 41

4.5.1 Tỉ lệ nảy chồi 41

4.5.2 Chiều cao cây chồi 42

4.6 Phương pháp bảo quản trụ mầm 42

4.6.1 Bảo quản Đước (Rhizophora apiculata) 42

4.6.2 Bảo quản Dà vôi (Ceriops tagal) 46

4.6.3 Bảo quản Dà quánh (Ceriops decandra) 49

4.6.4 Bảo quản Đưng (Rhizophora mucronata) 51

4.7 Quy trình kỹ thuật tạm thời thu hái và bảo quản trụ mầm cây Đước đôi, Đưng, Dà vôi, Dà quánh 55

Chương 5: KẾT LUẬN 58

Trang 5

Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Chất lượng thu hái trụ mầm của Dà vôi

Bảng 2.2: Tỉ lệ nảy mầm của trụ mầm Dà vôi theo các cách tồn trữ

Bảng 4.1: Hàm lượng nước trong các trụ mầm

Bảng 4.2: Phân tích các chỉ tiêu thống kê về trọng lượng của trụ mầm của 4

loài cây ngập mặn

Bảng 4.3: Kích thước trụ mầm của 4 loài cây ngập mặn

Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa trọng lượng với các nhân tố của

trụ mầm

Bảng 4.5: Thông tin về các ô nghiên cứu

Bảng 4.6: Lượng trụ mầm rơi theo vùng trong năm 2005 và 2006

Bảng 4.7: Lượng trụ mầm Đước rơi trung bình theo tháng/năm/vùng

Bảng 4.8: Lượng trụ mầm rơi theo tháng trong năm

Bảng 4.9: Phân tích biến lượng tỉ lệ nảy mầm sau 1 năm giữa các cách thu hái Bảng 4.10: So sánh tỉ lệ sống theo các vị trí bẻ trụ mầm

Bảng 4.11: Chiều cao của chồi Đưng sau 1 năm

Bảng 4.12: Tỉ lệ sống theo thời gian của Đước bảo quản

Bảng 4.13: Tỉ lệ sống theo thời gian của Đước bảo quản

Hình 3.4: Trụ mầm Đưng bẻ gãy theo các nghiệm thức thí nghiệm

Hình 4.1: Trụ mầm Dà vôi (Ceriops tagal)

Hình 4.2: Kích thước trụ mầm của Đước

Hình 4.3: Trụ mầm Đưng

Trang 6

Hình 4.4: Đước trồng sau 1 năm của các nghiệm thức thu hái

Hình 4.5: (a) Chồi non bị khô (b) Trụ mầm 1/3 ngọn bị cua cắn Hình 4.6: Chồi Đưng của 2/3 gốc sau 1 năm

Hình 4.7: Số chồi Đưng trên 1gốc

Hình 4.8: Các phương pháp bảo quản trụ mầm

(a) Dưới bóng cây (b) Trong nhà lá và túi nylon (c) Trên sàn đất (d) Che phủ bởi cát

Danh mục các đồ thị

Đồ thị 4.1: Vị trí trọng tâm của các trụ mầm

Đồ thị 4.2: So sánh kích thước trụ mầm của 4 loài cây ngập mặn

Đồ thị 4.3: Lượng trụ mầm rơi trung bình theo vùng trong 2005 - 2006

Đồ thị 4.4.: Lượng mưa và trụ mầm rơi từ 10/2004 – 12/2006

Đồ thị 4.5: Tỉ lệ nảy mầm của Đước theo cách thu hái

Đồ thị 4.6: Đồ thị phân tích Anova tỉ lệ sống của trụ mầm Đước theo các

nghiệm thức và số ngày bảo quản

Đồ thị 4.7: Tỉ lệ sống của Đước theo cách và ngày bảo quản

Đồ thị 4.8: Đồ thị kiểm tra (LSD) tỉ lệ sống trung bình của Đước

theo ngày bảo quản

Đồ thị 4.9: Trung bình tỉ lệ sống theo các nghiệm thức bảo quản Dà vôi

Đồ thị 4.10: Trung bình tỉ lệ sống Dà vôi theo ngày theo LSD

Đồ thị 4.11: Trung bình tỉ lệ sống Dà quánh theo nghiệm thức ngày theo LSD

Đồ thị 4.12: Tỉ lệ sống của Dà quánh theo cách và ngày bảo quản

Đồ thị 4.13: Đồ thị ANOVA tỉ lệ sống Đưng theo nghiệm thức và ngày

bảo quản

Đồ thị 4.14: Trung bình tỉ lệ sống Đưng theo nghiệm thức theo LSD

Đồ thị 4.15: Trung bình tỉ lệ sống của Đưng theo ngày theo LSD

Đồ thị 4.16: Tỉ lệ sống của 4 loài cây theo số ngày bảo quản

Trang 7

PHỤ LỤC

Phụ bảng 1: Trọng lượng (g) các đoạn của trụ mầm

Phụ bảng 2: Phân tích ANOVA trụ mầm rơi theo tháng trong năm

Phụ bảng 3: Phân tích ANOVA trụ mầm rơi theo vị trí (trong và ngồi bìa

rừng)

Phụ bảng 4: Phân tích trung bình theo LSD

Phụ bảng 5: Phân tích ANOVA cách thu trái theo tỉ lệ nảy mầm

Phụ bảng 6: Tỉ lệ nảy mầm trung bình theo các nghiệm thức và ngày

Phụ bảng 7: Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm với các nghiệm thức theo LSD

Phụ bảng 8: Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm theo thời gian theo LSD

Phụ bảng 9: Tỉ lệ sống Đước theo cách thu hái sau 1 năm

Phụ bảng 10: Tỉ lệ sống trung bình của Đước theo cách thu hái

Phụ bảng 11: Phân tích tỉ lệ sống trung bình của Đước theo LSD

Phụ bảng 12: Phân tích Anova tỉ lệ sống của Đước bảo quản

Phụ bảng 13: Bảo quản Dà quánh

Phụ bảng 14: Bảo quản Đưng

Phụ bảng 15: Tương quan tỉ lệ sống cũa Đưng theo thời gian bảo quản (ngày) Phụ hình 1: Ẩm độ của trụ mầm Đước theo thời gian bảo quản

Phụ hình 2: Ẩm độ của Dà vơi theo thời gian bảo quản

Phụ hình 3: Ẩm độ của Đưng theo thời gian bảo quản

Phụ hình 4: Ẩm độ của Dà quánh theo thời gian bảo quản

Trang 8

Chương 1 : MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 71.361 ha, trước chiến tranh nơi đây là rừng ngập mặn với các loài cây gỗ lớn, giai đoạn 1965-1970 rừng bị hủy hoại bởi chất độc hóa học, môi trường bị thay đổi, đất đai bị hoang hóa, nguồn thủy sản bị giảm sút Từ năm 1978 đến nay đã khôi phục lại hàng chục ngàn hécta

rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata) và nhiều loài cây ngập mặn đã tái sinh

tự nhiên, qua đó rừng đã góp phần cải thiện môi trường sống cho con người và

các loài động thực vật Đước đôi (Rhizophora apiculata) là loài cây được chọn

để trồng lại rừng ở Cần Giờ là do cây sinh trưởng mạnh, phù hợp với điều kiện

tự nhiên ở địa phương, đã góp phần khôi phục thành công rừng ngập mặn trong thời gian ngắn Hơn nữa, đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, dễ trồng và nguồn giống sẵn có ở Cà Mau lúc bấy giờ và hiện nay có nhiều giống ở Cần Giờ Đến nay, rừng Đước đã sinh trưởng và phát triển tốt trên địa bàn huyện Cần Giờ, rừng đã và đang phát huy vai trò phòng hộ, cảnh quan, môi trường Trứơc đây thông qua công tác chăm sóc tỉa thưa rừng hàng năm, rừng ngập mặn Cần Giờ đã cung cấp gỗ, hàng chục ngàn stere củi cho chất đốt, cừ cột dùng trong xây dựng cho nhân dân trong huyện và các tỉnh phụ cận nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long

Rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội, bảo vệ môi trường cho Cần Giờ cũng như Thành phố và các vùng phụ cận như điều hoà khí hậu, cung cấp oxy, ngăn chặn bốc hơi nước mặn từ biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế sự xâm nhập mặn, là lá phổi xanh, trái thận lọc nước trước khi thải ra biển, đã góp phần cải thiện môi trường cho Thành phố, là nơi nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái cho nhân dân Thành phố cũng như khách tham quan trong và ngoài nước

Trong thời gian qua, đánh giá tình hình trồng rừng trong giai đoạn 1978 -

Trang 9

1991 chỉ đạt tỉ lệ sống 57% (V N Nam và cs, 1991) Việc tổng kết, nghiên cứu chọn giống, thu lượm trụ mầm, bảo quản trụ mầm của loài cây Đước chưa được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ có một số công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề kỹ thuật như trồng rừng, tái sinh, tỉa thưa rừng Đước đôi Đặc biệt sau 1995, việc trồng rừng ở Cần Giờ có đa dạng các loài cây hơn thì việc nghiên cứu công tác giống, cách thu hái, sản lượng, chất lượng trụ mầm, thời gian thu hái trụ mầm nhiều loài cây cần được quan tâm hơn để sử dụng giống có chất lượng, tập trung thời gian thu hái và bố trí thời vụ trồng cho thích hợp trên cơ sở khoa học

Từ những hạn chế trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo quản trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn trong Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờlà việc làm cần thiết để góp phần vào cách bảo quản trụ mầm đơn giản, ít tốn kém, biết thời vụ thu hái để người dân

có thể áp dụng và phổ biến rộng rãi Ngoài ra biết được thời gian trụ mầm chín trong năm tạo điều kiện chủ động cho việc lên kế hoạch thu lượm trụ mầm và trồng rừng Đồng thời cũng xác định các cách thu hái trụ mầm có chất lượng cao, góp phần vào việc bảo quản lâu cũng như việc trồng rừng được thành công Các thông tin của trụ mầm về định lượng sẽ giúp cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp biết để tính toán sản lượng giống, chất lượng trụ mầm để đem

đi trồng cũng như tiết kiệm và giảm chi phí trồng rừng, giúp các nhà khoa học trong chương trình nghiên cứu lai tạo, hiện tượng học của trụ mầm trong tương lai

Trang 10

Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Bảo quản là sự giữ gìn những hạt sống trong thời gian từ khi thu hái đến khi gieo ươm (Holmes & Buszewics, 1956 được trích dẫn bởi Willan R L, 1985) Việc gieo ươm tùy thuộc vào ngày trồng theo từng loài cây nhưng do điều kiện thời tiết hay yếu tố nào đó người ta không thể trồng ngay đúng ngày nên cần phải bảo quản hạt giống để khi có đủ điều kiện thì trồng

Việc bảo quản hạt giống cây rừng đã có nhiều tài liệu nghiên cứu như của Holmes & Buszewics (1956), Magini (1962), Stein và cs (1974), Wang (1974), Barner (1975b) nhưng những nghiên cứu trên thường tập trung những loài cây ở ôn đới được dẫn bởi Willan R L (1985), những cây ở vùng nhiệt đới còn hạn chế

Đa số những loài cây nhiệt đới có hạt ưa ẩm nhanh chết, nơi có điều kiện thuận lợi quanh năm cho hạt nảy mầm ngay là do độ ẩm và nhiệt độ cao, còn ở

ôn đới do có mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp cũng là điều kiện tốt để bảo quản giống Đối với các loài cây nông nghiệp đã có nhiều nghiên cứu bao quát hơn

và từ đó cũng đóng góp những nguyên tắc cơ bản chung cho cây nông nghiệp

và lâm nghiệp Jutice và Bass (1979) cũng đã có những đóng góp nhất định trong vấn đề này trong cuốn “Những nguyên tắc và phương pháp bảo quản hạt giống” trong đó có trích nhiều thông tin bổ ích của Rober (1972), Harrington (1970, 1972, 1973) trích dẫn bởi Willan R L , 1985)

Về bảo quản dài hạn để phục vụ công tác bảo tồn gien cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu bảo quản hạt giống trong lâm nghiệp thường chú trọng với các loài cây trên đất liền nhưng đối với những loài cây rừng ngập mặn thì những nghiên cứu bảo quản giống thì lại càng ít hơn

Trong lâm nghiệp hay nông nghiệp người ta thường bảo quản hạt giống

để cung cấp cho những năm cây rừng cho giống ít hay chủ động trong công tác giống Những phương pháp thường dùng là bảo quản ở nhiệt độ thấp, độ ẩm và

Trang 11

oxi hoá thấp để nhằm giữ cho hạt giống ở trong trạng thái ngủ Với các giống cây rừng ở vùng ôn đới thì công việc bảo quản giống có thuận lợi hơn do có mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp nên chi phí bảo quản cũng ít tốn kém hơn so với các nước ở vùng nhiệt đới phải sử dụng máy nhiệt độ để bảo quản Đối với cây rừng ngập mặn thì các trụ mầm dễ bị phá hủy hơn do mất ẩm độ, do đó nên việc trồng rừng ngay sau khi thu hái trụ mầm từ trên cây thì kết quả hơn Điều này cho thấy rằng việc giữ ẩm độ của trụ mầm là yếu tố quan trọng trong việc bảo quản trụ mầm (Jitt K., 1988)

Các cây trong rừng ngập mặn đa số thuộc họ Rhizophoraceae nên việc bảo quản giống không phải là bảo quản trái của cây mà là bảo quản trụ mầm (vivipary) chính là cây con đã được nảy mầm trên cây do các phôi trong trụ mầm liên tục phát triển và không có thời gian ngủ (Tomlinson, 1986; Jitt K, 1988) các tác giả này cũng cho rằng việc nảy mầm nhanh của hạt là phổ biến ở cây rừng mưa nhiệt đới do đó thời gian sống của hạt giống thường không lâu, vào khoảng vài tuần lễ

Niti Rittibhonbhun và cs (1990) đã cho biết thời gian trồng rừng ở tỉnh Trang, miền Nam của Thái Lan là từ tháng 4 - 7, trồng rừng ngay sau khi thu lượm trụ mầm không quá một tuần thì tỉ lệ thành rừng sẽ cao

Jitt Kongsangchai (1988) đã nghiên cứu thời gian trụ mầm rụng của một

Trang 12

số loài cây rừng ngập mặn cho thấy thời gian ra trái giữa các tỉnh Ranong, Pattani và Trad ở Thái Lan có khác nhau là do thời gian ra hoa, điều kiện khí hậu, đặc biệt là lượng mưa khác nhau Lượng trụ mầm rơi nhiều nhất trong tháng mà có lượng mưa cao nhất Trong khi đó thì Duke và cs (1984) cũng nghiên cứu thời gian ra hoa của cây rừng ngập mặn ở Úc cho thấy hầu hết các loài cây ngập mặn ra hoa chính vào mùa hè khô trước mùa mưa và trái rụng trong những tháng có lượng mưa đạt đỉnh cao

Siddiqi N A và cs (1993) đã hướng dẫn gieo ươm cây rừng ngập mặn trong vườn ươm ở Bangladesh đã đề cập đến 17 loài cây trong đó loài Đưng, trụ mầm Đưng chín thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9, chiều dài của trụ mầm biến động từ 40 – 60 cm, có 12 – 18 trụ mầm/kg, trụ mầm bắt đầu nảy mầm trong vòng 1 tuần lễ và 100% trụ mầm nảy mầm sau 3 tuần, sau 10 tháng cây cao 1 – 1,25 m Trụ mầm loài Dà quánh có nhiều vào tháng 6 - 7, chiều dài trụ mầm từ 10 - 12 cm, một ký có 200 - 250 trụ mầm Sau 5 tuần trồng, tỉ lệ nảy mầm là 95%, sau 10 tháng cây cao 30 cm, tỉ lệ sống khoảng 80 -90% khi bứng cây đem trồng, tỉ lệ sống trồng bằng cây con cao hơn trồng trực tiếp bằng trụ mầm do đó cần ươm cây để trồng

Dioscoro M Melana, Joseph Atchue III, Calixto E Yao, Randy

Edwards, Emma E Melana, Homer I Gonzales (2000), cũng đã nghiên cứu làm vườn ươm và cách trồng cây rừng ngập mặn ở Philippine và cho rằng việc thu hái trái thường tập trung vài tháng trong năm, thời điểm đỉnh để thu hái trụ mầm biến động theo vùng và thời gian

Qureshi M Tahir (1990) đã trồng thực nghiệm trồng rừng ngập mặn ở Pakistan hay Siddiqi N.A, Islam M.R, Khan M.A.S, Shahidullah.M (1993, 2001) đã nghiên cứu cách gieo ươm cây rừng ngập mặn trong vườn ươm ở Bangladesh Nhìn chung công việc nghiên cứu gieo ươm, kỹ thuật trồng rừng ngập mặn đã được nhiều tác giả ở nhiều nước nghiên cứu nhưng việc bảo quản các trụ mầm của cây rừng ngập mặn thì còn hạn chế

Trang 13

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Về nghiên cứu giống cây lâm nghiệp ở Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu như loài cây Keo lá tràm, Bạch đàn, Keo tai tượng, Sao, Dầu …, Công ty Giống và Phục vụ trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến kỹ thuật giống cây rừng Riêng về rừng ngập mặn cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn như Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị sản (1993), Phan Nguyên Hồng và cọng sự (1999), Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987), Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bỉnh Lợi (1972), Viên Ngọc Nam (1994,

1996, 1998, 2004), Hoàng Văn Thơi (2001) cũng đã nghiên cứu nhiều vấn đề trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có đề cập nhiều đến giải phẫu, sinh

lý, kỹ thuật trồng rừng ngập mặn, sinh thái, sinh khối … Vũ Văn Cương (1964) cũng đã nghiên cứu các quần xã thực vật rừng ngập mặn của vùng Vũng Tàu và Cần Giờ

Trong khi theo dõi hiện tượng học của loài Đước đôi ở Lâm viên Cần Giờ, Lê Thị Trễ (1996) đã nêu chu trình sinh sản của Đước đôi theo tháng nhưng chưa có số liệu đầy đủ về lượng trụ mầm rơi trong các tháng 7, 8 và 9

Okawa Satosi, Hatori Sinji và Kogo Motohiko (1996), nghiên cứu điều

kiện tốt nhất để bảo quản giống cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) lấy giống

ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho thấy cây ra rễ tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 –

400C với điều kiện chiếu sáng và ẩm trong phòng thí nghiệm Hạt được cất giữ sau 3, 6, 12 tháng có tỷ lệ ra rễ tương tự nhau hạt được bảo quản tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ - 250 C đến 90 C, không khí khô và để trong tối

Lê Hữu Đức (1973) trong luận án tốt nghiệp Kỹ sư Thủy Lâm đã nghiên cứu tái tạo Rừng Sát miền Đông Nam phần trong đó có nghiên cứu đến kỹ thuật trồng trụ mầm ở các độ sâu và nghiêng khác nhau cũng như sinh khối một

số loài cây ở khu vực rừng ở Chí Linh, Vũng Tàu cho thấy không có sự khác nhau giữa cách trồng trụ mầm đứng hay nghiêng và độ sâu khác nhau

Lê Thị Trễ (2002) trong luận án tiến sĩ nông nghiệp cũng đã nghiên cứu

Trang 14

hiện tượng học sinh sản của một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở một số vùng ven biển Việt Nam gồm của 8 loài cây là Đâng, Vẹt dù, Vẹt đen, Trang, Sú cong, Cóc trắng, Cóc đỏ và Cóc hồng

Vũ Anh Tuấn, Barry Clough và cs trong cuốn Sổ tay thực hành kỹ thuật nuôi tôm - Rừng kết hợp, Tài liệu dành cho ngư dân, Dự án FIS/94/12 “Các mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long” ACIAR và

Bộ Thủy sản đã hướng dẫn cho người dân chọn giống là chọn những trái Đước

từ những cây lâu năm, cao, to, không có sâu bệnh; về bảo quản trái Đước cần giữ trong mát và tưới nước mặn thường xuyên để chúng không bị héo Thời gian bảo quản không nên kéo dài quá hai tháng

Chan Hung Tuck (1990) đã đề xuất cách trồng rừng ở Cần Giờ bằng cách trồng trực tiếp các trụ mầm của loài Đước, Đưng Tác giả đã nêu lên cách nhận biết trụ mầm đã chín bằng cách các vòng cổ nối liền với qủa và trụ mầm có màu khác nhau (Chan H T, 1990 và Dioscoro M Melana và cs, 2000) và thu hoạch trụ mầm thì thu lượm ở dưới sàn rừng hay trên cây Khi trồng rừng cần

phải lựa chọn trụ mầm còn tốt để trồng, bỏ những trụ mầm bị loài Poecilips fallax đục lỗ trong trụ mầm bằng cách thấy phân của sâu thải ra bên ngoài

Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) đã đưa ra tiêu chuẩn khi thu mua trái Đước để trồng rừng của dự án như sau:

- Trụ mầm phải còn sống, không bị khô, không gãy dập

- Trụ mầm phải rụng tự nhiên từ cây bố mẹ và vỏ có màu xanh xám/đen (Trụ mầm màu xanh còn đang ở trên cây thì không phù hợp bởi vì chúng chưa đủ độ chín)

- Trụ mầm phải thẳng không cong queo (không chấp nhận trụ mầm cong, gãy)

- Độ dài của trụ mầm phải đạt ít nhất 21 cm trở lên

- Đường kính trụ mầm ít nhất từ 1cm trở lên

Trang 15

- Lá mầm của trụ mầm chưa phát triển (không chấp nhận những trụ mầm

mà lá mầm đã bắt đầu phát triển vì chúng quá già)

- Ngọn của trụ mầm, đầu lá mầm phải còn nguyên vẹn (không bị gãy, hư hỏng)

- Trụ mầm không bị sâu bệnh, côn trùng cắn phá

- Không có các tổn thương, hư hỏng có thể nhìn thấy được tại bất kỳ phần nào của trụ mầm

Đặng Công Bửu (2005) đã mô tả hình thái, phân bố cây Dà vôi (Ceriops tagal) trên thế giới cũng như ở Việt Nam Tác giả cũng mô tả đặc điểm hình

thái, tính chất hoá lý của đất nơi Dà vôi mọc trong tự nhiên tại Cà mau và Bạc Liêu, đã nghiên cứu chất lượng trụ mầm của Dà vôi thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Chất lượng thu hái trụ mầm của Dà vôi

Bình quân số trụ mầm đạt chất lượng

Bình quân số trụ mầm không đạt chất lượng

Trọng lượng

% Trọng lượng

Số lượng

% Số lượng

Trọng lượng

% Trọng lượng

174 139 79,8 801,3 80,1 35 20,1 198,6 19,8 Như thế qua nghiên cứu cho thấy số lượng trụ mầm thu lượm trong tự nhiên chỉ có 79,8% trụ mầm là đạt chất lượng để trồng rừng Dà vôi thay lá quanh năm, có 2 vụ trái cho trụ mầm là vào tháng 5 và tháng 8 nhưng tập trung nhiều nhất là tháng 8 Qua nghiên cứu số lượng trụ mầm rơi trong các bẫy lượng rơi cho thấy số lượng trụ mầm tùy thuộc vào kích cở đường kính của cây cho trái, ở cấp kính 4 – 6 cm thì cho 0,64 tấn/ha/năm trong khi đó cấp kính 6 –

8 cm thì sản lượng trụ mầm nhiều hơn là 1,42 tấn/ha/năm Tốt nhất là thu lượm trụ mầm trong các quần thụ tự nhiên có đường kính (D1,3) lớn hơn 6 cm Tác giả đã bảo quản trụ mầm trong 5 tuần và cho thấy kết quả ở bảng sau:

Trang 16

Bảng 2.2: Tỉ lệ nảy mầm của trụ mầm Dà vôi theo các cách tồn trữ

Bình quân 3 lần lập lại về tỉ lệ nảy mầm (%)

theo thời gian tồn trữ

(Avicennia alba) là tương đối đầy đủ theo cách tiếp cận của thế giới về bảo

quản giống, nhưng với trái Mấm trắng, thực ra đây cũng là việc bảo quản cây con (hiện tượng bán thai sinh - cryptovivipary)

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Việt Nam có nhiều nhưng phần bảo quản hay các thông tin về định lượng cho các trụ mầm của cây rừng ngập mặn còn tản mạn và hạn chế

Trang 17

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu

- Xác định được biện pháp bảo quản trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn được lâu, đơn giản và ít tốn kém nhằm phục vụ công tác trồng rừng và phổ biến cho dân

- Dự báo được sản lượng trụ mầm sản xuất tương ứng với vị trí và khu vực khác nhau ở Cần Giờ

- Xác định thời gian trụ mầm chín và phương pháp thu hái trụ mầm có chất lượng cao

- Nắm bắt thông tin về trụ mầm của 4 loài cây nghiên cứu như: trọng lượng,

ẩm độ, kích thước, trọng tâm …

3.2 Nội dung

Tập trung nghiên cứu vào 4 loài cây rừng ngập mặn có trụ mầm phổ biến tại

Cần Giờ là Đước (Rhizophora apiculata), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops decandra), Đưng (Rhizophora mucronata) Nội dung nghiên cứu

3 Phương pháp thu hái (trên cây, trên sàn rừng, trên mặt nước) Đánh giá thông qua tỉ lệ sống của trụ mầm thu hái và trồng trong thời gian 1 năm

Trang 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là thực nghiệm, định lượng, phân tích và so sánh giữa các nghiệm thức, từ đó rút ra kết luận Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu đơn giản, ít tốn kém với các nguyên vật liệu có sẳn tại địa phương để sau này có thể triển khai rộng rãi đến người dân

- Sử dụng phương pháp của cơ quan kiểm tra hạt giống quốc tế ISTA (International Seed Test Agency) để thu thập thông tin của các trụ mầm như trọng lượng của 1kg trụ mầm, trọng lượng 1.000 trụ mầm, chiều dài, đường kính nơi lớn nhất của trụ mầm,

Các thông tin về trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn Cần Giờ được bố trí tính toán bằng cách đo, cân, mô tả, chụp hình

3.3.1 Thông tin về trụ mầm của từng loài: Trụ mầm của Đước, Đưng, Dà

vôi, Dà quánh

a Bố trí thí nghiệm

ƒ Trọng lượng (Ðước, Đưng lấy 50 trụ mầm, Dà vôi và Dà quánh lấy mỗi loài 100 trụ mầm) Dùng công thức tính của ISTA để tính toán Cân 8 mẫu, đối với Đưng và Đước cân mỗi lần 50 trụ mầm, đối với Dà vôi và

Dà quánh cân mỗi lần 100 trụ mầm, từ đó tính ra độ lệch chuẩn, hệ số biến động và giá trị trung bình Nếu hệ số biến động trong 8 lần cân nhỏ hơn 4 thì giá trị trung bình được chấp nhận, nếu lớn hơn 4 thì phải cân thêm 8 mẫu nữa và tính lại độ lệch chuẩn cho cả 16 mẫu

Trang 19

ƒ Hàm lượng nước của trụ mầm (mỗi loài 5 trụ mầm) đem về phòng thí nghiệm để sấy ở nhiệt độ 1030C trong thời gian từ 17-20 giờ và tính toán hàm lượng nước theo công thức:

Hàm lượng nước % = Trọng lượng ban đầu – Trọng lượng khô

ƒ Cân, đo và tính trọng tâm của trụ mầm: Trụ mầm được đo chiều dài và đường kính Trụ mầm chia làm 5 đoạn có chiều dài bằng nhau và đo đường kính ở giữa đoạn

ƒ Đo chiều dài, đường kính trụ mầm

ƒ Ðiều kiện thí nghiệm: Trụ mầm, cân điện tử, thước đo, thước Palmer điện tử

b Các chỉ tiêu theo dõi

Trọng lượng 1.000 trụ mầm, số lượng trụ mầm/kg, trọng lượng bình quân của trụ mầm, chiều dài và đường kính bình quân của trụ mầm, vị trí trọng tâm của trụ mầm, hàm lượng nước

3.3.2 Điều tra sản lượng trái

Điều tra sản lượng trái theo vị trí và xác định lượng trái đạt tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của Dựa án WB) để trồng rừng Thời kỳ rụng của trụ mầm để xác định thời điểm thu hái giống trong năm

- Thời gian: 27 tháng

3.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp thu hoạch trụ mầm trên các bẫy lượng rơi có kích thước 1 m2 (1 m x 1 m) Từng tháng thu các trụ mầm trong bẫy và phân chia chất lượng trụ mầm theo tiêu chuẩn đạt và không đạt khi đem trồng rừng (theo dự án trồng rừng của Ngân hàng Thế giới), dựa theo kích thước chiều dài, đường kính chỗ lớn nhất và chất lượng của trụ mầm Trên cơ sở số liệu tính toán sản lượng trụ mầm theo 3 vùng khác nhau, vị trí bìa rừng và trong rừng theo từng tháng trong năm Thời gian theo dõi là 27 tháng

Trang 20

3.2.2.2 Mô tả thí nghiệm: Thí nghiệm nhằm điều tra sản lượng trụ mầm của

Đước theo cấp tuổi, vị trí và xác định lượng trái đạt tiêu chuẩn để trồng rừng Thời kỳ rụng của trụ mầm để xác định thời điểm thu hái giống trong năm

- Đối tượng thí nghiệm: Loài cây Đước

• Công thức thí nghiệm: Bố trí theo 3 vùng (phía Bắc, giữa và phía Nam của huyện), trên mỗi vùng bố trí 3 khu rừng có tuổi khác nhau, mỗi khu rừng bố trí 2 vị trí (3 lần lập lại) Mỗi khu rừng bố trí 3 bẫy trụ mầm sát bìa rừng và 3 bẫy trụ mầm cách bờ sông 30 m trong thời gian 27 tháng để theo dõi 3 vùng x 3 khu rừng x 2 vị trí x 3 bẫy = 54 bẫy trụ mầm

Xác lập 18 ô tiêu chuẩn 20 m x 20 m để bố trí các bẫy lượng rơi Trong ô

bố trí theo hướng song song với hướng bờ sông

• Vật liệu thí nghiệm: Khung gỗ, lưới nylon (1 x 1 mm), dây nylon, thước

đo trụ mầm, sơn, bảng tên, túi nylon

Hình 3.1: Bẫy thu trụ mầm rơi ở trong rừng

Trang 21

+ Chỉ tiêu theo dõi : Tổng số lượng trái rơi theo tháng và năm Phân chia theo

kích thước để phân cấp trái đạt tiêu chuẩn để trồng rừng Thời gian nào trong năm có lượng trụ mầm rụng nhiều và tỷ lệ sử dụng cao Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng trụ mầm

+ Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: Số liệu theo tháng trong vòng 27 tháng

3.2.2.3 Phương pháp thu hái (trên cây, trên sàn rừng, trên mặt nước) Phương pháp nghiên cứu: Trồng các trụ mầm thu theo các phương pháp rồi

trên đất ngập triều hàng ngày để theo dõi tỉ lệ sống sau 1 năm, dùng thống kê toán học để phân tích và kết luận

- Mô tả thí nghiệm: Thu hái trụ mầm ở trên cây, trên sàn rừng và trên mặt

nước do thủy triều đem đến Trên cơ sở lượng trái thu được đem về chọn lựa rồi gieo ươm sau 1 năm để đánh giá tỉ lệ sống của từng cách thu hái trụ mầm, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phổ biến cách thu hái tốt nhất

+ Đối tượng thí nghiệm: Cây Đước

+ Công thức thí nghiệm: Bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) Ba

khối, ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức trồng 100 trụ mầm

3 nghiệm thức x 3 lần lập lại = 9 lô thí nghiệm Cự ly trồng cách nhau 0,5 m x 0,5 m

+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ và thời gian nảy mầm, tỉ lệ sống và chiều cao của cây

con theo thời gian Cách 2 tuần lấy số liệu 1 lần, trong thời gian 12 tháng

+ Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: Số liệu về tỉ lệ và thời gian nảy mầm, tỉ lệ cây

sống và chiều cao của cây con

Trang 22

3.2.2.4 Tỉ lệ sống ở các phần khác nhau của trụ mầm

- Phương pháp nghiên cứu: Trồng trực tiếp trên đất nơi có thủy triều ngập

hàng ngày Sau 1 năm so sánh kết quả dựa trên phân tích thống kê toán học

- Mô tả thí nghiệm: Thí nghiệm đối với những loài cây có trụ mầm lớn như

Đưng, Đước Những trụ mầm được bẽ gãy theo tỉ lệ và trồng để xem xét tỉ lệ

Hình 3.2: (a) Thu hái trụ mầm ở trên cây (b) Thu trụ mầm bằng cách rung cây

Hình 3.3: Thu trụ mầm trên mặt nước

Trang 23

sống và khả năng nảy chồi của từng loài Trên cơ sở những phần nào của trụ mầm có khả năng mọc chồi và sống để phổ biến tận dụng trong công tác trồng rừng nhằm tiết kiệm kinh phí khi nguồn giống ít như Đưng

+ Đối tượng thí nghiệm: Đưng và Đước

+ Công thức thí nghiệm:

- Đối với Đưng: Trụ mầm được bẽ gãy theo 1/3; ½; 2/3 chiều dài, các bộ phận đều được trồng thành 7 nghiệm thức như sau: đối chứng, 1/3; ½; 2/3 gốc và 1/3; ½; 2/3 ngọn, đoạn giữa 2/3 trụ mầm, lập lại 3 lần theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên

7 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 21 lô thí nghiệm

Mỗi lô thí nghiệm trồng 49 trụ mầm

- Đối với Đước: Trụ mầm bẻ ½ trên, ½ dưới và nguyên trụ mầm để đối chứng Như vậy có 3 nghiệm thức x 3 lần lập lại = 9 lô thí nghiệm theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên

+ Chỉ tiêu theo dõi: Mỗi 4 tháng thu thập số liệu 1 lần về nảy mầm, chiều cao các chồi

+ Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: Tính được tỉ lệ nảy mầm theo thời gian của từng

Hình 3.4: Trụ mầm Đưng bẻ gãy theo các nghiệm thức thí nghiệm

Trang 24

phần của trụ mầm, tỉ lệ sống sau 1 năm, số chồi/ cây

3.2.2.5 Nghiên cứu các phương pháp bảo quản trụ mầm của 4 loài cây rừng ngập mặn: Đước, Đưng, Dà quánh, Dà vôi

- Phương pháp bảo quản trụ mầm: Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của trụ mầm trong bảo quản là độ chín của trụ mầm, không bị tổn thương mầm bệnh, không khí, ẩm độ, hàm lượng nước của trụ mầm, ánh sáng, nhiệt độ …

do đó việc bố trí các nghiệm thức đều dựa vào các yếu tố trên để xem xét

Ở đề tài này, chúng tôi chọn phương pháp bảo quản ở nhiệt độ và ẩm độ bình thường và bảo quản ẩm không kiểm tra hàm lượng nước và nhiệt độ

Để kiểm tra chất lượng của các phương pháp bảo quản thông qua tỉ lệ nảy mầm theo thời gian và tỉ lệ sống của trụ mầm bằng cách trồng trực tiếp trên đất

có ngập triều (Đước, Đưng) và trên đất cao (Dà vôi và Dà quánh)

- Thời gian: Theo dõi 1 năm

- Phương pháp nghiên cứu: Với 4 loài cây thí nghiệm Mỗi loài cây bố trí 5

nghiệm thức (mỗi nghiệm thức có 110 trụ mầm) cứ sau 10 – 15 ngày lấy 100 trụ mầm đem trồng và 5 trụ mầm về phòng thí nghiệm để phân tích hàm lượng nước

- Mô tả thí nghiệm

- Đối tượng thí nghiệm: Trụ mầm của Đước, Đưng, Dà quánh và Dà vôi

- Công thức thí nghiệm: Gồm 5 nghiệm thức sau:

• NT 1: Bảo quản trụ mầm bằng cách đặt trụ mầm dày khoảng 10 cm trên

sàn đất trong nhà lưới (hàng ngày tưới nước 1 lần)

• NT 2: Trên sàn đất trong nhà lưới phủ một lớp cát dày 10 cm (hàng ngày

tưới nước 1 lần)

• NT 3: Nổi trên mặt nước, có lưới che quanh, dưới bóng cây có bóng mát

nơi nước lưu thông

• NT 4: Trong túi nhựa có đục nhiều lỗ nhỏ để ở dưới bóng cây có bóng

mát nơi nước lưu thông và ngập triều hàng ngày

Trang 25

• NT 5: Nổi trên mặt nước, để trong nhà lá che chung quanh, có thủy triều

lên xuống hàng ngày

+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ ra mầm theo thời gian, tỉ lệ sống

+ Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: Sau thời gian thí nghiệm nắm được tỉ lệ sống

theo thời gian đối với từng nghiệm thức, sau đó dùng trắc nghiệm ANOVA để

so sánh giữa các nghiệm thức

3.4 Xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý theo thống kê toán học Các phần mềm EXCEL 7.0,

Stagraphic PLUS 3.0 được sử dụng để phân tích kết quả

Trang 26

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Các thông tin về trụ mầm

Để có những thông tin về số lượng về trụ mầm của 4 loài (Đước, Đưng, Dà vôi, Dà quánh) đề tài đã thực hiện việc định lượng qua các chỉ tiêu dưới đây

4.1.1 Trọng lượng của các trụ mầm

Qua đo đếm và tính toán trọng lượng của trụ mầm của 4 loài được thể hiện như sau:

- Trọng lượng của Đước

- Trọng lượng 50 trụ mầm của Đước : 1.071,37 ± 20,88 g

- Trọng lượng của Đưng

- Trọng lượng 50 trụ mầm của Đưng : 4.355,35 ± 160,07 g

- Trọng lượng của Dà quánh

- Trọng lượng 100 trụ mầm của Dà quánh: 219,50 ± 8,94 g

Trang 27

g/1.000 trụ mầm

- Trọng lượng của Dà vôi

- Trọng lượng 100 trụ mầm của Dà vôi : 707,6 ± 20,75 g

4.1.2 Hàm lượng nước của trụ mầm

Bảng 4.1: Hàm lượng nước trong các trụ mầm

Loài cây Hàm lượng nước (%)

Trang 28

Bảng 4.2: Phân tích các chỉ tiêu thống kê về trọng lượng của trụ mầm của 4 loài cây ngập mặn

Standard Error 8,83Standard Error 67,69462Standard Error 3,784366Standard Error 8,774837

Standard Deviation 24,98Standard Deviation 191,4693Standard Deviation 10,7038Standard Deviation 24,81899 Sample Variance 623,98Sample Variance 36660,49Sample Variance 114,5714Sample Variance 615,9821 Kurtosis 2,40Kurtosis 0,040464Kurtosis -1,7009Kurtosis -1,02339 Skewness -1,12Skewness 0,294436Skewness -0,1752Skewness 0,144505

Count 8,00Count 8Count 8Count 8

Smallest(1) 1.020,00Smallest(1) 4061,667Smallest(1) 205Smallest(1) 675 Confidence Level(95,0%) 20,88Confidence Level(95,0%) 160,0723Confidence Level(95,0%) 8,948604Confidence Level(95,0%) 20,74919

Trọng lượng 1000 trụ mầm (g) 21.427,50 87.106,94 2.195,00 7.076,25

Trang 29

Hình 4.2: Kích thước trụ mầm của Đước 4.1.3 Trọng tâm của trụ mầm

Vấn đề phát tán của các trụ mầm nhờ thủy triều đã tạo nên hai trường hợp là khi trụ mầm bám vào đất rừng ngập mặn, trong điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ vươn lên và phát triển thành cây, đây là cơ chế tự mọc của cây rừng ngập mặn (Tomlinson, 1986) Trong thường hợp thứ hai là trụ mầm vẫn di chuyển trong nước cho đến khi gặp được nơi để phát triển Trong cả

Hình 4.1: Trụ mầm Dà vôi (Ceriops tagal)

Trang 30

hai trường hợp trên thì trọng tâm của trụ mầm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trụ mầm đứng thẳng trong nước và mọc lên cây con Trọng tâm của trụ mầm có vai trò quyết định trong việc rơi của trụ mầm từ trên cây xuống đất và cân bằng để đứng trong khi di chuyển ở dưới nước theo thủy triều để phát tán và bám chặt vào đất để mọc thành cây con Do đó việc nghiên cứu trọng tâm của trụ mầm góp phần hiểu biết việc phát tán trụ mầm trong nước và khi rơi

Trong 5 đoạn thì đoạn 4 có trọng lượng chiếm cao nhất Trọng tâm của Đước, Dà vôi, Dà quánh nằm trong khoảng giữa đoạn 3 - 4, riêng trọng tâm của Đưng thì nằm ở đoạn 3 Qua đồ thị cho thấy trụ mầm của 3 loài Dà vôi, Dà quánh và Đước phình ra ở phía đoạn 4, nằm xa đoạn trung tâm, trong khi đó trụ mầm của Đưng thuôn đều hơn nên trọng tâm nằm ở đoạn

3 Vị trí của trọng tâm góp phần làm cho trụ mầm cân bằng khi rơi xuống cũng như khi nỗi trên mặt nước theo chiều thẳng đứng và di chuyển đến nơi

có điều kiện thuận lợi thì cây phát triển

Dà vôi

Dà quánh

%

Đồ thị 4.1: Vị trí trọng tâm của các trụ mầm

Trang 31

Bảng 4.3: Kích thước trụ mầm của 4 loài cây ngập mặn

Nghiên cứu về kích thước của 4 loài cây ngập mặn ở Cần Giờ cho thấy trụ mầm của Đưng có chiều dài trung bình dài nhất là 51,93 cm (Bảng 3) và ngắn nhất là Dà quánh là 10,43 cm Chiều dài trung bình của Dà vôi

là 20,41 cm gần bằng trụ mầm của Đước (Đồ thị 4.2)

Đường kính trung bình của Đưng cũng lớn nhất, kế đến là Đước, Dà vôi và thấp nhất là Dà quánh Tỉ lệ giữa đường kính với chiều dài của trụ mầm D/L (%) của Đước biến động cao nhất (4 – 9 %), trong khi đó Đưng

Loài Dài (cm) Đường kính (mm)

- Đước (Rhizophora apiculata) 22,36 ± 1,07 13,34 ± 0,43

- Đưng (Rhizophora mucronata) 51,93 ± 2,43 15,79 ± 1,46

- Dà vôi (Ceriops tagal) 20,41 ± 0,97 8,43 ± 0,24

- Dà quánh (Ceriops decandra) 10,43 ± 0,41 6,07 ± 0,21

0 2 4 6 8 10

Trang 32

biến động là thấp nhất (2,2 – 4,2 %)

Qua đồ thị 4.2 cho thấy tỉ lệ D/L % của các loài được phân bố thành

4 nhóm riêng biệt, đây cũng là một trong những chỉ tiêu để xác định kích thước nhóm loài cây, tỉ lệ trung bình D/L % của Đước là 3,08 % biến động

từ 2,8 – 3,35 %, Đưng là 6,09 % và biến động từ 5,68 – 6,50 %, Dà vôi trung bình là 4,23 % và biến động từ 3,94 – 4,52 %, Dà quánh có trung bình là 5,86 % và biến động từ 5,59 – 6,13 %

Mối quan hệ giữa hình dáng, kích thước và trọng tâm của trụ mầm thuộc 4 loài cây Đước, Đưng, Dà vôi và Dà quánh cho thấy có hai nhóm chính là nhóm Đước, Dà vôi, Dà quánh có biến động từ 3 – 9 % của đường kính trên chiều dài của trụ mầm (Đồ thị 4.2) Trong khi đó thì Đưng có biến động D/L % chỉ khoảng 2 %

4.1.5 Tương quan trọng lượng với chiều dài và đường kính của trụ mầm

Để thuận tiện tính toán trọng lượng của trụ mầm nhanh chóng, đề tài

Hình 4.3: Trụ mầm Đưng bảo quản trên sàn đất

Trang 33

kích thước của trụ mầm để ứng dụng trong thực tiễn của sản xuất

Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa trọng lượng với các nhân tố của

trụ mầm

4.2 Sản lượng trụ mầm rơi

4.2.1 Các thông tin về các ô thí nghiệm

Trong 9 ô thí nghiệm để bố trí các bẫy lượng rơi trên ba khu vực ở Cần Giờ vào cấp tuổi từ 23 – 26 Mật độ biến động từ 1.300 – 3.500 cây/ha, mật độ trung bình khoảng 2.522 cây/ha Đường kính (D1,3) trung bình là 11,53 cm, cao nhất là 15,45 cm ở ô số 2 thuộc vùng 1 và thấp nhất là 8,85

Loài Tương quan

- Sai tiêu chuẩn của ước lượng (SE) 0,3813

Loài Tương quan

Trang 34

cm ở ô số 8 thuộc vùng 3 Đường kính tán trung bình là 2,27 m, cao nhất là 3,26 m ở ô số 2 thuộc vùng 1 và thấp nhất là 1,96 m ở ô số 8 thuộc vùng 3

Bảng 4.5: Thông tin về các ô nghiên cứu

4.2.2 Tổng lượng trụ mầm rơi theo vùng và vị trí

Bảng 4.6: Lượng trụ mầm rơi theo vùng trong năm 2005 và 2006

Tổng lượng trụ mầm rơi trung bình/năm trong hai năm 2005 và 2006

là 446.481 trụ mầm/ha/năm của Đước ở Cần Giờ Trong đó vùng 1 (ở Khu vực An Nghĩa) thì lượng trụ mầm rơi trung bình là 420.555 ± 49.413 trụ mầm/năm/ha, vùng 2 ở phía giữa khu rừng phòng hộ (Khu vực Dần xây) là 373.889 ± 35.295 trụ mầm/năm/ha, vùng 3 (ở Khu vực Lâm viên) thuộc tiểu khu 22 là 545.000 ± 134.121 trụ mầm/năm/ha Vùng 3 có lượng trụ

Năm Vùng 1 (Trụ mầm/ha) Vùng 2 (Trụ mầm/ha) Vùng 3 (Trụ mầm/ha) Trung bình (Trụ mầm/ha)

545.000 ± 134.121 446.481 ± 83.3381

Trang 35

số trụ mầm rơi trung bình trong hai năm nghiên cứu 2005 và 2006 ở mức 95% với p = 0,83 > 0,05

Tổng lượng trụ mầm rơi giữa các vùng có khác nhau rất có ý nghĩa với p = 0,005 (F = 176,04) Vùng 3 có tổng lượng rơi cao nhất 545.000 trụ mầm khác với 2 vùng 1 và 2 Lượng trụ mầm rơi ở vùng 1 và vùng 2 khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê Vùng 3 có trụ mầm cao hơn các vùng khác là do rừng gần biển có gió mạnh nên lượng trụ mầm rơi nhiều hơn

4.2.3 Trụ mầm rơi theo tháng trong năm và vùng

Trụ mầm ở Cần Giờ rơi trung bình trong hai năm 2005 và 2006 là 37.207 trụ mầm/ha/tháng trong đó vùng 1 là 35.046 trụ mầm/ha/tháng, vùng 2 là 31.158 trụ mầm/ha/tháng và vùng 3 là 45.417 trụ mầm/ha/tháng Lượng trụ mầm rơi được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Lượng trụ mầm Đước rơi trung bình theo tháng/năm/vùng

Trang 36

Lượng rơi ở các vùng khác nhau có ý nghĩa với p = 0,0009 Lượng trụ mầm rơi theo tháng các vùng khác biệt có ý nghĩa với p < 0,0001, vùng

3 khác biệt với vùng 1 và 2 Do vùng 3 nằm gần biển, gió mạnh nên lượng trụ mầm rơi nhiều hơn Lượng trụ mầm của vùng 1 rơi chiếm 68,6% và vùng 2 là 77,16% so với vùng 3

Bảng 4.8: Lượng trụ mầm rơi theo tháng trong năm

Lượng trụ mầm rơi quanh năm, trong đó tháng 7 có lượng rơi cao nhất trong năm là 85.926 trụ mầm/ha/tháng và thấp nhất là tháng 3 với 7.037 trụ mầm/ha/tháng Lượng trụ mầm rơi tăng dần khi mùa mưa đến trong tháng 5, tháng 6 có lượng trụ mầm rơi là 42.037 trụ mầm/ha/tháng và đạt cực đại vào tháng 7, sau đó giảm dần vào các tháng sau

Lượng trụ mầm rơi cao tập trung vào tháng 7 - 10, đây cũng chính là những tháng có lượng mưa cao trong năm (Đồ thị 4.4), điều này cũng phù hợp với nhận định của Duke và cs (1984) đã nghiên cứu thời gian ra hoa của cây rừng ngập mặn ở Úc cho thấy: hầu hết các loài cây ngập mặn ra

Trang 37

lượng mưa đạt đỉnh cao Jitt Kongsangchai (1988) nghiên cứu tại các tỉnh

ở miền nam Thái Lan cũng có cùng nhận định trên

Qua phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy tháng 7 và 8 có lượng trụ mầm rơi nhiều nhất và không khác nhau về mặt thống kê, trong khi đó tháng 7 khác với các tháng khác trong năm Tháng 8, 9 và 10 khác nhau không có ý nghĩa ở mức 95% Như thế trụ mầm rơi tập trung từ tháng 7-10

và đây chính là thời vụ thu hoạch trụ mầm Đước tại Cần Giờ Số lượng trụ mầm rơi từ tháng 7 – 10 chiếm 65,33 % tổng lượng trụ mầm rơi trong năm (Phụ lục )

4.2.4 Trụ mầm rơi theo tháng trong năm và vị trí

Lượng trụ mầm rơi ở phía trong rừng là 12.523 trụ mầm/tháng/ha và ngoài bờ sông trung bình là 23.500 trụ mầm/tháng/ha, như thế lượng rơi trong rừng chỉ chiếm 53,29 % so với ngoài bìa rừng Qua phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa về lượng trụ mầm rơi giữa phía ngoài bờ sông và trong rừng với p < 0,001

4.2.5 Chất lượng trụ mầm rơi

Tỉ lệ trụ mầm đạt tiêu chuẩn đã đề ra khi trồng rừng chiếm 55,58 % tổng lượng trụ mầm rơi trong năm Tỉ lệ lượng trụ mầm rơi đạt tiêu chuẩn trồng rừng ở các vùng và vị trí ở trong và ngoài bìa rừng không có sự khác biệt nhau về mặt thống kê Tổng lượng trụ mầm rơi trung bình trên ha là 446.481, với chất lượng đạt là 55,58 % thì có thể cung cấp 248.154 trụ mầm để trồng rừng Nếu trồng với mật độ 10.000 cây/ha thì cung cấp cho khoảng 24,8 ha Thời vụ trồng rừng thường tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 7 – 10 hàng năm Trong các tháng 7 – 10 thì lượng trụ mầm rơi chiếm 63,33 % tổng số trụ mầm rơi trong năm là 291.667 trụ mầm Như thế trong 4 tháng trên 1 ha rừng có thể cung cấp 162.108 trụ mầm đạt tiêu chuẩn trồng rừng và sẽ cung cấp trụ mầm đủ để trồng 16,2 ha

Trang 38

Trong các tháng mùa khô số lượng trụ mầm rơi ít nhưng có chất lượng cao, ngược lại trong những tháng mùa mưa là những tháng 7, 8, 9, 10 thì lượng trụ mầm rơi nhiều nhưng tỉ lệ trụ mầm đạt chất lượng lại thấp so với các tháng khác chỉ chiếm từ 66 % – 70 % tổng số lượng trụ mầm rơi

Tổng lượng rơi đạt tiêu chuẩn không khác nhau giữa các vùng nhưng khác nhau theo vị trí ở ngoài bìa rừng và trong rừng với F = 23,28 (p < 0,001) Lượng trụ mầm đạt tiêu chuẩn rụng ở bìa rừng gần gấp đôi trong rừng

Barry Clough và cs (2000) đã tính toán lượng trụ mầm rơi ở các tuổi

6, 9, 10, 12, 21, và 36 tại Cà Mau cho thấy vào tuổi 21 và 36 là có lượng trụ mầm rơi đáng kể là 397.000 và 680.000 trụ mầm/ha/năm, như thế 1 ha rừng

ở tuổi 21 sẽ cung cấp giống để trồng cho 40 ha và rừng 36 tuổi cung cấp giống để trồng 68 ha, trong khi tính toán tác giả đã không tính toán đến tiêu chuẩn chất lượng trụ mầm khi trồng rừng nên số liệu có cao hơn thực tế

4 3 Phương pháp thu hái trụ mầm

4.3.1 Tỉ lệ nảy mầm

Tỉ lệ nảy mầm của Đước trung bình là 83,6% trong đó trụ mầm thu trên mặt nước có tỉ lệ nảy mầm là 82,23% biến động từ 79,92 – 84,55%, trụ mầm thu trên sàn rừng có tỉ lệ nảy mầm là 89,79% biến động từ 87,29 – 92,19%, trụ mầm thu trên cây có tỉ lệ nảy mầm là 78,79% biến động từ 76,39 – 81,2% Tỉ lệ nảy mầm của Đước khác nhau giữa các nghiệm thức

và thời gian có ý nghĩa với p < 0,001

Trang 39

Đồ thị 4.4 : Lượng mưa và trụ mầm rơi từ 10/2004 – 12/2006

0 10000

Tổng trái rơi Trái đạt Mưa

Trang 40

33

Hai tuần lễ đầu, trụ mầm thu hái ở trên cây chưa cĩ nảy mầm, trong khi đĩ trụ mầm thu hái trên sàn rừng nảy mầm là 2 %, trên mặt nước là 10 % Như vậy trong khoảng thời gian 2 tuần đầu thì trụ mầm ở trên mặt nước nảy mầm nhanh nhất, kế đến là trụ mầm thu trên sàn rừng và nảy mầm chậm nhất là trụ mầm thu ở trên cây Sau 4 tuần thì tỉ lệ nảy mầm tăng lên bình quân là 85% Từ 6 - 8 tuần thì các trụ mầm thu trên mặt nước nảy mầm 91%, trên sàn rừng là 96% và trên cây là 93% Đước cĩ tỉ lệ nảy mầm là cao nhất là 95,33% trong thời gian từ 42 - 56 ngày

Qua phân tích số liệu trên cho thấy trụ mầm thu trên sàn rừng cĩ tỉ lệ nảy mầm chậm trong thời gian đầu nhưng sau một năm thì tỉ lệ nảy mầm giữa 3 cách thu hái khác nhau cĩ ý nghĩa ở mức P < 0,01 với F = 23,13 > F 0,01 Thu hái trên sàn rừng cĩ tỉ lệ nảy mầm cao nhất là 89,79 %, tiếp đến là trụ mầm trên mặt nước (82,23 %) và thấp nhất là trụ mầm hái trên cây (78,79 %) Trụ mầm thu trên hái trên cây và rung cây nên nhiều khi thu hái những trụ mầm chưa già do đĩ tỉ lệ nảy mầm cĩ thấp hơn 2 cách thu trên

Mặt nước Sàn rừng Trên cây

Đồ thị 4.5: Tỉ lệ nảy mầm của Đước theo cách thu hái

Ngày đăng: 09/02/2015, 05:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w