Phương pháp thu hái trụ mầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo quản trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn trong khu dự trữ sinh quyền cần giờ (Trang 38)

4.3.1. Tỉ lệ nảy mầm

Tỉ lệ nảy mầm của Đước trung bình là 83,6% trong đĩ trụ mầm thu trên mặt nước cĩ tỉ lệ nảy mầm là 82,23% biến động từ 79,92 – 84,55%, trụ

mầm thu trên sàn rừng cĩ tỉ lệ nảy mầm là 89,79% biến động từ 87,29 – 92,19%, trụ mầm thu trên cây cĩ tỉ lệ nảy mầm là 78,79% biến động từ

76,39 – 81,2%. Tỉ lệ nảy mầm của Đước khác nhau giữa các nghiệm thức và thời gian cĩ ý nghĩa với p < 0,001.

Đồ thị 4.4. : Lượng mưa và trụ mầm rơi từ 10/2004 – 12/2006 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 Oc t- 04 No v- 04 De c- 04 Jan- 05 Feb- 05 Mar- 05 Apr- 05 Ma y- 05 Jun- 05 Ju l- 05 Aug- 05 Sep- 05 Oc t- 05 No v- 05 De c- 05 Jan- 06 Feb- 06 Mar- 06 Apr- 06 Ma y- 06 Jun- 06 Ju l- 06 Aug- 06 Sep- 06 Oc t- 06 No v- 06 De c- 06 Tháng Trái 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 mm Tổng trái rơi Trái đạt Mưa

33

Hai tuần lễ đầu, trụ mầm thu hái ở trên cây chưa cĩ nảy mầm, trong khi đĩ trụ mầm thu hái trên sàn rừng nảy mầm là 2 %, trên mặt nước là 10 %. Như vậy trong khoảng thời gian 2 tuần đầu thì trụ mầm ở trên mặt nước nảy mầm nhanh nhất, kếđến là trụ mầm thu trên sàn rừng và nảy mầm chậm nhất là trụ mầm thu ở

trên cây. Sau 4 tuần thì tỉ lệ nảy mầm tăng lên bình quân là 85%. Từ 6 - 8 tuần thì các trụ mầm thu trên mặt nước nảy mầm 91%, trên sàn rừng là 96% và trên cây là 93%. Đước cĩ tỉ lệ nảy mầm là cao nhất là 95,33% trong thời gian từ 42 - 56 ngày. Qua phân tích số liệu trên cho thấy trụ mầm thu trên sàn rừng cĩ tỉ lệ nảy mầm chậm trong thời gian đầu nhưng sau một năm thì tỉ lệ nảy mầm giữa 3 cách thu hái khác nhau cĩ ý nghĩa ở mức P < 0,01 với F = 23,13 > F 0,01. Thu hái trên sàn rừng cĩ tỉ lệ nảy mầm cao nhất là 89,79 %, tiếp đến là trụ mầm trên mặt nước (82,23 %) và thấp nhất là trụ mầm hái trên cây (78,79 %). Trụ mầm thu trên hái trên cây và rung cây nên nhiều khi thu hái những trụ mầm chưa già do đĩ tỉ lệ nảy mầm cĩ thấp hơn 2 cách thu trên. 0 20 40 60 80 100 120 0 14 28 42 56 70 84 98 114 130 146 174 205 235 266 296 327 359 Ngày Tỉ le ä (% )

Mặt nước Sàn rừng Trên cây

34

Bảng 4.9: Phân tích biến lượng tỉ lệ nảy mầm sau 1 năm giữa các cách thu hái

--- Method: 95,0 percent LSD

NT Count LS Mean Homogeneous Groups

--- Trên cây 18 78,7938 X

Mặt nước 18 82,2337 X

Sàn rừng 18 89,7914 X

---

Việc thu lượm trụ mầm trên mặt nước cho thấy cây nảy mầm nhanh hơn thu trên cây và trên sàn rừng. Trụ mầm nổi trên mặt nước đã rụng lâu do đĩ khi trồng thì nảy mầm nhanh hơn. Trụ mầm thu trên cây bằng cách rung cây làm cho trụ

mầm rớt xuống do đĩ cịn tươi nên cần phải cĩ thời gian lâu hơn để nảy mầm. Trụ

mầm trên sàn rừng thì nảy mầm ổn định hơn hai cách thu hái trên.

4.3.2. Tỉ lệ sống

4.3.2.1. Tỉ lệ sống sau 1 năm

Tỉ lệ sống của Đước sau một năm khác nhau giữa các nghiệm thức cĩ ý nghĩa với p < 0,05 và F = 10,25 > F0,05, trong đĩ tỉ lệ sống của trụ mầm thu hái trên cây là 94 % biến động từ 87,91 – 100 %, trụ mầm thu hái trên sàn rừng là 93,67 % biến động từ 87,57 – 99,76 %, trụ mầm thu lượm trên mặt nước thấp nhất là 81,67 % biến động từ 75,57 – 87,76 %. Qua đây cho thấy trụ mầm thu từ trên sàn rừng và trên cây cĩ tỉ lệ sống cao trên 90 %.

35

Tỉ lệ sống của trụ mầm Đước theo cách thu hái trên cây và trên sàn rừng khác nhau khơng cĩ ý nghĩa ở mức 95 % nhưng khác với trụ mầm thu trên mặt nước. Việc thu hái trụ mầm ở trên cây và trên sàn rừng là giống nhau, điều này giúp ta cĩ thể chọn một trong hai cách thu trái là trên sàn rừng và trên cây nhưng trong thực tế thì thu hái trên sàn rừng dễ hơn thu hái ở trên cây và ít tốn kém hơn do đĩ cách thu hái trên sàn rừng là phù hợp với điều kiện kinh tế, dễ thu hoạch trong thời gian ngắn mà tỉ lệ sống vẫn cao.

4.3.2.2. Tỉ lệ sống sau 2 năm

Tỉ lệ sống của Đước sau 2 năm bình quân là 84,63 %, tỉ lệ sống sau 3 tháng trồng trung bình là 88 %, sau 10 tháng là 84,89 % và sau 24 tháng thì tỉ lệ sống là 81 %. Khơng cĩ sự khác biệt về tỉ lệ sống theo thời gian từ 3, 10 và 24 tháng.

Tỉ lệ sống của các trụ mầm thu trên mặt nước là 81,44 %, trên sàn rừng là 93,89 % và thu ở trên cây là 78,56 %. Qua phân tích Anova cho thấy tỉ lệ sống của trụ mầm trồng sau 2 năm là khác nhau cĩ ý nghĩa ở mức 95 % với F = 4,64 > F0,05 (p = 0,0225). Qua kết quả trên cho thấy khơng cĩ sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa cách thu hái trên cây và trên mặt nước nhưng khác với cách thu hái trên sàn rừng với tỉ lệ sống khá cao là 93,89 %.

4.3.3. Chiều cao cây

4.3.3.1. Chiều cao cây sau 1 năm

Chiều cao trung bình của cây Đước sau 1 năm là 42,18 cm. Chiều cao của trụ mầm thu hái trên cây là 40,69 cm biến động từ 39,35 – 42,03 cm, trụ mầm thu hái trên sàn rừng là 44,04 cm biến động từ 42,7 – 45,4 cm, trụ mầm thu lượm trên mặt nước là 41,82 cm biến động từ 40,48 – 43,16 cm.

Chiều cao của Đước trồng sau 1 năm của các cách thu hái trụ mầm khác nhau cĩ ý nghĩa với F = 12,5 (p < 0,05). Chiều cao của cây trồng lấy trụ mầm từ

36

hái trụ mầm trên sàn rừng cao nhất và khác với 2 cách thu hái trên ở mức ý nghĩa 95 %.

4.3.3.2. Chiều cao cây sau 2 năm

Chiều cao trung bình của cây Đước trồng sau 2 năm theo 3 cách thu hái là 104,43 cm, trong đĩ chiều cao của cây cĩ trụ mầm thu hoạch trên mặt nước là 107,37 cm, trên sàn rừng là 103,61 cm và trên cây là 102,31 cm. Khơng cĩ sự

khác biệt về chiều cao của cây sau 2 năm trồng giữa ba cách thu lượm trụ mầm.

Nhận định

- Sau khi trồng 1 năm thì tỉ lệ sống các cây thu trái ở trụ mầm ở trên cây và trên sàn rừng là giống nhau, tỉ lệ sống của cây cĩ nguồn giống thu từ mặt nước thì thấp hơn cách thu trên cây và trên sàn rừng. Sau 2 năm trồng thì cách thu hái trên sàn rừng cĩ tỉ lệ sống cao nhất là 93,89 % và khác biệt với 2 cách thu lượm trên cây và trên mặt nước.

- Sau 1 năm thì chiều cao của cây mà trụ mầm thu từ sàn rừng cĩ chiều cao cao hơn hai cách thu là trên mặt nước và trên cây nhưng sau 2 năm trồng thì khơng cĩ sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Do đĩ việc thu hái trụ

mầm để trồng rừng cĩ tỉ lệ sống cao là thu lượm trụ mầm trên sàn rừng.

Kết luận: Việc thu hái trụ mầm trên sàn rừng là tốt hơn cách thu hái trên cây và trên mặt nước. Thu hái trên sàn rừng dễ dàng và ít tốn kém nhưng tỉ lệ sống lại cao và sinh trưởng chiều cao của cây sau 1 năm cũng cao hơn.

4.4. Tỉ lệ sống ở các phần khác nhau của trụ mầm Đưng 4.4.1. Tỉ lệ nảy chồi 4.4.1. Tỉ lệ nảy chồi

Qua kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ Đưng nảy chồi là 40,4 %. Nghiệm thức đối chứng là khơng bẻ nên tỉ lệ sống cao nhất là 75 %, trong khi đĩ nghiệm thức 1/3 ngọn của trụ mầm cĩ tỉ lệ sống thấp nhất. Cĩ sự khác nhau giữa các nghiệm thức ở

37

nhau. Nghiệm thức 2/3 gốc cĩ tỉ lệ nảy mầm là 28,7 %, ½ ngọn là 30 % và 1/3 gốc là 36 %. Nghiệm thức 2/3 gốc, ½ ngọn và 1/3 gốc là khác nhau khơng ý nghĩa.

Nhìn chung các phần trụ mầm trụ mầm của Đưng bẻ gãy đều cĩ khả năng nảy chồi. Phần 1/3 ngọn của trụ mầm cĩ khả năng nảy chồi thấp nhất. Những trụ

mầm cĩ chiều dài từ ½ đến 2/3 chiều dài của trụ mầm bị gãy thì khả năng nảy chồi từ 26 – 46 %. Những phần của trụ mầm cĩ kích thước ngắn dễ bị ngập nước nên phần mới bị gãy dễ bị thối. Phần bẻ gãy ở phía trên bị khơ, khoảng sau 2 tháng thì bắt đầu nảy chồi. Những trụ mầm của Đưng và các chồi non dẽ bị cua cịng cắn là cho cây chết.

Bảng 4.10: So sánh tỉ lệ sống theo các vị trí bẻ trụ mầm

Multiple Range Tests for TLsong by NT

--- Method: 95,0 percent LSD

NT Count LS Mean Homogeneous Groups

--- 6 3 21,6667 X 7 3 28,6667 XX 1 3 30,0 XX 5 3 36,3333 XX 2 3 45,0 X 4 3 46,0 X 3 3 75,0 X ---

Hình 4.5: (a) Chồi non bị khơ (b) Trụ mầm 1/3 ngọn bị cua cắn

38

4.4.2. Tỉ lệ số cây nảy chồi.

Sau khi trồng 4 tháng thì cây nảy chồi, cây thuộc phần 1/3 ngọn chiếm tỉ lệ

nảy chồi thấp nhất 16.66 %, trụ mầm thuộc 1/2 ngọn nảy chồi là 23,33 %, trụ mầm 2/3 ngọn là 66,66 % và cây 2/3 gốc thì cĩ số cây nảy chồi chiếm tỉ lệ cao nhất 76,66 %.

Ở giai đoạn 12 tháng thì số cây nảy chồi đã tương đối ổn định. Đối với nghiệm thức trụ mầm 1/2 gốc thì số lượng chồi tăng dần từ 4 tháng đến 12 tháng là 46,66 % .Trong khi đĩ nghiệm thức trụ mầm 2/3 gốc thì tỉ lệ nảy chồi tăng cao nhất ở tháng thứ 8 là 86,66 % và giảm dần xuống 76,66 % sau 12 tháng. Nghiệm thức trụ mầm 1/3 gốc tỉ lệ nảy chồi đạt thấp nhất.

Đối với cây 2/3 gốc và 1/2 gốc thì tỉ lệ cây nảy chồi tương đối ổn định hơn so với các nghiệm thức khác mặc dầu tỉ lệ nảy chồi giữa hai nghiệm thức này cĩ chênh nhau, nghiệm thức 2/3 gốc và 1/3 ngọn cĩ nhiều thay đổi chứng tỏ rằng trong qúa trình nảy chồi thì cĩ chồi mọc ra rồi lại cĩ chồi chết xảy ra trong giai

đoạn từ 4 tháng đến 12 tháng.

Kết qủa cho thấy khoảng 50 % số cây ra chồi đối với nghiệm thức 1 và 4, với nghiệm thức 2 và 3 số cây nảy chồi chiếm khoảng 75 %.

39

Từ kết qủa trên cho thấy nếu ta chọn những trái gãy ngọn và 1/3 trái tức là phần trái tận dụng để trồng cĩ chiều dài trái dài hơn các trái bẻ ở vị trí 1/ 2 và 2/3 thì tỉ lệ cây nảy chồi cao hơn, việc này giúp chúng ta chọn những trái bị gãy ít để

tận dụng đem trồng mà cây vẫn cĩ tỉ lệ sống cao.

4.4.3. Số lượng chồi trên cây

Số chồi trên cây của nghiệm thức ½ dưới trụ mầm tăng ở giai đoạn 8 - 12 tháng, trong khi đĩ nghiệm thức 1/3 gốc cĩ số lượng chồi lại giảm dần từ tháng 8

đến tháng thứ 12 từ 2,45 chồi/cây cịn lại 2,33 chồi/cây (giảm 4,9 % so với tháng thứ 8). Nghiệm thức 1/3 gốc và ½ gốc cĩ số chồi giảm dần từ tháng 8 - 12 tháng. Nghiệm thức 2/3 gốc cĩ số chồi/cây cao nhất là 2,33 chồi/cây kế đến là nghiệm thức ½ gốc là 1,95 chồi/cây, nghiệm thức 1/3 gốc là 1,6 chồi/cây và các nghiệm thức thức khác biến động từ 1 - 1,28 chồi/cây.

Với kết qủa trên cho thấy vị trí gãy cúa trụ mầm ở các vị trí và mức độ khác nhau cho kết qủa là số chồi trên gốc cũng khác nhau rõ rệt. Do Đưng là lồi cĩ trụ

mầm dài và to nên số lượng trụ mầm/kg ít và giá cao nên việc xem xét tận dụng những trụ mầm gãy ở phần trên như ½ gốc, 2/3 gốc thì cĩ thể tận dụng trụ mầm

40

gãy để trồng.

4.4.4. Sinh trưởng chiều cao chồi

Trong giai đoạn 4 - 8 tháng nghiệm thức 1/2 gốc sinh trưởng cao hơn nghiệm thúc ½ , 2/3 ngọn , nhưng đến giai đoạn 8 - 12 tháng thì nghiệm thức 1/2 gốc lại sinh trưởng chậm hơn các nghiệm thức kia. Nghiệm thức 2/3 gốc sinh trưởng vẩn luơn luơn cao hơn các nghiệm thức khác qua các giai đoạn của thí nghiệm.

Qua phân tích phương sai thì sự khác biệt của chiều cao chồi vào lúc 12 tháng tuổi giữa các nghiệm thức là khơng cĩ ý nghĩa với ( F tính = 2,61< F0,05 bảng

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo quản trụ mầm của một số loài cây rừng ngập mặn trong khu dự trữ sinh quyền cần giờ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)