Trong giai đoạn 4 - 8 tháng nghiệm thức 1/2 gốc sinh trưởng cao hơn nghiệm thúc ½ , 2/3 ngọn , nhưng đến giai đoạn 8 - 12 tháng thì nghiệm thức 1/2 gốc lại sinh trưởng chậm hơn các nghiệm thức kia. Nghiệm thức 2/3 gốc sinh trưởng vẩn luơn luơn cao hơn các nghiệm thức khác qua các giai đoạn của thí nghiệm.
Qua phân tích phương sai thì sự khác biệt của chiều cao chồi vào lúc 12 tháng tuổi giữa các nghiệm thức là khơng cĩ ý nghĩa với ( F tính = 2,61< F0,05 bảng = 4,76 ). Trong thời gian 1 năm nên chưa thấy sự khác biệt về chiều cao của chồi giữa các nghiệm thức.
Sinh trưởng về chiều cao cuả chồi qua các lần đo đếm.
Bảng 4.11: Chiều cao của chồi Đưng sau 1 năm Chiều cao chồi (cm) Tháng Nghiệm thức 4 8 12 1/2 ngọn 7.80 10.87 18.40 1/2 gốc 6.32 13,70 20,96 Đối chứng 12.10 25.41 35.60 2/3 ngọn 7.01 13,83 27,72 1/3 gốc 5.96 12,45 26,46 1/3 ngọn 6.80 10.35 18.40 2/3 gốc 10.84 20,90 35,84
41
Nhận định
- Tỉ lệ nảy chồi ở các vị trí bẻ gãy khác nhau của trụ mầm đã giúp chúng ta cĩ thể nhận định được cơng việc tận dụng trụ mầm Đưng bị gãy để tận dụng trong việc trồng rừng nhưng cây vẫn sống và sinh trưởng bình thường, nhìn chung thì những trụ mầm đem trồng cĩ chiều dài trụ mầm càng dài thì tỉ lệ sống càng cao. - Vị trí gãy của trái cĩ ảnh hưởng đến sự ra chồi của cây Đưng. Số lượng chồi nhiều nhất trên một cây là ở vị trí 1/3 gốc. Điều này giúp chúng ta cĩ thể điều khiển số lượng chồi cĩ trên cây theo cách bẻ trái ở các mức độ khác nhau, trong kinh doanh gỗ củi cĩ thể điều chỉnh chồi/gốc để tạo ra thân phụ và tiến hành tỉa thân phụ nhiều lần.
- Ở giai đoạn 12 tháng sinh trưởng của chồi mọc ở các vị trí khác nhau trên mầm chưa cĩ sự khác biệt.
- Trong qúa trình trồng rừng, việc tận dụng các trái gãy là cần thiết nhằm giảm chi phí trồng rừng, đồng thời tận dụng hết số lượng giống hiện cĩ để đạt hiệu qủa tối ưu nhất. Qua kết qủa cho thấy cĩ thể tận dụng những trái bị gãy để trồng cĩ chiều dài trái phải dài hơn chiều dài 1/2 trái bình thường nghĩa là phần trái đem trồng càng dài thì tỉ lệ sống cao và số chồi mọc càng nhiều.