Nội dung thực hiện theo hợp đồng nghiên cứu số 98 /HĐ-SKHCN ngày 3/10/2006 1 Điều tra thành phần loài Lưỡng cư – Bò sát tại các sinh cảnh khác nhau trên địa bàn KDTSQ Cần Giờ Danh lục t
Trang 1SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ĐOÀN TP HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KH-CN TRẺ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 30/3/2009)
DIỄN BIẾN ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ – BÒ SÁT TẠI KHU DỰ
TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: NGUYỄN NGỌC SANG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 4/2009
Trang 2Lời cảm ơn
Đề tài thuộc chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ năm 2006
- 2008 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức sau đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này:
Chân thành cảm ơn CN Nguyễn Quốc Thắng - Hội Sinh học TP HCM, PGS TS Hoàng Đức Đạt - Viện Sinh học Nhiệt đới đã tham gia khảo sát thực địa và cố vấn cho
TP Hồ Chí Minh, tháng 4/2008
Trang 3
Đề tài:
DIỄN BIẾN ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ – BÒ SÁT TẠI KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Tóm tắt
Đề tài được tiến hành từ 9/2006 – 3/2008 tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với 5 đợt khảo sát thực địa
Dựa trên kết quả của Hoàng Đức Đạt và nnk về ếch nhái và bò sát ở Cần Giờ từ năm
1997, chúng tôi tiến hành đánh giá lại khu hệ ếch nhái và bò sát tại khu vực này Kết quả đã
bổ sung vào danh sách trước đó 9 loài (2 loài ếch nhái và 7 loài bò sát), đồng thời cũng đã đưa
ra khỏi danh sách cũ 3 loài bò sát vì xác nhận các loài này hiện không còn hoặc không có ở khu vực nghiên cứu Khu hệ ếch nhái, bò sát ở Cần Giờ được xác nhận lại gồm có 46 loài với
11 loài ếch nhái và 35 loài bò sát Có 12 loài ếch nhái và bò sát quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, trong đó 6 loài có trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) và 12 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) Tên loài và hệ thống phân loại của các loài cũng được cập nhật Tình hình biến đổi thành phần loài, nguyên nhân biến đổi, tình hình khai thác và sử dụng, khả năng phát triển nghề nuôi rắn séc be và ếch cua, một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vừng khu hệ Lưỡng cư – Bò sát ở đây cũng được đề cập trong báo cáo này.
The herpetofauna of Can Gio Mangrove Biopshere Reserve was reviewed based on the
results of Hoang Duc Dat et al.(1997) 9 species, including two amphibians and 7 reptiles,
were added to the previous checklist; three reptiles were also removed from old checklist The herpetofauna of this area was confirmed with 46 species, including 11 amphibians and 35 reptiles 12 of them (26,1%) are precious species which are listed in the Red Data Book of Vietnam (2007) (12 species), and the Govermenttal Decree No 32/2006/NĐ-CP (2006) (6 species) Scientific name and taxonomy of these species are updated Change status of biodiversity, causes of the change, exploiting and using status of reptiles and amphibians, possibility of the bringing up dog-faced water snake and mangrove frog, and some solutions
to protect and develop firmly the fauna were disscussed in this report
Trang 4Mục lục
Tóm tắt đề tài i
Mục lục ii
DANH SÁCH HÌNH iii
DANH SÁCH BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
I TỔNG QUAN 3
II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 4
2.1 Nội dung nghiên cứu 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa 4
2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 4
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 6
3.1 Thành phần loài Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ 6
3.2 Biến đổi đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ 14
3.2.1 Về thành phần loài 14
3.2.2 Về phân bố 16
3.2.3 Về độ phong phú của một số loài 19
3.3 Nguyên nhân của việc biến đổi đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát tại Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ 21
3.3.1 Về thành phần loài 21
3.3.2 Về phân bố 22
3.3.3 Về độ phong phú của một số loài 23
3.4 Các loài Lưỡng cư – Bò sát quý hiếm và có ý nghĩa kinh tế 24
3.4.1 Các loài quý hiếm 24
3.4.2 Các loài có giá trị kinh tế 25
3.5 Hiện trạng khai thác, sử dụng và khả năng phát triển nuôi một số loài Lưỡng cư – Bò sát có giá trị 29
3.5.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng 29
3.5.2 Khả năng phát triển nuôi một số loài Lưỡng cư – Bò sát 32
3.6 Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững khu hệ Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ 33
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
4.1 Kết luận 35
4.2 Đề nghị 35
Tài liệu tham khảo 37 Phụ lục I
Trang 5DANH SÁCH HÌNH
1 Chàng xanh Hylarana erythraea 12
2 Ếch cua Fejervarya cancrivora (con non) 12
5 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus 12
6 Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax 12
7 Nhái bầu hoa Microhyla fissipes 12
9 Nhông cát beli Leiolepis belliana 13
10 Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata 13
11 Nhông xanh Calotes versicolor 13
12 Rắn nước Xenochrophis piscator 13
13 Thằn lằn bóng hoa Mabuya macularia 13
14 Rắn hổ hành Xenopeltis unicolor 13
15 Nhông xám Calotes mystaceus 13
16 Rắn séc be Cerberus rhynchops 13
17 Rắn ráo thường Ptyas korros 14
18 Cóc nước mác-ten Occidozyga mattensii 14
19 Thạch sùng lá đen Gehyra mutilata 14
20 Rắn bông súng Enhydris enhydris 14
21 Rắn roi thường Ahaetula prasina 14
22 Rắn roi mõm nhọn Ahaetula nasuta 14
23 Một người dân đang đào nhông cát (Leiolepis belliana) ở Long
Hòa
29
24 Rắn bị nhốt tại một cơ sở thu mua ở Tam Thôn Hiệp 30
25 Rắn séc be (Cerberus rhynchops) đang bị nhốt trong bể xi măng ở
một nhà hàng tại khu Vàm Sát sẵn sàng phục phụ khách
31
Trang 6DANH SÁCH BẢNG
1 Tỉ lệ các bậc phân loại của khu hệ Lưỡng cư – Bò sát khu vực
nghiên cứu so với cả nước
7
2 Danh lục Lưỡng cư và Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ 8
3 Số loài Lưỡng cư – Bò sát phân bố tại KDTSQ RMN Cần Giờ 19
4 Độ phong phú của một số loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ 20
5 Danh lục Lưỡng cư và Bò sát quý hiếm tại KDTSQ RNM Cần Giờ 26
6 Các loài Lưỡng cư – Bò sát có giá trị kinh tế ở Cần Giờ 28
Trang 7MỞ ĐẦU
Tên đề tài: Diễn biến đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát tại khu dự trữ
sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Sang
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ
Thời gian thực hiện: 9/2006 – 3/2008
Kinh phí được duyệt: 50.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: 45.000.000 đồng theo thông báo số115 TB-SKHCN ngày 21/9/2006 Mục tiêu (theo đề cương đã được duyệt)
Nghiên cứu diễn biến đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát về thành phần loài, số lượng các quần thể của loài tại KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ dưới tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý, sử dụng và phát triển bền vững chúng
Nội dung thực hiện (theo hợp đồng nghiên cứu số 98 /HĐ-SKHCN ngày 3/10/2006)
1 Điều tra thành phần loài Lưỡng cư –
Bò sát tại các sinh cảnh khác nhau trên
địa bàn KDTSQ Cần Giờ
Danh lục thành phần loài (tên phổ thông, tên khoa học) Lưỡng cư - Bò sát đang hiện diện tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ; 22 ảnh màu của các loài ghi nhận được
2 So sánh, đối chiếu với các tài liệu
trước đây để nghiên cứu diễn biến về
thành phần loài và phân bố
Diễn biến đang đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát ở Khu Dự trữ Sinh Quyển Cần Giờ về các nội dung: thành phần loài, phân bố, sản lượng, số lượng
cá thể của một số loài
3 Nghiên cứu nguyên nhân của sự diễn
biến đa dạng sinh học nêu trên
Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó, chủ yếu do anh hưởng của nhân
tố con người
4 Xác định các loài có giá trị kinh tế và
các loài quí hiếm có mặt trong khu
- Danh lục các loài có giá trị kinh tế và
Trang 8- Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững khu hệ và các loài Lưỡng cư – Bò sát có giá trị kinh tế và khoa học ở Cần Giờ
5 Đăng kết quả nghiên cứu trên tạp chí
khoa học
Đã có một bài báo khoa học gởi Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ của ĐHQG TP HCM và đã được Hội đồng Phản biện đồng ý cho đăng
Trang 9
I TỔNG QUAN
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trải qua những giai đoạn biến đổi đáng kể dưới tác động của con người Từ năm 1911, người Pháp qui hoạch 4.500 ha rừng ngập mặn Cần Giờ để bảo vệ khí hậu cho Sài Gòn và chống gió bão và xói mòn đất Phần còn lại được xem là rừng dự trữ để khai thác gỗ và củi Chính do bị khai thác nên cấu trúc rừng và thành phần loài thực vật ở đây đã bị thay đổi nhiều so với trước đó Đến năm
1964, Mỹ đã bắt đầu chiến dịch hóa học bằng chất độc hóa học bằng thuốc diệt cỏ Từ năm 1965 – 1970, các đợt rải thuốc khai quang được tiến hành nhiều lần bằng máy bay làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ bị phá hủy gần như hoàn toàn Những năm sau đó, rừng nơi này xem như đã thoái hóa hoàn toàn và trở nên nghèo kiệt [10] Năm 1978, rừng ngập mặn Cần Giờ được giao lại cho thành phố Hồ Chí Minh từ huyện Duyên Hải tỉnh Đồng Nai với diện tích rừng ngập mặn và đất lâm nghiệp là 34.468 ha, trong đó chỉ còn khoảng 4.500 ha chà là nước, 10.000 ha đất trống bùn khô nứt nẻ và 5.588 ha đất lâm nghiệp có khả năng canh tác nông nghiệp Số diện tích còn lại là thảm thực vật xơ xác gồm các loài cây lùm bụi với độ che phủ dưới 40% [10] Ngay sau đó thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành chương trình trồng lại, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Nhờ vậy hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây đã dần được phục hồi Đến năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới
Cùng với sự phục hồi của thảm thực vật, các loài động vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ theo đó cũng phát triển dần về số lượng loài và số lượng các thể Tuy nhiên những nghiên cứu về sự biến đổi của các loài động vật ở đây còn chưa nhiều, nhất là đối với nhóm Bò sát và Lưỡng cư
Động vật có xương sống ở cạn nói chung và Lưỡng cư - Bò sát nói riêng ở rừng ngập mặn Cần Giờ đã được tổng kết và đánh giá lần đầu tiên (và cũng là lần duy nhất) vào năm 1997 bởi Hoàng Đức Đạt và nnk Theo đó, các tác giả đã thống kê được 9 loài Lưỡng cư và 31 loài Bò sát [6] Sau này, một số tác giả (như Lê Đức Tuấn và nnk, 2002) viết về Cần Giờ và có nêu danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát ở đây Tuy nhiên danh lục đó vẫn được trích từ dữ liệu năm 1997 nêu trên Như vậy đã hơn 10 năm Lưỡng cư và Bò sát ở Cần Giờ vẫn chưa được đánh giá lại Trong khi từ đó đến nay môi trường sống của chúng ở đây ít nhiều có sự biến đổi Thêm vào đó, tên loài và hệ
thống phân loại các loài này đã được thay đổi rất nhiều (Uetz, P et al., 2008) Do vậy
cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, cập nhật, đánh giá kịp thời diễn biến nguồn tài nguyên sinh vật này trong thời gian hơn 10 năm qua, làm cơ sở khoa học cho việc bảo
vệ, quản lý, sử dụng và phát triển bền vững chúng
Trang 10II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Thời gian nghiên cứu: 9/2006 – 3/2008
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài Lưỡng cư và Bò sát
- Nội dung nghiên cứu: (1) Thành phần loài, (2) Những biến đổi về thành phần loài, phân bố và số lượng cá thể của một số loài, (3) Nguyên nhân của sự biến đổi này
và (4) Các loài quý hiếm và có giá trị kinh tế; hiện trạng khai thác, sử dụng và khả năng phát triển nghề nuôi một số loài; một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững khu hệ
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Quan sát, chụp ảnh, theo dõi, các hoạt động dinh dưỡng, sinh sản, môi trường sống, nơi ở, hoạt động ngày đêm và một số tập tính khác
- Phỏng vấn người dân, cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý về thành phần loài, tình hình nuôi và khai thác (số người khai thác, phương tiện khai thác, ) các loài Lưỡng cư – Bò sát ở đây
Đã tiến hành 5 đợt khảo sát (đợt 1: 25-29/12/2006, đợt 2: 23-30/6/2007, đợt 3: 16/11/2007, đợt 4: 20-26/12/2007, đợt 5: 11-18/3/2008) tại các sinh cảnh khác nhau thuộc địa bàn nghiên cứu Công việc khảo sát thực địa được tiến hành chủ yếu vào ban đêm Ban ngày chụp hình sinh cảnh, phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, người dân và chủ các điểm thu mua bò sát trong khu vực
9-Một số mẫu khó định danh đã được sưu tầm và lưu giữ tại Viện Sinh học Nhiệt đới trong alcol 700 hoặc formol 4-5%
2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Tên loài, hệ thống phân loại theo Uetz P et al (2008) và Frost D R (2008)
- Tra cứu, đối chiếu với những công bố trước đây (chủ yếu dựa vào Hoàng Đức Đạt (1997)) để nghiên cứu về diễn thế qua các thời kỳ: loài nào mất đi, loài nào bổ sung, loài nào đang bị đe dọa,…
- Chia nơi phân bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát tại khu vực nghiên cứu thành 5
dạng sinh cảnh khác nhau: (1) vùng ngọt: bao gồm các khu vực ruộng lúa, các vực nước ngọt tồn tại trong mùa mưa; (2) vùng mặn: bao gồm rừng ngập mặn, các thủy vực sông, lạch nước mặn hoặc lợ; (3) khu vực dân cư: bao gồm khu vực có người ở, vườn; (4) đất cát ven biển; và (5) vùng cửa sông và biển ven bờ
Trang 11- Đánh giá mức độ quý hiếm của loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007), danh lục đỏ của IUCN (2006) và Công ước CITES (2008)
Trang 12III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đã tiến hành 5 đợt khảo sát (12/2006, 6/2007, 11/2007, 12/2007, 3/2008) tại các sinh cảnh khác nhau thuộc địa bàn Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (KDTSQRNM) Cần Giờ
3.1 Thành phần loài Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ
Như phần Mở đầu đã trình bày, tên khoa học và hệ thống phân loại các loài Lưỡng
cư và Bò sát hiện nay đã được thay đổi rất nhiều so với trước đây Do vậy danh lục các
loài dưới đây đã được cập nhật theo hệ thống phân loại mới nhất của Uetz P et al
(2008) và Frost D R (2008) đang được sử dụng phổ biến hiện nay
Qua 5 đợt khảo sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã thông kê được
Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQRNM Cần Giờ gồm 46 loài, trong đó 11 loài Lưỡng cư
và 35 loài Bò sát thuộc 3 bộ và 18 họ Danh sách các loài như ở bảng 2
Trong 11 loài ếch nhái tại khu vực nghiên cứu, có đến 10 loài sống ở môi trường
nước ngọt Chỉ có một loài là ếch cua (Fejervarya cancrivora) sống ở môi trường
nước lợ Đây là loài Lưỡng cư đặt trưng của rừng ngập mặn
Bảng 2 còn cho thấy có 11 loài Lưỡng cư – Bò sát đã được thay đổi tên khoa học
và hệ thống phân loại so với danh sách cũ năm 1997 Trong đó chủ yếu là các loài Lưỡng cư
Agam ae
Agam ae
Lacertidae
Scin
cidae
V
anid
ae B
dae
A
ocho
rdiae
ophi
daeV
eridae
Xen
opeltidae
Trang 13Xét về loài, Lưỡng cư – Bò sát khu vực nghiên cứu có 46 loài, chiếm 10,0% số loài
của cả nước (Nguyễn Văn Sáng và nnk, 2005) Trong đó có các loài rất đặc trưng cho
hệ sinh thái rừng ngập mặn như ếch cua (Fejervarya cancrivora) và rắn séc be
(Cerberus rhynchops)
Xét về giống, Lưỡng cư – Bò sát khu vực nghiên cứu có 37 giống, chiếm 23,7% so
với cả nước Phần lớn các giống chỉ có một loài
Xét về họ, Lưỡng cư – Bò sát khu vực nghiên cứu có 18 họ, chiếm 56,3% số họ
của cả nước
Trong cấu trúc thành phần loài các loài Lưỡng cư – Bò sát tại khu vực nghiên cứu,
họ Rắn nước (Colubridae) chiếm số loài cao nhất trong 18 họ với 11 loài Tiếp đến là
họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) với 5 loài Các họ như Bufonidae, Ranidae,
Rhacophoridae, Lacertidae, Varanidae, Acrochoridae, Cyclindrophidae, Viperidae và
Xenopeltidae chỉ có một loài (Biểu đồ 1)
Xét về bộ, Lưỡng cư – Bò sát khu vực nghiên cứu có 3 bộ, chiếm 50% so với cả
nước Trong đó bộ Có vảy (Squamata) chiếm số lượng loài nhiều nhất với 32 loài
(Bảng 1)
Bảng 1 Tỉ lệ các bậc phân loại của khu hệ Lưỡng cư – Bò sát khu vực nghiên cứu so với cả nước
(số liệu cả nước theo Nguyễn Văn Sáng và nnk, 2005)
Các bậc phân loại KDTSQ RNM Cần Giờ Cả nước Tỉ lệ %
Trang 14Bảng 2 Danh lục Lưỡng cư và Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ
Trang 15Lớp Bò sát Reptilia
15 Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus (Schelegel, in Dumeril et
Bibron, 1836)
x x x
11 Họ Trăn Boidae
Trang 1610
13 Họ Rắn nước Colubridae
Trang 1742 Rắn lục mép Trimeresurus albolabris (Gray, 1842) * x x x
25 17 20 6 6 Ghi chú: “*”: các loài có tên khoa học đã thay đổi; “+”: các loài bổ sung; “x”: có phân bố
(1) vùng ngọt: bao gồm các khu vực ruộng lúa, các vực nước ngọt tồn tại trong mùa mưa; (2) vùng mặn: bao gồm rừng ngập mặn, các thủy vực sông, lạch nước mặn hoặc lợ; (3) khu vực dân cư: bao gồm khu vực có người ở, vườn; (4) đất cát ven biển; và (5) vùng cửa sông và biển ven bờ.
Trang 18leucomystax
Trang 19Hình 9 Nhông cát beli Leiolepis belliana Hình 10.Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata
Trang 203.2 Biến đổi đa dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ
Chúng tôi xem xét sự biến đổi đang dạng sinh học của các loài Lưỡng cư – Bò sát tại khu vực nghiên cứu trên ba khía cạnh: thành phần loài, phân bố và độ phong phú của một số loài
3.2.1 Về thành phần loài
Theo danh sách các loài ở bảng 2, chúng tôi đã ghi nhận thêm 9 loài (2 loài ếch nhái và 7 loài bò sát) vào khu hệ Lưỡng cư – Bò sát ở khu vực nghiên cứu, đồng thời đưa 3 loài bò sát ra khỏi danh sách năm 1997 của Hoàng Đức Đạt và nnk
Trang 21a Các loài bổ sung:
Các loài bổ sung gồm:
1 Cóc nước mác ten Occidozyga martensii ghi nhận ở khu vực ruộng lúa Lý
Nhơn (Hình 18);
2 Chàng xanh Hylarana erythraea cũng ghi nhận ở Lý Nhơn (Hình 1);
3 Thạch sùng lá đen Gehyra mutilata ghi nhận ở Lý Nhơn, Long Hòa và Tam
Thôn Hiệp Đây là loài rất phổ biến ở nước ta và khu vực từ Ấn Độ đến Trung Quốc (Hình 19);
4 Nhông xám Calotes mystaceus ghi nhận ở Long Hòa, Lý Nhơn và Cần Thạnh
Đây cũng là loài phổ biến (Hình 15);
5 Rắn roi mõm nhọn Ahaetula nasuta thu một mẫu ở Lý Nhơn (Hình 22);
6 Rắn roi thường Ahaetula prasina ghi nhận ở Tam Thôn Hiệp (Hình 21);
7 Rắn bông súng Enhydris enhydris ghi nhận ở các thủy vực nước ngọt ở Lý
Nhơn (Hình 20);
8 Rắn ráo thường Ptyas korros ghi nhận ở một điểm thu mua ở Tam Thôn Hiệp
Chủ điểm thu mua này cho biết họ mua lại từ một người dân bắt rắn ở khu vực gần đó (Hình 17); và
9 Rắn hổ hành Xenopeltis unicolor thu được một mẫu ở Lý Nhơn (Hình 14)
b Các loài được đưa ra khỏi danh sách năm 1997
Gồm có rắn đai lớn, rắn ri cóc và cá sấu hoa cà
1 Rắn đai lớn Cyclophiops major : theo Nguyễn Văn Sáng và nnk (2005), Uetz P
et al (2008), loài rắn này ở nước ta chỉ phân bố ở phía Bắc (Cao Bằng, Lào Cai, Yên
Bái, Vĩnh Phúc và Hà Tây), trên thế giới chúng phân bố ở Trung Quốc, Lào và Mianma [9], [11] Loài này cũng không được thu mẫu vào năm 1997 ở Cần Giờ [6]
2 Rắn ri cóc Acrochordus javanicus: Theo Campden-Main (1970), loài rắn rất
phổ biến ở các vùng cửa sông Nam Bộ, đặc biệt là các vùng kênh rạch, các cửa sông thuộc sông Cửu Long vào những năm 1970 Năm 1997, Hoàng Đức Đạt và nnk đã ghi nhận loài này ở Cần Giờ qua quan sát và đánh giá ở mức độ ít gặp [6] Chúng tôi cũng không ghi nhận được thông tin gì về loài này trong gần 10 năm trở lại đây
3 Cá sấu hoa cà Crocodylus porosus: theo Hoàng Đức Đạt và nnk (1997), con cá
sấu hoa cà cuối cùng được biết đến ở Cần Giờ bị bắn chết vào năm 1987 Đến thời điểm 1997, các tác giả này cũng không ghi nhận được thông tin gì khác về loài cá sấu
Trang 22Về 9 loài mới ghi nhận thêm cho khu hệ, đây là những loài khá phổ biến ở Nam bộ cũng như trên cả nước Việc ghi nhận thêm các loài này làm cho khu hệ Lưỡng cư –
Bò sát khu vực nghiên cứu càng thêm phong phú, phản ảnh đúng hơn tiềm năng về đa dạng sinh học của khu vực này
Về các loài không còn hiện diện trong khu vực, đây là một sự suy giảm về đa dạng
sinh học ở khu vực này Vào những năm 1970, rắn ri cóc (Acrochordus javanicus)
được xem là một loài rất phổ biến ở các vùng cửa sông Nam Bộ (Campden-Main, 1970) Năm 1997, loài này được ghi nhận ở Cần Giờ qua quan sát và được đánh giá ở mức độ ít gặp [6] Qua khảo sát thực địa từ 2006-2007-2008, kết hợp với phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, dân địa phương và các cơ sở thu mua rắn ở Cần Giờ, chúng tôi không ghi nhận được thông tin gì về loài này trong gần 10 năm trở lại đây Loài cá sấu
hoa cà (Crocodylus porosus) cũng đã không còn hiện diện ở khu vực nghiên cứu Tuy
nhiên, nhiều năm trở lại đây ở Cần Giờ cá sấu vẫn được nuôi trong môi trường nước
lợ Khả năng thích nghi với sự dao động lớn về độ muối của cá sấu nuôi này là rất tốt,
có thể sống ở cả nước ngọt và nước mặn
3.2.2 Về phân bố
Từ bảng 2, các loài Lưỡng cư – Bò sát ở khu vực nghiên cứu phân bố đều khắp các dạng sinh cảnh khác nhau
• Có 25 loài Lưỡng cư – Bò sát (chiếm 54,3% tổng số loài trong khu vực) phân bố
ở sinh cảnh có liên quan đến nước ngọt, bao gồm các khu vực ruộng lúa, các vực nước ngọt tồn tại trong mùa mưa Sinh cảnh này tập trung chủ yếu các loài Lưỡng cư và các loài rắn sống ở nước ngọt Có tới 90,9% số loài Lưỡng cư của khu hệ phân bố ở sinh cảnh này (10/11 loài) Sự phân bố của các loài ở sinh cảnh này biến đổi rất lớn giữa hai mùa mưa và khô Vào mùa mưa, các loài ếch nhái trên kiếm ăn và sinh sản ở các khu vực nước ngọt, các loài rắn theo đó cũng đến
để tìm mồi và sinh sản Về mùa khô, khi các vực nước này đã cạn, ếch nhái phần lớn đã trú ẩn trong các hang hốc an toàn Khảo sát tại khu vực ruộng lúa ở xã Lý Nhơn vào mùa mưa (tháng 6/2007) đã ghi nhận được cả 10 loài Lưỡng cư trên
• Sinh cảnh thuộc các vùng mặn, bao gồm rừng ngập mặn, các thủy vực sông, lạch nước mặn hoặc lợ có 17 loài phân bố, chiếm 27,0% số loài của khu hệ Đây là
Trang 23dạng sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích của khu vực nghiên cứu Do đó các loài phân bố ở đây là rất đặc trưng cho khu hệ
Loài ếch cua (Fejervarya cancrivora) và rắn séc be (Cerberus rhynchops) là hai
loài đặc trưng nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Chúng thích nghi rất tốt ở môi trường này nên có phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu Rắn rầm ri hạt
(Acrochordus granulatus) và rắn lác (Fordonia leucobalia) phân bố ở vùng mặn
hơn hai loài trên, chủ yếu vùng cửa sông, cũng là loài đặc trưng cho vùng mặn
Loài đẻn gai (Lapemis hardwickii) thỉnh thoảng có hiện diện ở sinh cảnh này 12
loài còn lại là những loài có phân bố rộng, ở nhiều loại sinh cảnh khác nhau, trong đó có một số loài sống trên cây, ít phụ thuộc vào độ mặn như thạch sùng
đuôi sần Hemidactylus frenatus, rắn roi Aheatula hay các loài có phạm vi hoạt động rộng như rắn hổ Naja, Ophiophagus,…
• Khu vực dân cư, bao gồm các khu vực có người ở, vườn cây: có 20 loài phân bố, chiếm 43,5% số loài của khu hệ Đặc trưng cho dạng sinh cảnh này là các loài ưa
sống gần người như thằn lằn nhà (Hemidactylus frenatus, Cosymbotus platyurus, Gehyra mutilata), tắt kè (Gekko gecko), cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus), ễnh ương (Kaloula pulchra) và một số loài khác như tắc ké (Calotes mystaceus,
C versicolor), thằn lằn bóng (rắn mối) (Mabuya),…
Khi các khu vực dân cư cũng như các khu vực có điện thắp sáng hình thành càng nhiều thì các loài ở sinh cảnh này cũng phát triển theo, nhất là về số lượng cá thể của quần thể
• Khu vực đất cát ven biển: đây là dạng sinh cảnh chiếm diện tích rất nhỏ trong khu vực nghiên cứu, chủ yếu tập trung ở vùng ven biển xã Long Hòa Có 6 loài phân bố ở sinh cảnh này, chiếm 13,0% số loài của khu hệ, trong đó toàn bộ là các loài thuộc nhón thằn lằn (Lacertilia) Đặc biệt, sinh cảnh này là nơi sống lý
tưởng của loài nhông cát beli (Leiolepis belliana) (Hình 9) Kết quả khảo sát của
chúng tôi (cũng như của Hoàng Đức Đạt (1997)) mới chỉ ghi nhận được loài này
ở Long Hòa Trên thế giới loài này có ở Thái Lan, Campuchia và Malaixia, ở nước ta, loài này mới chỉ được ghi nhận ở Kiên Giang [9] Do đó Cần Giờ là nơi thứ hai ở nước ta ghi nhận loài này hiện diện Nhông cát beli còn xuất hiện ở các vườn nhà khu vực Long Hòa
Ngoài loài đặc trưng là nhông cát beli, sinh cảnh này còn có một số loài khác
phân bố như tắc ké (Calotes), liu điu (Takydromus kuehnei), thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus),…
• Vùng cửa sông và biển ven bờ: đây là sinh cảnh cho các loài sống ở nước mặn
Có 6 loài phân bố, chiếm 13,0% số loài của khu hệ 3 loài rắn là rắn rầm ri hạt
(Acrochordus granulatus), rắn lác (Fordonia leucobalia) và đẻn gai (đẻn cơm)
Trang 24(Lapemis hardwickii) đều là những loài thích nghi tốt với môi trường nước mặn
và lợ Đẻn gai đôi khi vào sâu bên trong các con sông khi triều lên Các loài rùa
biển như vích (Chelonia mydas), đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và tráng bông (Lepidochelys olivacea) cũng xuất hiện ở sinh cảnh này
Số lượng loài Lưỡng cư – Bò sát phân bố ở các dạng sinh cảnh khác nhau thuộc khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ 2
25 17
20 6
Biểu đồ 2 Phân bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát theo các sinh cảnh
Như vậy Lưỡng cư – Bò sát ở KDTSQ RMN Cần Giờ phân bố nhiều ở các vùng nước ngọt (54,3%) và khu vực dân cư (43,5%) Sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu là các vùng ngập mặn có 27,0% số loài của khu hệ phân bố Khu vực đất cát ven biển và cửa sông, biển ven bờ có ít loài phân bố, tuy nhiên lại là các loài rất đặc trưng Phân bố các loài Lưỡng cư – Bò sát ở KDTSQ RNM Cần Giờ thay đổi khá rõ theo hai mùa trong năm, nhất là nhóm Lưỡng cư Vào mùa mưa, ghi nhận được tất cả 11 loài hiện diện tại khu vực nghiên cứu Tuy nhiên vào mùa khô, các thủy vực nước ngọt
đã bị khô cạn hoặc còn rất ít, các điều kiện khác như con mồi, độ ẩm, nhiệt độ,… không thích hợp nên các loài Lưỡng cư phải tiến hành trú khô, chúng trú ẩn trong các hang hốc (ếch nhái) hay dưới các chum vại,… (cóc, ểnh ương) Rất hiếm gặp Lưỡng
cư trong mùa khô ngoại trừ cóc nhà và ếch cua Các loài bò sát hoạt động đều quanh năm
Hoàng Đức Đạt và nnk (1997) đã chia phân bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát trong khu vực theo ranh giới hành chính, tức là sự phân bố của các loài theo địa bàn từng xã, bao gồm các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa và Cần Thạnh Ngoài phân chia phân bố theo sinh cảnh, chúng tôi cũng phân chia phân bố các loài Lưỡng cư – Bò sát theo từng xã để tiện so sánh các
số liệu (Bảng 3) Tuy nhiên, số loài ghi nhận được ở địa bàn các xã này phụ thuộc vào
Trang 25mức độ da dạng sinh cảnh ở từng khu vực đó Ví dụ xã Lý Nhơn có các dạng sinh cảnh
như vùng chứa nước ngọt, trồng lúa vào mùa mưa, sinh cảnh rừng ngập mặn, khu dân
cư, cửa sông Do đó số loài ở xã này là tổng các loài ghi nhận được trên các sinh cảnh
khác nhau trên địa bàn xã
Qua khảo sát, số loài Lưỡng cư – Bò sát ghi nhận được ở các xã trong địa bàn
nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3 Số loài Lưỡng cư – Bò sát phân bố tại KDTSQ RMN Cần Giờ
Ghi chú: 1997: theo Hoàng Đức Đạt và nnk (1997); 2008: kết quả từ nghiên cứu này
Bảng 3 cho thấy số loài Lưỡng cư – Bò sát chúng tôi ghi nhận được ở một số xã
thuộc khu vực nghiên cứu cao hơn hẵn số loài đã ghi nhận trước đây Đặc biệt, khu
vực xã Lý Nhơn có sự sai khác rất rõ về số loài Lưỡng cư – Bò sát ghi nhận được: 33
loài so với 12 loài Có đến 10/11 loài Lưỡng cư và 23/35 loài bò sát phân bố ở xã này
Có thể nói Lý Nhơn là khu vực Lưỡng cư – Bò sát phân bố nhiều với 33/46 loài, chiếm
71,7% số loài của cả khu hệ
Kết quả từ Hoàng Đức Đạt và nnk (1997) cho thấy phân bố của các loài Lưỡng cư
– Bò sát ở Cần Giờ có sự thay đổi từ phía Bắc xuống phía Nam: số loài ở các xã phía
Bắc nhiều hơn ở các xã phía Nam Tuy nhiên, kết quả từ bảng 3 cho thấy sự phân bố
của các loài Lưỡng cư – Bò sát ở khu vực nghiên cứu là đều khắp, nơi nào có nhiều
sinh cảnh khác nhau thì số loài càng nhiều và ngược lại Do đó, có sự biến đổi về phân
bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát tại thời điểm nghiên cứu so với trước đó (1997)
3.2.3 Về độ phong phú của một số loài
Trang 26Chúng tôi chỉ xác định mức độ phong phú của một số loài Lưỡng cư – Bò sát dễ quan sát ngoài thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu như ở bảng 4 Các loài này được ghi nhận trong một tuyến khảo sát qua các dạng sinh cảnh khác nhau tại khu vực Lý Nhơn vào tháng 6/2007 trong thời gian một buổi sáng (từ 8 – 12 giờ) và một buổi tối (từ 20 –
23 giờ) Qua đó cho thấy một số loài như thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus), ếch cua (Fejervarya cancrivora), nhái (Fejervarya limnocharis), rắn séc be (Cerberus rhynchops) rất dễ bắt gặp ngoài thiên nhiên, số lượng cá thể ghi nhận được lần lượt
chiếm 27,0%, 21,7%, 12,5% và 10,5% tổng số cá thể các loài quan sát
Bảng 4 Độ phong phú của một số loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ
Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus 41 0.270
Ếch cua Fejervarya cancrivora 33 0.217 Nhái Fejervarya limnocharis 19 0.125
Rắn séc be Cerberus rhynchops 16 0.105
Cóc nước mác-ten Occidozyga martensii 8 0.053
Nhông xanh Calotes versicolor 7 0.046
Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus 7 0.046 Cóc nước sần Occidozyga lima 6 0.039
Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax 6 0.039
Rắn trun Cylindrophis ruffus 4 0.026 Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata 3 0.020
Nhông xám Calotes mystaceus 2 0.013
152 1.000
Chúng tôi không có số liệu cụ thể về độ phong phú của một số loài Lưỡng cư – Bò sát trước đây ở Cần Giờ Do vậy chưa thể so sánh được sự biến động về độ phong phú của chúng Tuy nhiên, đối với các loài đang bị khai thác làm thực phẩm như ếch cua
(Fejervarya cancrivora) và rắn séc be (Cerberus rhynchops) thì số lượng cá thể ngoài
thiên nhiên giảm sút rất nhiều so với trước đây (kết quả điều tra) Một số loài Lưỡng
cư – Bò sát không hoặc ít bị khai thác như nhái bầu (Microhyla), cắc ké (Calotes), rắn mối (Mabuya),… thì số lượng cá thể vẫn duy trì ở mức ổn định Bên cạnh đó, một số loài sống gần người như thằn lằn nhà (Hemidactylus, Cosymbotus) thì số lượng cá thể
tăng do có nhiều khu dân cư hình thành so với trước đây Các bóng đèn được lắp đặt bên ngoài khu vực nhà ở (điện đường, đèn thắp cho các ao tôm,…) thu hút nhiều loài côn trùng đến vào ban đêm cũng đã góp phần làm tăng số lượng cá thể các loài này