Về độ phong phú của một số loài

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 29 - 30)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.3. Về độ phong phú của một số loài

Số lượng cá thể trong quần thể của một số loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ tăng giảm so với trước đây tùy thuộc vào giá trị về kinh tế của loài đó thông qua hoạt động của con người.

- Các loài có giá trị kinh tế:

Kết quả điều tra cho thấy một số loài như ếch cua (Fejervarya cancrivora) và rắn séc be (Cerberus rhynchops) có số lượng giảm đi rất nhiều so với trước đây. Nguyên nhân các loài này bị giảm sút số lượng là do chúng bị khai thác làm thực phẩm. Ếch cua kích thước lớn rất ít được bắt gặp trong thiên nhiên. Rắn séc be cũng vậy. Tại các quán ăn, nhà hàng, dễ dàng bắt gặp rắn séc be được nhốt trong các bể xi măng để sẵn sàng phục vụ khách (Hình 25).

24

Bên cạnh hai loài có giá trị kinh tế và dễ quan sát trên, các loài bò sát khác cũng có số lượng giảm sút nghiêm trọng, nhất là các loài rắn độc. Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy các loài có giá trị kinh tế cao như rắn hổ (Naja, Ophiophagus), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) rất hiếm gặp trong những năm gần đây do bị khai thác ráo riết. Loài rắn lục mép (Trimeresurus albolabris) cũng đang bị khai thác để ngâm rượu và làm thuốc (người dân cho biết là dùng để trị bệnh viêm xoang) nên số lượng cũng giảm mạnh, rất hiếm gặp trong khu vực nghiên cứu. Các đợt khảo sát chỉ ghi nhận được hai cá thể của loài này ở Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp.

Loài nhông cát (Leiolepis belliana) (Hình 9) phân bốở các vườn nhà và dải cát ven biển khu vực Long Hòa cũng có số lượng khan hiếm dần do bị khai thác làm thực phẩm.

- Các loài ít có giá trị kinh tế:

Nếu như các loài Lưỡng cư – Bò sát có giá trị kinh tếở Cần Giờđang bị giảm sút về số lượng cá thể của chủng quần thì các loài ít có giá trị kinh tế lại có số lượng cá thể ổn định, thậm chí tăng lên ở một số loài sống gần người.

Một số loài như cóc nước (Occidozyga), nhái bầu (Microhyla), chàng xanh (Hylarana erythreae),… có số lượng cá thể tương đối ổn định do ít chịu tác động từ các hoạt động của con người. Trái lại, một số loài sống gần người như nhông (tắc ké

Calotes), thạch sùng (thằn lằn nhà Hemidactylus, Cosymbotus, Gehyra), thằn lằn bóng (rắn mối Mabuya), cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus),… có số lượng cá thể tăng so với trước do càng ngày càng có nhiều khu vực dân cưđược hình thành.

Như vậy các loài có nhiều giá trị kinh tế đang bị giảm sút về số lượng. Trái lại những loài ít có giá trị kinh tế và sống gần người thì có số lượng cá thể tăng so với trước.

Tóm lại, những biến đổi về đang dạng sinh học Lưỡng cư – Bò sát tại KDTSQ RNM Cần Giờ chủ yếu do cách hoạt động của con người gây nên như mở rộng các khu dân cư, khu du lịch giải trí, hoạt động săn bắt động vật để làm thực phẩm và dược liệu.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, những biến đổi đang dạng sinh học này còn có thể do sự thay đổi về môi trường sống: môi trường nước (độ mặn, mức độ ô nhiễm,…), không khí, tiếng ồn, thay đổi về nguồn thức ăn, vật săn mồi,… mà chúng tôi chưa đủ cơ sởđể giải thích được. Đây là một điểm hạn chế của đề tài.

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)