Về phân bố

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 28 - 29)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2.Về phân bố

Nếu như năm 1997 phân bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ có sự thay đổi từ phía Bắc xuống phía Nam: số loài ở các xã phía Bắc nhiều hơn ở các xã phía

Nam [6] thì kết quả khảo sát của chúng tôi (Bảng 3) cho thấy số loài Lưỡng cư – Bò sát không chênh lệch nhau nhiều giữa các xã trong khu vực, nơi nào có nhiều sinh cảnh khác nhau thì số loài càng nhiều và ngược lại. Đặc biệt, xã Lý Nhơn là khu vực có số loài Lưỡng cư – Bò sát phân bố nhiều nhất với 33/46 loài. Do đó, có sự biến đổi về phân bố của các loài Lưỡng cư – Bò sát tại thời điểm nghiên cứu so với trước đó (1997).

Đối với hai nhóm động vật di chuyển rộng như Lưỡng cư và Bò sát thì Cần Giờ vẫn là khu vực khá nhỏ, không có cách li địa lí nào đáng kể có thểảnh hưởng đến sự di chuyển của chúng, trừ một số loài sống dưới nước, phụ thuộc vào độ muối như các loài rùa biển, đẻn, ếch nhái. Do đó phần lớn các loài, nhất là các loài bò sát có thể di chuyển rất dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác để tìm mồi hoặc tìm nơi cư trú thích hợp. Nhờ vậy chúng có thể phân bố ở bất cứ xã nào trong khu vực nếu có sinh cảnh phù hợp.

Bên cạnh đó còn có một số loài vẫn giữ nguyên vùng phân bố so với trước đây do đời sống của chúng phụ thuộc vào một sốđiều kiện tự nhiên mà chỉ nơi đó mới có. Ví dụ loài nhông cát (Leiolepis belliana) chỉ phân bốở Long Hòa do nơi này có địa hình cao và có những dải cát ven biển, thích hợp cho loài này đào hang cư trú. Các loài rùa biển và đẻn cũng chỉ phân bố ở những vùng ven bờ hoặc cửa sông. Một số loài thích nghi với môi trường nước lợ có phân bố rộng khắp trong khu vực nghiên cứu như rắn séc be (Cerberus rhynchops) và ếch cua (Limnonectes cancrivora).

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự phân bố đều khắp của các loài Lưỡng cư – Bò sát trong khu vực là việc phát triển các khu dân cưở toàn khu vực nghiên cứu. Kết quả từ bảng 2 cho thấy sinh cảnh Khu vực dân cư có đến 20 loài Lưỡng cư – Bò sát phân bố. Hiện khu vực nào ở Cần giờ cũng có người ở nên phân bố của các loài cũng thay đổi theo.

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 28 - 29)