Hiện trạng khai thác và sử dụng

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 35 - 38)

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng

Lưỡng cư – Bò sát đang được mua bán ở Cần Giờ được khai thác tại chỗ và tiêu thụ chủ yếu cũng chỉ trong khu vực. Khảo sát tại các chợ, điểm thu mua và nhà hàng trong khu vực thấy các loài được bày bán không nhiều, đủđể phục vụ khách. Nếu một quán hay nhà hàng này thiếu thì sẽ gọi những nơi khác trong vùng mang đến.

Hình 23. Một người dân đang đào nhông cát (Leiolepis belliana) ở Long Hòa. Dụng cụ chỉ là cuốc, đôi khi họ đặt bẫy.

- Dụng cụ khai thác: các loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờ chủ yếu được bắt trực tiếp bằng tay hoặc các dụng cụ thô sơ hoặc các ngư cụ khác không phải chuyên để bắt bò sát. Hầu hết các loài đều được bắt bằng tay, kết hợp với gậy khi bắt các loài rắn độc. Đối với loài nhông cát (Leiolepis belliana) thì phải dùng cuốc để đào hang (Hình 23), đôi khi đặt bẫy. Người dân thường đào loài này ở các dải cát ven biển hoặc trong các vườn cây ăn trái, khu vực vườn thuộc xã Long Hòa.

Các loài rắn xuất hiện ở các cửa sông (nhưđẻn, rắn lác) thường bị mắc vào lưới khi người dân đánh đáy.

30

Trong các đợt khảo sát, chúng tôi chưa bắt gặp người dân dùng điện để khai thác các loài động vật nói chung và Lưỡng cư – Bò sát nói riêng. Qua điều tra, vẫn còn có một số người dân sử dụng kích điện, nhưng rất hiếm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng.

- Cơ sở thu mua: Các cơ sở thu mua động vật nói chung và rắn nói riêng ở Cần Giờ vẫn còn tồn tại, đặt biệt là ở xã Tam Thôn Hiệp. Các cơ sở này thu mua từ người dân ở các vùng xung quanh rồi bán lại cho các nhà hàng, quán nhậu trong vùng hoặc cho những ai có nhu cầu sử dụng hoặc để ngâm rượu bán.

Tìm hiểu một quán nhậu ở Lý Nhơn được biết các loài rắn ởđây được mua từ các chợ xung quanh vùng và từ người dân quanh đó, nếu thiếu thì lấy từ các nơi thu mua khác ở Tam Thôn Hiệp. Khi được chúng tôi yêu cầu là gởi lên thành phố sau khi tìm được những loài rắn chúng tôi cần thì họ sẵn sàng nhận lời, và nói là sẽ chuyển lên nhờ những người chạy xe ôm. Họ cho biết rằng thỉnh thoảng vẫn gởi lên cho các nhà hàng ở thành phố bằng cách đó. Như vậy các loài rắn ở Cần Giờ ngoài tiêu thụ trong khu vực là chính vẫn còn một sốđược chuyển lên tiêu thụở TP Hồ Chí Minh.

- Sử dụng: Các loài Lưỡng cư – Bò sát ở Cần Giờđược tiêu thụ chủ yếu trong khu vực, một ít được tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh. Chúng được sử dụng vào 3 mục đích chính: làm thực phẩm, làm dược liệu và làm đồ mỹ nghệ.

1. Làm thực phẩm: có hai dạng, một là làm thực phẩm trực tiếp cho người dân khai thác, dạng khác là làm thực phẩm cho khách ở các nhà hàng, quán ăn. Phần lớn các loài khai thác được bán cho các nhà hàng để phục vụ khách. Các loài nhưếch cua, nhông cát thỉnh thoảng vẫn được bày bán ở các chợ trong khu vực để làm thức ăn cho người dân. Các loài rắn hổ vẫn được dùng làm thực phẩm nhưng chủ yếu là để ngâm rượu.

Hình 25. Rắn séc be (Cerberus rhynchops) đang bị nhốt trong bể xi măng ở một nhà hàng tại khu Vàm Sát sẵn sàng phục phụ khách

2. Làm dược liệu: chủ yếu là ngâm rượu. Phần lớn các loài rắn, nhất là rắn độc đều được ngâm rượu. Rượu rắn đang rất được ưa chuộng và giá thành cũng khá cao, tùy theo loại rắn và số lượng rắn được ngâm. Theo người dân thì rắn lục mép (Trimeresurus allbolabris) trịđược viêm xoang nên loài này bị khai thác ráo riết.

3. Làm đồ mỹ nghệ: sử dụng các bộ phận như da, mai để làm đồ mỹ nghệ (ví, túi xách, vật trưng bày,…). Tuy nhiên, hiện nay các mặt hàng đồ mỹ nghệ này rất hiếm

32

thấy bày bán ở các khu du lịch hay nơi bán đồ lưu niệm. Điều này một phần do rất hiếm gặp các loài này ngoài thiên nhiên, một phần vì công tác tuyên truyền, quản lí chặc chẽ của các lực lượng chức năng thành phố thực hiện tốt. Tuy vậy, tại khu du lịch Vàm Sát vẫn trưng bày mẫu nhồi một số loài động vật, trong đó có loài trăn (Phython). Chúng tôi chưa có được thông tin về nguồn gốc của con trăn này.

Một phần của tài liệu diễn biến đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)