Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá

Cùng với sự tăng trưởng lượng khách du lịch, chiếm tỷ lệ lớn với dân số địa phương, sự phát triển của ngành du lịch có những tác động nhất định đến kinh tế, xã hội và các hoạt động ngoại giao của mỗi quốc gia.

* Những tác động tới xã hội từ du lịch

- Giao lưu văn hóa: nhiều du khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu các nền văn hóa khác. Điển hình cho xu hướng này là việc ngày càng nhiều người dân châu Âu thực hiện các chuyến du lịch dài ngày sang châu Á. Sự giao lưu văn hóa mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời tạo điều tiết lợi nhuận kinh tế, tài chính cho nước chủ nhà.

- Khôi phục lại các ngành nghề thủ công và lễ hội truyền thống: tại nhiều nước, du khách là chất xúc tác cơ bản trong việc khôi phục lại các ngành nghề thủ công và các lễ hội truyền thống. Việc khôi phục và phát triển các giá trị truyền thống, ngành nghề thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách ngày nay không còn là chuyện hiếm hoi nữa.

- Phát triển nông thôn: thông thường, các hoạt động du lịch diễn ra ngoài phạm vi đô thị, do đó nó góp phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nguồn thu nhập thêm này góp phần ổn định các cộng đồng địa phương và hạn chế luồng di cư về các đô thị.

- Cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho những người dân vùng sâu, vùng xa: Du lịch là một ngành đòi hỏi nhiều nhân lực phục vụ. Theo thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng: tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7 % tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới. Tính đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có 1 người làm trong ngành du lịch so với tỷ lệ hiện nay là 1/7. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Theo mục tiêu của Tổng cục du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì: “Năm 2015: tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020: tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch”.

Sự ra đời và phát triển của các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn đã chú trọng tới vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương và coi đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu bằng cách hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương sản xuất ra các sản phẩm, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngành du lịch.

- Nâng cao mức sống: do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương, ví dụ như hệ thống đường xá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước và nguồn điện…

* Những tác động tới kinh tế từ du lịch

Trong tuyên bố Du lịch OSAKA – Nhật Bản năm 1994 đã khẳng định: “Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm 1/10 mỗi loại. Đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy, du lịch sẽ là đầu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI”.

- Phát triển du lịch quốc tế góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia:

Cùng với hàng không, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nguồn thu ngoại tệ khá lớn. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch nội địa góp phần tăng thu nhập quốc gia: Du lịch phát triển đã tích cực góp phần vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân thông qua việc tiêu thụ một lượng hàng hóa, đồ lưu niệm, thực phẩm chế biến, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật… làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng miền, tác động tích cực vào việc cấu trúc lại thu nhập và chi tiêu của dân cư qua đó làm cân đối giữa các vùng. Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ là điều kiện tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Mục tiêu đến năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước. Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước. Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020 [4].

- Du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình và vô hình có hiệu quả cao nhất: Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu thông qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.

Không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình”, du lịch còn là ngành “xuất khẩu tại chỗ dịch vụ vô hình”. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí

hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần ra thị trường (nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao). Sở dĩ có hiện tượng đó là do chúng ta bán cho khách hàng không phải là bản thân tài nguyên du lịch, mà chỉ là giá trị các khả năng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch.

Với hai hình thức xuất khẩu này cho thấy hàng hóa và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu; có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán nhanh tại chỗ.

- Du lịch kích thích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Xu hướng có tính quy luật phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả đầu tư của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đen lại tỷ suất lợi nhuận cao so với các ngành công nghiệp nặng, vì vốn đầu tư vào du lịch không quá cao trong khi khả năng thu hồi vốn nhanh hơn, kỹ thuật ít phức tạp và thu hút lực lượng lao động nhiều hơn.

- Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển: là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như Hàng không, thương mại, văn hóa, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan… phát triển theo. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí…

* Những tác động tới hoạt động chính trị, ngoại giao, văn hóa từ du lịch

Được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có tính độc lập riêng của nó và có những tác động nhất định (củng cố và phát triển) tới hoạt động đối ngoại và cộng đồng kinh tế nói chúng. Điều đó được thể hiện ở một số nội dung:

- Thông qua các tổ chức quốc tế (Chính phủ và phi Chính phủ) về du lịch đã có tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế phát triển góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển đường lối ngoại giao quốc tế. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách trong đó có khách du lịch kết hợp với tìm hiểu đầu tư, kinh doanh hay tham gia trong các chuyến du lịch công vụ. Từ đó, du lịch góp phần thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế… góp phần thực hiện nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Ngày càng nhiều du khách hiếu kỳ, mong muốn tìm kiếm và trải nghiệm sự khác biệt về văn hóa bằng cách đi du lịch. Vì thế các hãng lữ hành không ngừng tận dụng những nét văn hóa đặc sắc của vùng, địa phương, dân tộc để làm tiêu chí phân loại, xây dựng và khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chương trình du lịch. Sự phát triển của du lịch làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng, địa phương được khôi phục và phát triển. Thông qua sự giao lưu văn hóa trong hoạt động du lịch, các quốc gia có cơ hội để quảng bá đất nước, con người của mình, tạo

tiền đề tốt để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, chặt chẽ và bền vững.

- Từ những ấn tượng tốt đẹp của mỗi du khách về đất nước, con người (mà ở đây chủ yếu là những người phục vụ trong hoạt động du lịch và các ngành có liên quan), mỗi quốc gia không chỉ có cơ hội tạo dựng các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp mà còn khẳng định vị trí, tạo niềm tin trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích quốc gia. Có thể thấy vai trò này của du lịch rất rõ nét ở các quốc gia và Việt Nam là một ví dụ điển hình: không thể nói

ngành du lịch nằm ngoài những thành công của việc Việt Nam đăng cai và tổ chức các Hội nghị quốc tế như: Hội nghị ASEM 5 (2004), APEC 14 (2006), Việt Nam được chấp nhận tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, bầu làm Chủ tịch ASEAN 2009 và hàng loạt các diễn đàn, hội nghị quốc tế, sự kiện ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thể thao quốc tế được tổ chức tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 30)