Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 71)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các

hoạt động Ngoại giao văn hóa và du lịch

Có thể nói Ngoại giao văn hóa là trách nhiệm của mọi ngành, mọi người. Để triển khai có hiệu quả các hoạt động Ngoại giao văn hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành.

Tuy nhiên, khi bàn về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan, trước hết cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác ngoại giao văn hóa đồng thời xác định lực lượng tham gia triển khai thực hiện công tác này để từ

đó mới có thể xây dựng cơ chế phối hợp nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác Ngoại giao văn hóa.

Thứ nhất, các hoạt động văn hóa nghệ thuật của ta cần hướng đến việc giới thiệu với nhân dân và bạn bè thế giới về hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, có bề dày lịch sử truyền thống và bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, tạo dựng lòng tin làm cơ sở khai thông và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước, góp phần tạo dấu ấn của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Thứ hai, thông qua các hoạt động Ngoại giao văn hóa, chúng ta có thể vừa giới thiệu những giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam với thế giới, vừa có thể học hỏi, chắt lọc và tiếp thu những giá trị tốt đẹp và tinh túy của văn hóa thế giới nhằm làm phong phú thêm cho sắc thái văn hóa Việt Nam, là một cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển. Đây cũng chính là đặc điểm tất yếu của giao lưu văn hóa quốc tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay. Thông qua giao lưu văn hóa, chúng ta có thể nâng cao năng lực, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cho những người tham gia công tác văn hóa đối ngoại, đồng thời góp phần tăng cường sự hiểu biết và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thứ ba, hoạt động ngoại giao văn hóa còn hướng tới cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài nhằm thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật làm chất gắn kết cộng đồng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, hướng về cội nguồn, góp phần làm cho đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài có thêm những hiểu biết về sự phát triển đi lên của quê hương và đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Những loại hình và mô hình hoạt động văn hóa đối ngoại chủ yếu hiện nay:

Thông tin, tuyên truyền: Giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc bằng ngoại ngữ qua sách, tài liệu và qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí. Chúng ta có các ấn phẩm của Nhà xuất bản Thế giới, Vietnamstudies, Vietnamnews, kênh truyền hình VOV4, kênh phát thanh đối ngoại VOV5, các báo điện tử… Các tài liệu được cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp của nước sở tại. Đây là loại hình cơ bản, có hiệu quả cao, chi phí thấp. Qua hội nghị, hội thảo, nói chuyện, triển lãm, các ngày lễ kỷ niệm… đặc biệt là Ngày Quốc khánh để giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

Giao lưu, trao đổi đoàn văn hóa, nghệ thuật: Tổ chức giao lưu, trao đổi đoàn văn hóa nghệ thuật cũng là một trong những hoạt động quan trọng của Ngoại giao văn hóa. Hàng năm, Việt Nam cử khoảng 30 đoàn văn hóa, nghệ thuật đi nước ngoài tham gia các hoạt động giới thiệu người Việt Nam nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc. Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức trao đổi đoàn thông qua các hiệp định, thỏa thuận, chương trình hợp tác, trao đổi văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, thanh niên giữa nước ta và các nước. Mục đích của các hoạt động đó là vừa quảng bá văn hóa Việt Nam, vừa là để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm các nước, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực, trang thiết bị nhằm nâng cao trình độ biểu diễn văn hóa nghệ thuật của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định văn hóa, giáo dục với khoảng 20 nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Tây Ban Nha, Brazin…

Những hoạt động văn hóa trong khuôn khổ các văn bản, hiệp định và cam kết song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức khu vực và quốc tế. Thông thường, đây là những cam kết quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết với các đối tác nước ngoài và là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với các chuyến đi thăm chính thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp về măt nội dung chương trình nhằm phục vụ các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tại nước ngoài do các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức và mời ta tham gia.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn với các chương trình quảng bá, xúc tiến đầu tư kinh tế - thương mại, hàng không hoặc du lịch Việt Nam do các Bộ ngành Việt Nam như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam và các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức ở nước ngoài.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật quốc gia và quốc tế tổ chức tại Việt Nam, như các lễ hội, festival, các cuộc thi văn hóa nghệ thuật quốc tế… Ngoài ra, các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội lớn mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đều cần có sự tham gia của các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm giới thiệu những giá trị đặc sắc của văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.

Như vậy, các loại hình hoạt động ngoại giao văn hóa rất phong phú, các chủ thể tham gia cũng rất đa dạng. Do đó, các Bộ, ban ngành có liên quan cần phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả nhằm huy động được toàn bộ nguồn lực để triển khai các hoạt động Ngoại giao văn hóa và xúc tiến du lịch. Ví dụ như những công tác nghiên cứu, khai thác, gia công, hoàn thiện những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam để góp phần xuất khẩu những giá trị đó ra nước ngoài thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan thông tin văn hóa ở trong nước. Việc gì phải tiến hành ở nước ngoài như đưa các giá trị nói trên đến đúng địa chỉ thích hợp, tổ chức những sự kiện văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài… thì trách nhiệm chủ yếu thuộc Bộ Ngoại giao, của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Nhưng một sự kiện có hoành tráng đến đâu nhưng không được các phương tiện truyền thông phản ánh, quảng bá thì hiệu quả của nó sẽ giảm đi rất nhiều. Mọi sự kiện được tổ chức đều nhằm vào một mục đích là thu hút sự chú ý của công chúng, lôi cuốn họ theo dõi và sau đó ảnh hưởng đến họ bằng nội dung chương trình. Trên tinh thần đó, giữa các cơ quan liên quan nên ký kết các thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hóa và phát triển du

lịch, điển hình là hai Thỏa thuận hợp tác về Ngoại giao Văn hóa giữa Bộ Ngoại giao với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thành phố Hà Nội ký đầu năm 2009.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành địa phương có liên quan khác trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động văn hóa có yếu tố nước ngoài ở trong và ngoài nước, cụ thể:

- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và kiến nghị tổ chức các hoạt động văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài một cách có hiệu quả và thiết thực, có trọng điểm và phù hợp với đối tượng trên địa bàn, tiếp thu tinh hoa của nước sở tại vào Việt Nam.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động văn hóa có yếu tố nước ngoài, các chương trình đón các đoàn văn hóa, nghệ thuật của nước ngoài vào Việt Nam và giới thiệu các di sản, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng chủ trương cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.

- Các hội hữu nghị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội gắn các hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình triển khai các hoạt động ngoại giao nhân dân.

Với phương châm “đưa Việt Nam ra thế giới và thế giới đến với Việt Nam”, các địa phương trên cả nước đã chủ động hơn trong việc phối hợp tổ chức những hoạt động Ngoại giao Văn hóa cũng như đẩy mạnh quảng bá hình ảnh địa phương mình , nổi bật là việc gắn kết hoạt động của Ngoại giao đoàn với các sự kiện văn hóa tại địa phương như Đêm Giao lưu văn hóa Quan họ , Festival Cà phê Buôn Ma Thuột , Festival Biển tại Nha Trang , Lễ hô ̣i Hoa Đà Lạt, Liên hoan Hát then Đàn tính ta ̣i Bắc Ka ̣n , Hô ̣i thảo Cao nguyên Đá Đồng

Văn ta ̣i Hà Giang… Những sự kiện này là một cơ hội tốt cho ngành du lịch thu hút khách về địa phương mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam (Trang 71)